Phát triển thị trường trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm vải thiều

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 86 - 88)

- Thị trường trong nước:

2006 30 Trung tâm sinh học Viện BVTV 200750Trung tâm sinh học Viện BVT

3.1.2. Phát triển thị trường trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm vải thiều

tranh của sản phẩm vải thiều

Trong bối cảnh tự do hóa thương mại thì năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường sẽ là yếu tố quyết định tới việc phát triển thị trường của hàng hóa đó. Khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến một số yếu tố cơ bản như sau:

- Giá thành sản phẩm: Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có giá thành rẻ hơn (trong điều kiện có cùng chất lượng). Sản phẩm nào có chi phí sản xuất rẻ hơn sẽ có khả năng canh tranh về giá trên thị trường. Việc giảm chi phí sản xuất có thể thực hiện bằng cải tiến cơng nghệ, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, cải tiến hệ thống, phương pháp quản lý.

- Chất lượng sản phẩm: là dấu hiệu để người tiêu dùng đánh giá được sự khác biệt giữa hàng hóa này, với hàng hóa khác (tốt hơn, thời gian sử dụng lâu hơn, đẹp hơn về mẫu mã…). Yêu cầu của thị trường hiện đại đối với chất lượng hàng nông sản nói chung bao gồm: Sản phẩm trực tiếp dùng làm thức ăn phải có độ tươi sống cao, hình thức đẹp, mùi vị thơm ngon, cơng nghệ chế biến tốt, chủng loại phong phú, đa dạng; sử dụng, chế biến tiện lợi, thực phẩm đủ dinh dưỡng, an tồn và có lợi cho sức khỏe. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất: Từ khâu chọn giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm…

- Tổ chức lưu thông phân phối: Một hệ thống phân phối hợp lý bao gồm mạng lưới các cơ sở giúp đẩy nhanh tốc độ lưu thơng hàng hóa với các hình thức như bán bn, bán lẻ, vừa thích hợp với phong tục tập quán địa phương, tiện lợi cho người tiêu dùng, phù hợp với khả năng thanh tốn của khách hàng.

Đặc biệt đối với hàng nơng sản nhìn chung là dễ hư hỏng trong quá trình thu hoạch và vận chuyển nên mạng lưới phân phối cịn phải có cơ sở hạ tầng tốt như phương tiện vận chuyển, hệ thống kho lưu trữ, bảo quản

Sản phẩm chỉ có thể tiếp cận được người tiêu dùng và chiếm lĩnh được thị trường khi có một mạng lưới giới thiệu, cung cấp sản phẩm rộng khắp; cùng với chiến lược marketing phù hợp.

- Thương hiệu: Thương hiệu không đơn giản là nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý dùng cho sản phẩm đó. Thương hiệu bao gồm cả những gì người sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh nông sản đạt được như danh tiếng, uy tín, thị trường…

Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất có thể, giá thành rẻ, hình thức hợp thị hiếu thì việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là việc làm vô cùng quan trọng; thơng qua việc quảng bá hình ảnh, cung cấp thơng tin về sản phẩm làm cho người tiêu dùng ngày càng tin tưởng vào sản

phẩm và sản phẩm dễ tiếp cận với người tiêu dùng hơn. Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày nay với sự đa dạng về sản phẩm thì thương hiệu là điều cực kì quan trọng tác động đến quyết định lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w