Kinh nghiệm phát triển thị trường nông sản của một số nước

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 35)

Tháng 6-1968 Thủ tướng Tunku Abdul Rahman của Malaysia tiếp đoàn thanh niên châu Á đang viếng thăm đất nước mình ơng đã nói rằng 20 năm nữa Malaysia sẽ là nước chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu dầu cọ và hiện nay Malaysia là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới.

Ơng Tunku giải thích: “chọn cây cọ dầu làm cây chiến lược, vì đó là ngun liệu cần thiết cho bữa ăn hằng ngày của người nào muốn giữ cho chất cholesterol trong máu không tăng, chắc chắn mọi người - nhất là những người giàu- sẽ là khách hàng thường xuyên”.

Để làm được điều đó, thị trường là mắt xích được xác định đầu tiên trong kế hoạch phát triển nông thôn tổng hợp. Các khâu kế tiếp được tổ chức một cách đồng bộ nhắm vào đích chiếm lĩnh thị trường bằng một loạt biện pháp chính sách. Chiến lược của Thủ tướng Tunku nhằm vào hai đối tượng: các doanh nghiệp có vốn sản xuất và hàng vạn người dân nghèo ở thành phố và nông thôn không đất đai canh tác.

Đối với doanh nghiệp đang sản xuất, Ơng Tunku đặt ra chính sách khuyến khích họ hưởng ứng kế hoạch trồng cọ dầu, cụ thể là Chính phủ đầu tư nghiên cứu giống cọ dầu tốt nhất, phương pháp canh tác thích hợp nhất cho các vùng đất cọ dầu khác nhau của Malaysia. Những kỹ thuật này được đưa cho ngành khuyến nông để sẵn sàng hướng dẫn nông dân. Đồng thời Chính phủ cơng bố chính sách miễn thuế 10 năm đầu cho những ai đầu tư trồng cọ dầu trên đất mới khai phá, và miễn thuế năm năm đầu cho những trang trại cao su già cỗi chuyển sang trồng cọ dầu. Đối với những người dân khai khẩn đất mới để trồng cọ dầu, Nhà nước cho vay ưu đãi để họ hăng hái bỏ công sức lập trang trại cọ dầu.

Đối với dân nghèo, khơng đất canh tác, Ơng Tunku giao cho Bộ Nông nghiệp và Bộ Kế hoạch qui hoạch vùng sản xuất trên đất rừng đang khai thác, giao cho FELDA (Cơ quan phát triển đất đai Liên bang Malaysia, thành lập

năm 1956) là một tổ chức phát triển nông nghiệp bền vững rất thành công của Malaysia, lập dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới để xây dựng những nông trường cọ dầu (dân Malaysia quen gọi là nông trường FELDA) trên các vùng qui hoạch ấy. Vốn Ngân hàng Thế giới được dùng vào việc kiến thiết mặt bằng, phân lô đất, xây nhà ở cho nông trường viên, xây đường giao thông trong nông trường, xây chợ, trạm xá, nhà trẻ, trường học, bưu điện và nhà máy sơ chế dầu cọ. Người dân được chọn vào FELDA ký nhận nợ để lãnh một nhà ở, một lơ đất, giống cây và phân bón. Nợ này phải trả trong vòng 20 năm theo qui định của Ngân hàng Thế giới. Chủ hộ được ngành nông nghiệp hướng dẫn trồng cây cọ dầu, nhận phân bón và các vật liệu khác. Khi cây cọ có trái, chủ hộ thu hoạch trái cọ dầu, giao cho nhà máy sơ chế trong nông trường, và bắt đầu được trừ nợ. Phần lớn họ trả xong nợ trong vòng 15 năm, cái nhà và lơ đất hồn tồn thuộc quyền sở hửu của chủ hộ. Song song với hoạt động nghiên cứu nông nghiệp, Nhà nước lập Viện Nghiên cứu chế biến các loại thực phẩm từ dầu cọ, và khuyến khích xây dựng các nhà máy tinh chế dầu cọ xuất khẩu. Chính phủ đồng thời cũng lập thêm Cục Xúc tiến tiêu thụ dầu cọ đi khắp nơi trên thế giới để giới thiệu các mặt hàng từ dầu cọ. Tố chất “đồng bộ” trong thực hiện kế hoạch phát triển nông công nghiệp và thương mại dầu cọ trên đây đã bảo đảm ngôi vị quốc gia xuất khẩu dầu cọ số 1 thế giới từ năm 1988, đúng như đường hướng vạch ra 20 năm trước của vị lãnh tụ chiến lược tài giỏi của Malaysia [39].

- Thái Lan:

Chính phủ Thái Lan chủ trương cơng nghiệp hóa nơng nghiệp và coi đây là nhiệm vụ then chốt để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Đến nay, mức độ cơ giới hóa của Thái Lan đạt trên 90% với đất lúa, 95% với đất khô, 85% đất trồng đậu tương và 100% đối với đất trồng mía. Nhờ hiện đại hóa được nền nơng nghiệp nên năng suất của hầu hết các loại nông sản Thái Lan đều cao hơn Việt Nam dẫn đến giá thành sản phẩm rẻ hơn, đặc

biệt là trái cây rẻ hơn từ 10-50% đối với các loại trái cây tươi có tiềm lực xuất khẩu chính.

Ở Thái Lan các hộ sản xuất nơng nghiệp có xu hướng liên kết với nhau để lập ra các hợp tác xã tiêu thụ nhằm nâng cao thế mạnh khi thương lượng với các nhà thu mua và các doanh nghiệp xuất khẩu. Các hợp tác xã được lập ra để ngoài việc tổ chức bán hàn cho các hội viên mà còn là nơi cung ứng số lượng lớn các loại nông phẩm đạt chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan cịn quan tâm hỗ trợ xây dựng hệ thống các chợ nông sản bán buôn lớn, mang tầm cỡ quốc gia và khu vực để giúp các hộ nông dân tiêu thụ nông sản. Tại các chợ này, ngồi chức năng bán bn, phân phối nơng sản còn thực hiện các chức năng khác như: quảng cáo, cung cấp thông tin thị trường trong và ngồi nước, thực hiện các cơng việc của một đầu mối giao dịch mua bán; cung cấp dịch vụ xuất khẩu hàng nơng sản như: xử lý khử trùng, đơng lạnh, đóng gói sản phẩm, bảo quản, chế biến…

Ngồi ra, Chính phủ Thái Lan cũng chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, xuất khẩu và phát triển các khu công nghiệp tại các vùng nơng thơn. Nhà nước duy trì sự can thiệp vào thị trường thu mua lúa, gạo, quản lý việc tiêu thụ mía đường, loại bỏ nhiều hạn chế đối với xuất khẩu nông sản, giảm bớt thuế xuất khẩu, không áp dụng chế độ quota xuất khẩu với các mặt hàng nơng sản, cung cấp tín dụng, bồi dưỡng tay nghề [23].

Nền công nghiệp chế biến của Thái Lan phát triển rất mạnh và phân bố rộng khắp trong tồn quốc với trình độ và quy mơ khác nhau. Cơng nghiệp chế biến lúa gạo của Thái Lan bao gồm hàng chục ngàn cơ sở xay xát lớn, vừa và nhỏ cộng với hệ thống kho chứa gạo, kho dự trữ, các xí nghiệp sản xuất bao bì đóng gói ở khắp các địa phương, đây là yếu tố rất quan trọng giúp cho Thái Lan trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Đối với cao su, nhằm khuyến khích nơng dân chế biến tập trung để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, Chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ

cho nông dân sơ chế 100% mủ cao su trên cơ sở các hộ có nhu cầu sơ chế phải tự nguyện liên kết lại trong các tổ chức tự quản như tập đoàn, hợp tác xã … và đăng ký với Quy hỗ trợ trồng lại cao su để được xem xét đầu tư nhà máy chế biến có qui mơ, cơng suất thích hợp; hiện nay Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới.

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đầu tư cho thị trường đặc thù như: Tập trung khai thác thị trường các nước đạo Hồi với chủ trương xây dựng tỉnh Pattani (giáp biên giới với Malaysia) thành trung tâm sản xuất thực phẩm cho đạo Hồi của thế giới. Thái Lan đã đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích đầu tư bằng thuế tín dụng ưu đãi, giúp các nhà đầu tư nghiên cứu thị trường Ai Cập và Nam Phi, thống nhất với Indonesia và Malaysia về nhãn hiện, quy tắc quản lý chất lượng thức ăn hồi giáo của các nước ASEAN. Kết quả là Thái Lan đã có hàng trăm nhà máy chế biến thức ăn đã được đi vào hoạt động và sản xuất có hiệu quả, góp phần khơng nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu [19].

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w