Xu hướng, phương hướng và mục tiêu phát triển nhà ở cho người thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 68)

người thu nhập thấp tại Đồng Nai

3.2.1 Xu hướng phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp

Thị trường bất động sản tuy tiếp tục giảm giá, song thực tế, giá nhà, đất vẫn quá cao so với thu nhập của đại đa số tầng lớp người dân lao động. Vì vậy chủ trương phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp là hướng đi tất yếu.

Đến năm 2040, Bộ Xây dựng dự báo tốc độ phát triển đô thị tại Việt

Nam đạt mốc 50%, tổng diện tích đơ thị tăng gấp 4 lần so với năm 2020 và 10 lần so với hiện nay; theo đó sẽ có thêm khoảng 20 triệu người Việt Nam

chuyển đến sống tại các thành phố. Đây là một thách thức lớn nhưng cũng mở ra cơ hội quý giá cho Việt Nam trong việc xây dựng các thành phố phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường theo đúng chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

Phát triển đơ thị trong tương lai cần kết hợp giữa cải tạo các đô thị cũ với xây dựng các khu đô thị mới, tạo thế cân bằng phát triển giữa các vùng nhưng vẫn phù hợp với đặc thù riêng từng vùng. Đồng thời, việc phát triển nhà ở làm sao để người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp cũng mua được nhà

cần có một chiến lược tổng thể, do Nhà nước đóng vai trị chủ đạo, huy động toàn bộ các nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia thì mới mong đạt

được kết quả như mong đợi.

Có thể dự báo một số xu hướng phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Đồng Nai trong thời gian tới như sau:

- Về công nghệ: Hầu hết các dự án xây dựng nhà thu nhập thấp đều đang áp dụng công nghệ xây dựng cũ với kết cấu bê tơng, cốt thép, móng cọc nhồi..., đây là những công nghệ đã lạc hậu, vừa mất nhiều thời gian xây dựng, vừa đẩy giá thành lên cao. Hiện nay, với sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật, các nước tiên tiến đã xây dựng thành cơng nhiều cơng trình đạt chất

lượng cao với chi phí thấp, áp dụng nhiều công nghệ mới như nhà lắp ghép, sử dụng vật liệu composit, vách ngăn 3D, gạch tái chế từ rác, đồ dùng trang trí nội thất tận dụng từ thiên nhiên... Cơng nghệ mới sẽ góp phần đẩy nhanh tốc

độc triển khai dự án, giảm chi phí xây dựng đến mức thấp nhất để giảm áp lực

tài chính cho chủ đầu tư, và cuối cùng là người thu nhập thấp tiếp cận được

nhiều sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình [5].

- Về địa bàn phát triển: trong tương lai, các vùng nội ô chắc chắn sẽ hết quỹ đất, do đó các dự án xây dựng nhà thu nhập thấp sẽ được bố trí, quy

hoạch vươn ra xa khu vực trung tâm, tập trung nhiều ở vùng ven đô. Điều này sẽ tận dụng được nhiều lợi thế như: chi phí đền bù giải tỏa thấp, phục vụ tốt

cho đối tượng công nhân tại các khu công nghiệp, giảm áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng vốn đã quá cũ kỹ, lạc hậu tại các đô thị hiện hữu của Việt Nam.

- Về đối tượng phục vụ: sẽ không cịn gói gọn trong một nhóm người

theo tiêu chuẩn cố định, mà tất cả mọi người có nhu cầu về nhà ở sẽ được tiếp cận sản phẩm phù hợp theo quy luật cung cầu, do thị trường tự điều tiết.

3.2.2 Phương hướng phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại

Đồng Nai

3.2.2.1 Tại khu vực đô thị

- Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp theo dự án phải phù hợp với quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo có hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ nhằm góp phần nâng cao chất lượng chỗ ở và phát triển đô thị bền vững.

- Phát triển đa dạng các loại nhà ở có diện tích, mức độ tiện nghi khác

nhau để bán và cho thuê nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và điều kiện

thu nhập của các tầng lớp dân cư; khuyến khích phát triển nhà chung cư phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại đơ thị để góp phần tăng quỹ nhà ở, tiết kiệm đất đai, tạo nếp sống văn minh đô thị; hạn chế, tiến tới chấm dứt việc

giao đất lẻ cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở.

- Chính quyền các cấp phải quản lý chặt chẽ việc xây dựng, cải tạo nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị theo đúng quy định về quy hoạch, kiến trúc, tiêu

chuẩn, quy chuẩn, cảnh quan, môi trường và các quy định khác của pháp luật. - Nhà nước thực hiện chính sách đầu tư xây dựng quỹ nhà ở để bán trả dần, cho thuê - mua và cho thuê đối với các đối tượng thuộc diện chính sách có khó khăn trong việc cải thiện chỗ ở.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp theo quy định của pháp luật.

3.2.2.2 Tại khu vực nông thôn

- Tập trung ưu tiên việc cải thiện và nâng cao chất lượng chỗ ở của các

hộ dân cư nông thôn (sửa chữa, cải tạo và nâng cấp chỗ ở hiện có). Phát triển nhà ở nơng thơn gắn với việc phát triển và nâng cấp hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc

điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng địa phương; sử dụng có hiệu quả

quỹ đất ở sẵn có để tiết kiệm đất đai.

- Chú trọng triển khai công tác quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông

thôn để làm cơ sở cho việc thực hiện xây dựng nhà ở và hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch; khuyến khích phát triển nhà tầng, phát triển nhà ở theo dự án đối với những khu vực đã có quy hoạch

được duyệt.

- Phát huy khả năng của từng hộ gia đình, cá nhân kết hợp với sự giúp

đỡ, hỗ trợ của cộng đồng, dòng họ và các thành phần kinh tế để thực hiện mục

tiêu cải thiện chỗ ở tại khu vực nông thôn.

- Tiếp tục thực hiện chính sách tạo điều kiện cải thiện chỗ ở cho đồng

bào dân tộc thiểu số, các hộ gia đình nghèo tại các địa bàn khó khăn, vùng

sâu, vùng xa, khu vực thường xuyên bị thiên tai thông qua việc hỗ trợ kinh phí làm nhà, cho vay vốn ưu đãi, trợ giúp về kỹ thuật, vật liệu xây dựng.

3.2.3 Mục tiêu phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Đồng Nai Nai

3.2.3.1 Mục tiêu tổng quát

Khai thác các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, nhất là nguồn lực trong nhân dân tham gia phát triển nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhất là ở các khu vực đô thị dưới các hình thức thuê hoặc thuê mua phù hợp với khả năng chi trả của từng đối tượng và điều kiện cụ thể của từng địa

phương; bảo đảm nguyên tắc thu hồi vốn đầu tư và người thu nhập thấp có

nhà ở hợp lý, ổn định cuộc sống; từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về chất lượng chỗ ở giữa các nhóm đối tượng khác nhau.

3.2.3.2 Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020 có 50% tổng số cán bộ, công chức, viên chức gặp khó

khăn về chỗ ở được thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội; bố trí chỗ ở phù hợp

theo tiêu chuẩn nhà ở xã hội cho 40% tổng số công nhân lao động làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao trên địa

bàn có nhu cầu về nhà ở. Giai đoạn từ nay đến năm 2010 thực hiện:

Trạch, bố trí số lượng 1.000 người, diện tích khoảng 22.500m², với số vốn

đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.

- Đối với đối tượng là công nhân các KCN tập trung: Bố trí chỗ ở phù

hợp theo tiêu chuẩn nhà ở xã hội cho 15% tổng số công nhân lao động làm

việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên địa bàn có nhu cầu về nhà ở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)