Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 33)

1.3 Kinh nghiệm phát triển nhà ở đô thị và nhà ở cho người thu nhập thấp

1.3.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển nhà ở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thành ủy TP Hồ Chí Minh xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ

VIII. Nhiều giải pháp phát triển nhà ở đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, những bất cập trong chính sách đang là rào cản để chương trình

này phát huy hiệu quả: Doanh nghiệp khó vay tiền đầu tư dự án, cịn người

dân khơng dễ vay tiền mua nhà…

Theo số liệu từ Quỹ Phát triển nhà ở từ năm 2006 đến nay, quỹ đã cho

790 khách hàng cá nhân vay vốn mua nhà ở xã hội, nhà cho các đối tượng thu nhập thấp, nhà phục vụ tái định cư với tổng số tiền hơn 217 tỉ đồng. Đây là

con số quá ít so với nhu cầu hiện có khoảng 22.000 hộ CB-CNV, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cần hỗ trợ về nhà ở.

Quy định khắt khe và bất hợp lí về các điều kiện mua nhà ở xã hội, thu

nhập thấp đang là những rào cản khiến cho cơ hội để có được căn nhà như

Theo Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, trong số hơn 100 dự án nhà ở xã hội, nhà giá thấp đã được đăng kí, đến nay mới chỉ có 6 dự án đang xây dựng và 17 dự án khác đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Nguyên nhân của

việc chậm trễ xây dựng các dự án nhà ở xã hội là chưa có chính sách khuyến khích các chủ đầu tư bỏ vốn đầu tư vì xây dựng nhà ở thu nhập thấp không đạt hiệu quả kinh tế, khả năng thu hồi vốn chậm. Khi tham gia đầu tư xây

dựng nhà ở thu thập thấp, các chủ đầu tư phải chủ động bồi thường giải phóng mặt bằng, giá căn hộ thì do Nhà nước thẩm định, đối tượng được mua lại hạn chế và Nhà nước thì chưa có chế độ hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các đối

tượng này nên việc thu hồi vốn lâu. Ơng Lê Hồng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng, đối với chương trình nhà ở xã hội,

Nhà nước phải thể hiện vai trị chính. Cụ thể, đối với việc xây dựng chỗ lưu

trú cho cơng nhân, kí túc xá cho sinh viên thì dứt khốt phải bằng nguồn lực của Nhà nước. Riêng đối với người có thu nhập thấp thì nên xã hội hóa bằng cơ chế, chính sách riêng đủ sức hấp dẫn doanh nghiệp tham gia.

Phần đông ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng Chính phủ cần xây

dựng chiến lược phát triển nhà ở trên nền tảng cho đối tượng là người thu

nhập thấp, cán bộ cơng chức...Tạo ra một mơi trường sống lí tưởng cho người dân. Điều quan trọng là Chính phủ nên ban hành chính sách thuế, cải tiến thủ tục cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này, các ưu đãi cho doanh nghiệp và huy động nguồn vốn xã hội hóa. Khơng nên can thiệp trực tiếp quá sâu vào các quy định về quyền mua bán nhà của người dân. Điều quan trọng để khơi thông thị trường bất động sản là người mua nhà thu nhập thấp vẫn được

quyền mua bán, sang nhượng nhằm tạo nên một thị trường thực sự, tránh tình trạng cấp phát như thời bao cấp.

Với hi vọng lập được nhiều quỹ nhà ở xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã kêu gọi các doanh nghiệp tham gia, đồng thời xác định không sử dụng vốn

ngân sách nhà nước để phát triển nhà ở xã hội mà “lấy đất nuôi đất”, tức sử dụng quỹ đất công dôi dư (qua sắp xếp lại nhà đất cơng tại Thành phố) để

hốn đổi với các chủ đầu tư lấy nhà ở xã hội. Thành phố cũng giao Sở Quy

hoạch - Kiến trúc phối hợp các sở ngành liên quan và UBND các quận huyện 2, 9, 12, Thủ Đức, Hóc Mơn, Bình Chánh... quy hoạch sử dụng đất tại bốn

cửa ngõ của Thành phố để xây nhà ở xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)