Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến nhằm tăng năng xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 90 - 94)

- Thị trường trong nước:

2006 30 Trung tâm sinh học Viện BVTV 200750Trung tâm sinh học Viện BVT

3.2.1.1. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến nhằm tăng năng xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

chế biến nhằm tăng năng xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

Thứ nhất: Đầu tư phát triển lĩnh vực chọn giống và lai tạo những giống

tốt, có khả năng chịu sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng cao. Đầu tư phát

triển giống chín sớm và chín muộn chất lượng cao nhằm kéo dài thời gian thu hoạch. Trong thời gian tới huyện Lục Ngạn cần mở rộng diện tích vải U Hồng bằng phương pháp ghép cải tạo thay thế giống vải Lai Chua, Lai Thanh Hà và một phần diện tích vải Thanh Hà. Đồng thời huyện cũng cần khuyến khích nhân dân lựa chọn thêm một số giống vải chín sớm khác đã được thử nghiệm để đưa vào ghép thay thế phần diện tích vải chính vụ Thanh Hà nhằm kéo dài vụ thu hoạch.

Để đảm bảo chất lượng giống vải trên địa bàn, hạn chế việc lây lan nguồn sâu bệnh từ vùng này sang vùng khác, giống vải được trồng phải đảm bảo các điều kiện sau:

Là giống vải được tuyển chọn từ các cây ưu tú trong vườn nơng hộ, thuộc vùng sản xuất vải an tồn của tỉnh.

Nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc ghép.

Hộ tự nhân giống cung cấp cho chính gia đình mình, hay lấy giống từ hộ bên cạnh để đảm bảo giống đem trồng có nguồn gốc rõ ràng.

Khơng trồng bằng giống từ vùng ngồi mang vào.

Đầu tư hỗ trợ người nông dân trong việc thay thế một phần giống vải chín muộn bằng giống chín sớm. Từ đó giảm được mức độ phụ thuộc của người nơng dân vào hóa chất nơng nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng an toàn của các sản phẩm, nhằm kéo dài thời gian thu hoạch vải quả, giảm tải việc cung cấp vải quả ra thị trường trong thời gian ngắn, tăng thu nhập cho người trồng vải. Khoảng 3 giống vải chịu sâu bệnh tốt, chất lượng cao, chín sớm sẽ được phát triển để thay thế khoảng 20% diện tích vải của các hộ dân trong vùng. Các giống vải chín sớm như giống vải Trứng Thanh Hà, chín cực sớm: vải U hồng Phúc Hồ và vải Bình Khê-Đơng Triều đưa vào ghép cải tạo. Đầu tư kinh phí để trạm Khuyến nơng, phịng Kinh tế xây dựng mơ hình vải thiều ghép ở các xã, đồng thời thông qua mơ hình để đánh giá hiệu quả kinh tế của một số giống vải chín sớm so với những giống vải khác mà địa phương

đang trồng, qua đó khuyến khích nhân dân ghép vải chín sớm. Đồng thời huyện cũng cần hỗ trợ kinh phí mắt ghép cho người dân. Giao cho phịng Kinh tế, trạm Khuyến nơng liên hệ và tuyển chọn mắt ghép đảm bảo chất lượng tốt, sạch sâu, bệnh, tổ chức tập huấn kỹ thuật ghép cho người dân

Thứ hai: ứng dụng tiến bộ khoa học trong bảo vệ và chăm sóc cây vải;

đẩy nhanh tiến độ áp dụng phương pháp chăm sóc cây trồng theo tiêu chuẩn VietGaP; quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất sản phẩm trong vùng quy hoạch đã đăng ký, đảm bảo giữ được uy tín trên thị trường; tuyên truyền, vận động nhân dân ngoài vùng quy hoạch thực hiện các biện pháp theo quy trình VietGaP để nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị của sản phẩm.

Rất nhiều các vườn vải hiện nay có độ tuổi và giống khác nhau nên sản phẩm khơng đồng đều và khơng mang tính hàng hóa cao; đây cũng là một trong những hạn chế rất lớn khi tiêu thụ… Để khắc phục tình trạng này, tạo ra sản phẩm quả vải đồng đều về màu sắc, kích thước, trọng lượng, chất lượng… tăng tính hàng hóa cho sản phẩm mà khơng cần phá đi trồng mới thì cần áp dụng kỹ thuật ghép lai tạo.

Thứ ba: ứng dụng khoa học kỹ thuật trong bảo quản và chế biến sau thu hoạch.

Nhằm giảm bớt thiệt hại cho bà con nông dân và kéo dài thời gian bảo quản vải tươi để có thể vận chuyển đi xa tiêu thụ, ngồi các biện pháp bảo quản truyền thống đã áp dụng trong những năm qua, cần tiếp cận với biện pháp bảo quản mới. Hiện Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đã nghiên cứu thành công và khuyến cáo bà con nông dân các vùng trồng vải một phương pháp xử lý và bảo quản vải tươi mới. Phương pháp này có thể bảo quản vải tươi trong vòng 1 tháng mà vẫn giữ được màu sắc, chất lượng và đặc biệt là rất an toàn, đem lại hiệu quả cao cho người trồng và các nhà kinh doanh.

Hiệu quả kinh tế vải quả tươi ở vùng cao thấp hơn so với vùng thấp do chất lượng vải chưa cao, giá bán thấp, mặt khác xa nơi tiêu thụ. Hiệu quả kinh

tế với vải sấy khơ cao hơn so với bán vải tươi. Vì vậy vùng này nên tập trung sản xuất vải sấy khơ. Hiện nay có đến 95% các hộ sấy bằng lị thủ cơng nên chất lượng quả không cao, ảnh hưởng đến giá bán và hiệu quả kinh tế của vải sấy khô. Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ kinh phí để xây lị sấy hiện đại hơn, đồng thời cần phải tiếp tục nghiên cứu công nghệ sấy khô để nâng cao chất lượng sản phẩm vải sấy khơ. Đồng thời có chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở bảo quản sản phẩm (kho lạnh) ở những vùng có sản lượng hàng hố lớn và ở trung tâm tiêu thụ lớn như: thị trấn Chũ, xã Phượng Sơn...

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 13 nhà máy có tham gia chế biến sản phẩm vải, các cơ sở chế biến chủ yếu là chế biến quy mô nhỏ với thiết bị thủ công. Quy hoạch các nhà máy chế biến cần dựa vào yêu cầu tổng thể chung về quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh (do cây vải có thời gian thu hoạch rất ngắn, 1 năm các nhà máy nếu chỉ chế biến vải chỉ hoạt động khoảng 2-3 tháng/năm). Đối với những nhà máy có trang thiết bị lạc hậu cần đầu tư đổi mới về thiết bị và công nghệ phù hợp. Đặc biệt cần có cơ chế chính sách hỗ trợ để xây dựng mối liên kết tự nguyện, bền vững giữa nhà máy với vùng nguyên liệu (các hộ trồng vải). Tùy theo tình hình cụ thể để có thể sử dụng mặt bằng các nhà máy để lắp đặt các dây truyển thiết bị mới trên cơ sở có sự tự nguyện gắn kết vùng sản xuất nguyên liệu với nhà máy.

Quy hoạch số lượng các nhà máy, xưởng chế biến cần quan tâm đến khả năng cung cấp nguyên liệu của vùng sản xuất vải. Để đảm bảo quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với phương án sản phẩm vải có tính khả thi, các xã nằm ngoài vùng quy hoạch chế biến vải an toàn cần quy hoạch xưởng, dây truyền chế biến nhỏ, tránh tình trạng lại quay trở về lối sản xuất cũ (sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, tự phát).

Thứ tư: Tăng cường tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

cho các hộ sản xuất giúp người dân nâng cao trình độ thâm canh; có đủ trình độ để tiếp thu những cơng nghệ sản xuất mới đạt tiêu chuẩn.

Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở ở các xã. Việc tập huấn phải được đổi mới, hạn chế việc giảng lý thuyết trên hội trường mà tập trung thực hành trực tiếp trên vườn cây; việc tập huấn phải tổ chức đến các thôn, bản và đến những đối tượng lao động trực tiếp của hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w