Bài học kinh nghiệm đối với Lục Ngạn

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 39)

Thứ nhất: nhà nước đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong việc phát triển

thị trường nơng sản nói chung, thị trường vải thiều nói riêng.

Sản xuất nơng nghiệp khơng thể phát triển được khi thiếu đi sự đầu tư của Nhà nước như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thơng, thủy lợi, cơ khí, điện khí hóa… đây là những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của một nền sản xuất nơng sản hàng hóa; đặc biệt là những nước đang phát triển như nước ta cơ sở vật chất còn nghèo nàn, sản xuất manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu… Nhà nước quản lý chặt chẽ quy hoạch phát triển vùng sản xuất, đảm bảo sản lượng hợp lý, không gây ra tăng sản lượng một cách đột biến gây vượt cung trên thị trường. Có định hướng thị trường và phát triển sản xuất cũng như công nghiệp chế biến. Hỗ trợ các giải pháp xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin cho nông dân và các doanh nghiệp thu mua, chế biến; có

chính sách quảng cáo và tiêu thụ như trên Internet, đám phán với các siêu thị, các nhà nhập khẩu, tham gia hội chợ, triển lãm; hỗ trợ xây dựng hệ thống chợ đầu mối…

Hỗ trợ cho nông dân cũng như các chủ thể tham gia thị trường về thuế, tín dụng, đất đai, vật tư nơng nghiệp, kỹ thuật canh tác; phát triển chợ đầu mối…

Ở Thái Lan, Nhà nước ln duy trì sự can thiệp vào thị trường thu mua lúa, gạo, loại bỏ nhiều hạn chế đối với xuất khẩu nông sản, giảm bớt thuế xuất khẩu, không áp dụng chế độ quota xuất khẩu với các mặt hàng nơng sản, cung cấp tín dụng, bồi dưỡng tay nghề, hỗ trợ cơ khí hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp; hỗ trợ phát triển chợ đầu mối… Malaysia miễn thuế 10 năm cho người nông dân trồng cọ trên đất khai hoang; được vay tiền để mua nhà, giống cây, phân bón và trả trong 20 năm; được các cơ sở chế biến bao tiêu toàn bộ sản phẩm khi họ sản xuất ra.

Thứ hai: tăng cường đầu tư nghiên cứu và tổ chức sản xuất nhằm tăng

năng xuất và chất lượng sản phẩm vải thiều, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Các nước như Thái Lan, Malaysia đã rất chú trọng đến vấn đề này và thành công của họ là bài học lớn cho các quốc gia khác. Chính phủ đầu tư rất lớn cho việc nghiên cứu giống cây trồng, các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa hiện đại, bền vững và đảm bảo được môi trường sinh thái. Các sản phẩm nông nghiệp ngày càng phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an tồn thực phẩm, chất lượng cao, hình thức đẹp, giá thành hạ; để làm được điều đó tất yếu phải đầu tư cho nghiên cứu và tổ chức sản xuất.

Thứ ba: phát triển công nghiệp chế biến phục vụ cho nơng nghiệp nói

chung và vải thiều nói riêng.

Cơng nghiệp chế biến là kênh tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm vải thiều vì nó làm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm, làm cho vòng đời của sản phẩm được tồn tại lâu hơn trên thị trường. Malaysia trở thành một trong

những nước xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới cũng nhờ phần rất lớn vào công nghiệp chế biến dầu cọ. Hàng nơng sản của việt nam ln có giá thấp hơn hàng nông sản cùng loại của Thái Lan khi xuất khẩu bởi vì cơng nghiệp chế biến của Thái lan luôn được đầu tư và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn. Tuy nhiên, cần phát triển công nghiệp chế biến đa chủng loại phù hợp với hàng nông sản do nông dân sản xuất ra để tận đụng được tối đa cơng suất chế biến vì Vải thiều chỉ thu hoạch trong vịng khoảng 1 tháng.

Thứ tư: chính sách hỗ trợ tín dụng cho người sản xuất, chế biến, tiêu

thụ sản phẩm là một trong những nhân tố quyết định đến thành công.

Người nơng dân khơng thể có nguồn tài chính dồi dào để thực hiện những kế hoạch phát triển sản xuất của mình; người chế biến cũng vậy, thường thì họ khơng đủ khả năng để đầu tư xây dựng những cơ sở chế biến. Chính sách hỗ trợ tín dụng một cách hợp lý sẽ giải quyết được những vấn đề trên. Malaysia và Thái Lan đã huy động cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngồi để hỗ trợ tín dụng cho người nơng dân và ngành cơng nghiệp chế biến; với những chính sách hỗ trợ mềm dẻo, họ đã gặt hái được khá nhiều thành công.

Thứ năm: tạo được uy tín, thương hiệu và giữ được uy tín, thương hiệu.

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, nhất là trong kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, việc xây dựng và giữ được uy tín, thương hiệu giữ một vai trị đặc biệt quan trọng nhất là trên thị trường quốc tế. Sự thành công của thương hiệu sản phẩm dầu cọ Malaysia hay gạo Thái Lan, thanh long Bình Thuận…là những minh chứng rõ nét nhất. Nó giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn, giá bán cao hơn…

Thứ sáu: các hộ sản xuất phải có xu hướng liên kết lập ra các hợp tác

xã cùng phát triển, làm đầu mối phân phối vật tư đến nông dân, thu gom hàng nông sản để cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu, cung cấp phương tiện vận tải, phổ biến các kiến thức khoa học, tạo thế mạnh khi

thương lượng tiêu thụ sản phẩm; thực hiện các giao dịch đầu mối… Sự linh hoạt và hiệu quả của mơ hình này là rất cao mà các doanh nghiệp lớn khó có thể làm được.

Chương 2

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w