Lịch sử, đặc điểm của cây vải thiều và các sản phẩm hàng hóa của vải thiều

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 40)

hóa của vải thiều

Cây vải (Litchi Chinensis Sonn) thuộc họ Bồ hịn (Sapindaceac) có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Hiện nay, ở Trung Quốc có những cánh rừng vải dại xanh tốt ở núi Kim Cổ Lĩnh, tỉnh Phúc Kiến có cây vải đã 1.200 tuổi và vẫn cho quả [28]. Đến cuối thế kỷ 17 vải được mang sang Bumar, 100 năm sau mới được đưa sang Ấn Độ vào năm 1775. Cây vải được đưa sang trồng ở Florida năm 1883, ở California năm 1897 và đến Israen năm 1914. Vào khoảng những năm 1875 cây vải được đưa sang các nước châu phi là Madagasca, Runion, Mauritius [31].

Ở Việt Nam, cây vải được trồng từ cách đây khoảng 2000 năm và phân bố từ 18-19o vĩ bắc trở ra nhưng chủ yếu vẫn là vùng đồng bằng sơng hồng, trung du miền núi phí Bắc và một phần khu 4 cũ [28]. Theo các tài liệu lịch sử thì cách đây 10 thế kỷ dưới thời Bắc thuộc vải là một trong những cống vật hằng năm mà Đại Việt phải mang cống nộp cho Trung Hoa [11], [29]. Cây vải dại cũng được tìm thấy ở vườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây và nhiều nơi khác; theo giáo sư Vũ Công Hậu: khi điều tra cây ăn quả ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung có một số cây vải dại, vải rừng. Ở khu vực chân núi Tam Đảo có nhiều cây vải dại quả giống vải nhà nhưng hương vị kém hơn [10].

Cây vải thiều được trồng chủ yếu để lấy quả. Quả vải khi chín có vị ngọt đậm đà và mùi thơm thanh khiết, từ lâu vải đã được coi là một trong những loại quả nhiệt đới ngon nhất. Nếu là giống tốt, phần ăn được (cùi)

chiếm từ 70 - 80%, vỏ từ 8-15%, hạt từ 4-18% khối lượng quả. Nước ép từ cùi có 11-14% đường, 0,4-0,9% a xít, 34 mg % lân, 36 mg % vitamin C; ngồi ra cịn có can xi, sắt, vitamin B1, B2 và PP [10].

Quả vải ngồi ăn tươi cịn được chế biến phục vụ cho tiêu dùng: sấy khô, làm đồ hộp, nước giải khát, làm rượu... thân cây và rễ có nhiều tanin dùng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp; hoa vải là nguồn mật ni ong có chất lượng cao; hạt vải được dùng làm thuốc chữa các bệnh đường ruột và mụn nhọt trẻ em [27]. Theo sách Trung Quốc: “Vải bổ não, khoẻ người, khai vị, có thể chữa bệnh đường ruột, là một thực phẩm quí đối với phụ nữ và người già” [10].

Cây vải dễ trồng, chịu được đất chua, đất dốc là những loại đất phổ biến ở vùng đồi núi phía Bắc nước ta. Cây vải khi đã lớn, chống cỏ tốt vì lá dầy, bóng râm kín, lại khơng rụng lá vào mùa Đơng nên khi đã giao tán, lá khơ rụng xuống, che kín mặt đất, khơng cịn loại cỏ nào có thể mọc được [10]. Cây vải có khung tán lớn, trịn, lá xum xuê, xanh quanh năm có thể làm cây bóng mát, cây chắn gió, cây cảnh, cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế sự xói mịn,… góp phần cải thiện môi trường sinh thái.

Trồng vải mang lại thu nhập khá cao cho các hộ nông dân so với các cây ăn quả khác (cam, chuối, táo, hồng xiêm …). Cùng một đơn vị diện tích nếu trồng vải thiều sẽ cho thu nhập gấp 40 lần trồng lúa [27].

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w