Phát triển công nghiệp chế biến và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 88 - 89)

- Thị trường trong nước:

2006 30 Trung tâm sinh học Viện BVTV 200750Trung tâm sinh học Viện BVT

3.1.3. Phát triển công nghiệp chế biến và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm

của sản phẩm

- Trái cây nói chung là loại hàng hóa khó bảo quản, dễ hư hỏng và dễ giảm giá trị khi thu hoạch, thu mua, vận chuyển; đặc biệt là những loại trái cây có vỏ mỏng như vải thiều, có sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn (khoảng 1 tháng); cách tiêu dùng truyền thống dưới dạng tươi sống (kể cả bảo quản) sẽ không thể tiêu thụ hết trong một thời điểm nhất định; điều này làm cho cầu vượt cung thường xuyên dẫn đến giá cả và thị trường tiêu thụ không ổn định. Công nghiệp chế biến sẽ là giải pháp cực kỳ hiệu quả giải quyết tình trạng này do nó có khả năng tiêu thụ một phần rất lớn để làm nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm có thể bảo quản lâu dài, đáp ứng nhu cầu ở các thời điểm khác trong năm.

- Cơng nghiệp chế biến có thể tạo ra được nhiều sản phẩm đa dạng từ nguyên liệu ban đầu là vải thiều; tạo ra các nhu cầu mới đối với các sản phẩm này để phát triển thị trường; đồng thời hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập của cư dân nông thôn cũng được tăng cao hơn do công nghiệp chế biến làm cho giá trị của sản phẩm tăng cao hơn nhiều lần so với sản phẩm thơ. Ngồi ra nó cũng đặt ra những tiêu chuẩn nhất định đối với nguyên liệu đầu vào làm cho người nông dân trồng vải buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, phần lớn các nước thực hiện việc bảo trợ đối với hàng nông sản của nước mình nên việc xuất khẩu sản phẩm thơ gặp khá nhiều khó khăn. Mặt khác cạnh tranh trên thị trường lại càng gay gắt nên đầu tư cho công nghiệp chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao là vấn đề hết sức quan trọng.

Cùng với việc đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở chế biến tập trung cần đẩy mạnh phát triển các cơ sở sơ chế tại nơi sản xuất với quy mơ vừa và nhỏ giúp giảm chi phí và hao hụt trong bảo quản, vận chuyển nguyên liệu, đảm bảo chất lượng của nguyên liệu; các cơ sở này có thể tận dụng được lao động nông nhàn tại địa phương.

Cần chú trọng đầu tư cơ sở chế biến đa dạng để sản xuất theo mùa. Đầu tư như vậy cần số lượng vốn khá lớn; do vậy phải có cơ chế chính sách để huy động vốn của tất cả các thành phần kinh tế, khuyến khích người nơng dân bỏ vốn hoặc hợp tác với nhau. Nhà nước có thể bỏ vốn đầu tư, kêu gọi liên doanh, thành lập các công ty cổ phần, hoặc có chính sách tín dụng, thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân; tạo môi trường thuận lợi kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài để tranh thủ vốn và kỹ thuật, công nghệ cũng như phương pháp quản lý hiện đại cho phát triển công nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w