1.2 Nhà ở đô thị và vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp
1.2.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở
- Sự tăng trưởng về dân số: Dân số tăng lên là nhân tố làm tăng về mọi
mặt nhu cầu của xã hội, và theo đó nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên. Dân số
tăng lên, quy mô dân số được mở rộng, sự gia tăng dân số cũng kéo theo sự
gia tăng các hộ gia đình và làm nhu cầu nhà ở cũng tăng lên. Bên cạnh đó
cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế thì kết cấu trong gia đình cũng thay
đổi, xu thế tách hộ, sống độc lập của những gia đình trẻ cũng tăng lên. Tính độc lập tăng là nhân tố tác động làm cho cầu về nhà ở tăng lên.
- Kết cấu độ tuổi của dân cư: Kết cấu độ tuổi của dân số là nhân tố tác
động đến sự thay đổi về nhu cầu nhà ở. Dân số ở độ tuổi kết hôn cao cũng đồng nghĩa với nhu cầu nhà ở cao, do tâm lý của các cặp vợ chồng trẻ, có lối
của người lớn tuổi. Vì vậy, họ ln có xu hướng tách hộ, ra ở riêng bằng mọi giá, điều này dẫn đến nhu cầu nhà ở cũng được tăng cao.
- Sự thay đổi của thu nhập, việc làm: Cùng với sự tăng lên của thu nhập
thì khả năng chi trả cho những khoản chi phí lớn cũng gia tăng và nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên. Khi thu nhập cịn thấp, các khoản thu nhập có được phải
ưu tiên để chi trả cho những nhu cầu về vật phẩm thiết yếu để nuôi sống và
duy trì sự tồn tại của con người. Khi các nhu cầu thiết yếu đó được bảo đảm thì phần thu nhập tăng thêm sẽ được dùng vào việc giải quyết nhu cầu về nhà
ở. Bởi vì nhu cầu về nhà ở cũng là một nhu cầu thiết yếu. Do đó khi thu nhập
tăng thì nhu cầu nhà ở cũng tăng. Cũng với sự tác động của thu nhập thì việc làm và nghề nghiệp cũng có tác động rất lớn đến sự thay đổi về nhu cầu nhà
ở. Trước hết việc làm và nghề nghiệp có sự liên hệ gắn bó hữu cơ với thu
nhập - cái làm thay đổi đáng kể về nhu cầu nhà ở. Tiếp theo tình trạng việc
làm và nghề nghiệp cũng có những yêu cầu về tính chất và đặc điểm của nhà
ở cho phù hợp với yêu cầu và tính chất của cơng việc.
- Sự phát triển và hồn thiện của hệ thống hạ tầng: Sự phát triển và hoàn
thiện của hệ thống kết cấu hạ tầng làm tăng về nhu cầu nhà ở đối với những vùng trước đây chưa có điều kiện phát triển hoặc đã phát triển nhưng do hệ
thống kết cấu hạ tầng trước đây còn yếu kém. Việc hồn thiện kết cấu hạ tầng tạo một mơi trường thuận lợi cho khả năng tiếp cận cũng như khả năng khai thác những vùng đó có hiệu quả, làm tăng khả năng đầu tư, thu hút các nguồn lực đầu tư và trên cơ sở đó nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên.
- Những chính sách của chính phủ: Những chính sách của chính phủ
cũng như những chính sách của chính quyền địa phương là nhân tố tác động hết sức nhạy cảm đến nhu cầu nhà ở. Trước hết là quan điểm của chính phủ
về vấn đề sở hữu nhà ở cũng như những chính sách về khuyến khích đầu tư
xây dựng kinh doanh nhà ở, chính sách hỗ trợ những người có mức thu nhập
thấp xây dựng phát triển nhà ở là những nhân tố quan trọng tác động đến sự
gia tăng về nhu cầu nhà ở. Tiếp theo là định hướng của chính quyền địa
phương về kết cấu không gian, về thẩm mỹ đô thị cũng là nhân tố ảnh hưởng
đến nhu cầu nhà ở.
- Q trình đơ thị hóa: Đơ thị hóa là q trình phát triển tất yếu của quốc
gia trong quá trình chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế. Q trình đơ thị hóa
dẫn đến sự tăng lên về quy mô dân số và sự mở rộng không gian đô thị ra
những vùng lân cận. Chính vì vậy q trình đơ thị hóa dẫn đến kết quả tất yếu là nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên trong các tầng lớp dân cư.