Đối với tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 81 - 87)

3.4 Khuyến nghị

3.4.2 Đối với tỉnh Đồng Nai

Để việc triển khai chính sách phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp

phát huy hiệu quả, ngoài việc áp dụng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh Đồng Nai cần phải quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chuyên

môn trong việc tham mưu cho lãnh đạo tỉnh các giải pháp cụ thể để thực hiện. Sau đây là một số gợi ý:

- Sở Xây dựng:

+ Tham mưu cho tỉnh trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực nhà ở nói chung và nhà ở thuộc nhóm đối tượng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn.

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tham mưu, đề xuất

tỉnh trong việc lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nhà ở

để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các nhóm đối tượng trong đó có nhóm nhà ở xã

hội để thuê, thuê mua.

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành lập kế hoạch phát triển nhà ở xã hội 5 năm và hàng năm theo quy định.

+ Chủ trì, phối hợp với các địa phương, các Sở, ngành liên quan cụ thể hóa một số vấn đề như: Quy định trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã

hội.

+ Xác định cụ thể các khu đất sử dụng vào mục đích phát triển nhà ở xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải di dời để bố trí đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án quy hoạch các khu dân cư nông thôn, khu dân cư đô thị.

+ Rà soát các chung cư xuống cấp, hư hỏng (không thực hiện bán nhà theo Nghị định 61/CP) để chuyển sang sử dụng vào mục đích phát triển nhà ở xã hội.

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan xác định giá cho thuê, thuê mua quỹ nhà ở xã hội theo khung giá tạm thời để áp dụng trên địa bàn tỉnh.

+ Chủ trì, dự thảo văn bản trình UBND tỉnh báo cáo kiến nghị Trung

ương một số cơ chế, chính sách phù hợp để thực hiện phát triển quỹ nhà ở xã

hội trên địa bàn tỉnh. - Sở Tài chính:

+ Chủ trì, phối hợp với Quỹ Phát triển nhà ở của tỉnh đề xuất quy định

vay vốn ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh đối với các đối tượng hưởng cơ chế chính sách trong đề án nhà ở xã hội.

+ Chủ trì, rà sốt kết quả thực hiện Nghị quyết số 82/2006/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân khóa VII, báo cáo UBND tỉnh để đề nghị Hội đồng

nhân dân tỉnh điều chỉnh tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách đảm bảo việc trích tiền sử dụng đất cho Quỹ Đầu tư phát triển nhà ở đúng quy định hiện hành; đồng thời, hàng năm cân đối ngân sách, trình Hội đồng nhân

dân tỉnh xem xét quyết định trong khung từ 30%-50% tiền sử dụng đất của

các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa

bàn theo quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP của Chính phủ. - Sở Kế hoạch và Đầu tư:

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan trong việc

bố trí vốn hàng năm để đầu tư xây dựng phát triển quỹ nhà ở xã hội.

+ Quy định địa bàn, dự án được hưởng ưu đãi đầu tư theo luật định để

UBND tỉnh ban hành áp dụng.

+ Tùy vào dự án và điều kiện, địa bàn cần ưu đãi đầu tư, đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng; hỗ trợ chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng; hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội với lãi suất thu hồi vốn đầu tư khoảng 3%/năm (hỗ trợ sau khi đầu tư) cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

- Sở Nội vụ: Nghiên cứu thành lập Hội đồng xét duyệt của tỉnh để xét

duyệt các đối tượng và điều kiện được thuê và thuê mua quỹ nhà ở xã hội; ban hành quy định mức thu nhập bình quân của hộ gia đình làm cơ sở xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Cục Thuế: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế để áp dụng cho việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

- Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Đề xuất quy định lãi suất ưu đãi, hỗ trợ sau

đầu tư; chính sách vay vốn tín dụng; thế chấp; giải chấp cho các đối tượng

tham gia đầu tư xây dựng và nhóm đối tượng thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên

địa bàn.

- Hội đồng xét duyệt của tỉnh: Kiện toàn và sắp xếp để đề nghị xem xét, lựa chọn đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội, thứ tự ưu tiên, tiêu

chuẩn đối tượng thu nhập thấp để áp dụng trên địa bàn.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Căn cứ vào quỹ đất phát triển nhà ở xã

hội đã được xác định trong các quy hoạch chuyên ngành, bổ sung vào quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cắm mốc bàn giao cho địa phương quản lý để bố trí sử dụng đúng mục đích phát triển nhà ở xã hội.

- UBND các địa phương: Hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch

phát triển nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội, bố trí cho các đối tượng, vốn

đầu tư, quỹ đất, lập quy hoạch và phối hợp với Thanh tra Xây dựng và các Sở,

ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý sự dụng đối với quỹ nhà ở xã hội

trên địa bàn; trực tiếp làm việc với các chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn xác định các vị trí có thể bố trí xây dựng nhà ở xã hội; đồng thời xác định nhu cầu cụ thể để bố trí vốn phân kỳ thực hiện.

- Các Công ty Kinh doanh hạ tầng chuyên ngành như Cấp nước, điện, vệ sinh môi trường: Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ giá sinh hoạt cho cán bộ công chức - viên chức và công nhân ở các khu công nghiệp tập trung.

- Các tổ chức đoàn thể - xã hội tham gia giám sát các cơng trình xây

dựng quỹ nhà ở xã hội; các tổ chức đoàn thể xã hội phối hợp với chính quyền vận động chương trình "Xã hội hóa nhà ở xã hội" trên địa bàn.

- Các Sở, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nếu có thay đổi về cơ chế, chính sách liên quan đến nhiệm vụ cần tham mưu UBND tỉnh kịp thời điều chỉnh, bổ sung quyết định cho phù hợp với quy định của

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Chương III bàn về phương hướng, giải pháp phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020.

Trước hết, phải xác định là các giải pháp phát triển nhà ở cho người thu

nhập thấp tại Đồng Nai phải dựa trên chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này.

Từ những định hướng chung, nghiên cứu này dự báo các xu hướng phát triển nhà ở và nhà ở cho người thu nhập thấp trong thời gian tới, từ đó đặt ra

các mục tiêu cụ thể cần đạt được.

Các nhóm giải pháp cụ thể được đề nghị đối với các cấp, các ngành và

các đối tượng liên quan trong Chương III là mục tiêu cuối cùng của đề tài

nghiên cứu này: Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020.

KẾT LUẬN

Quyền có nhà ở để đảm bảo quyền sống xứng đáng với tên gọi và phẩm giá con người là một trong những quyền cơ bản được Hiến pháp khẳng định.

Đó cũng là một trong những mục tiêu lớn lao và cụ thể nhất của toàn bộ công

cuộc đấu tranh giành độc lập, đổi mới và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Chất lượng nhà ở cho người thu nhập thấp còn là thước đo sự phát triển hệ

thống an sinh xã hội và chất lượng sống, quy định vẻ đẹp kiến trúc, bộ mặt

cảnh quan của một địa phương và toàn thể quốc gia, đồng thời khẳng định

trình độ quản lý xã hội của Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp. Hơn nữa, vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp khơng chỉ là việc tạo nơi ăn, chốn ở mới cho hàng ngàn hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng

đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mà còn bao gồm cả việc thu xếp nhà ở để "an cư lạc nghiệp" cho hàng vạn lao động từ nông thôn ra thành thị làm

việc, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho những người có thu nhập thấp muốn tìm một ngơi nhà để cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt, không gian sống vốn q khó khăn của mình, cũng như cho các cặp gia đình trẻ "tách hộ" ra ở riêng.

Q trình di chuyển các dịng dân cư và xác lập chỗ ở mới "bằng và tốt

hơn chỗ ở cũ" cho các cư dân này đã, đang và sẽ còn tiếp tục mở rộng, tăng

tốc trong xu thế phát triển năng động chung của xã hội hiện đại, cùng với quá trình tổng tái cơ cấu các khu vực và hoạt động kinh tế - xã hội vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển ở nước ta…

Theo nghĩa đó, có thể nói, việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp phải là một trong các mục tiêu ưu tiên hàng đầu, nổi bật và bao quát của một thể chế xã hội văn minh, nhất là một quốc gia muốn phát triển bền vững, phát triển đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam.

Đề tài “ Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Đồng

Nai - Giai đoạn 2011 - 2020’’ được hình thành và phát triển dựa trên tâm

huyết của tác giả về một vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện đại mà hiện nay

vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Trên cơ sở nghiên cứu đó, tác giả đề ra một số giải pháp với hy vọng đóng góp một phần vào q trình hồn thiện thêm

chính sách của nhà nước và giải quyết được phần nào nhu cầu về nhà ở cho

tầng lớp nhân dân có thu nhập thấp tại địa phương. Tuy nhiên với thời gian và lượng kiến thức có hạn, nên nghiên cứu vẫn chưa hồn thiện như mong đợi.

Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của thầy cơ, các bạn và những ai có tâm huyết tham gia nghiên cứu ở lĩnh vực này để tiếp tục bổ sung hoàn thiện đề tài hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS. Đinh Văn Ân (2011) , Chính sách phát triển thị trường bất động

sản ở Việt Nam”, Hà Nội.

[2]. UBND tỉnh Đồng Nai (2010), Chương trình phát triển nhà ở trên địa

bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Đồng Nai.

[3]. Sở Xây dựng Đồng Nai (2008), Dự án đầu tư Xây dựng thí điểm nhà

ở xã hội huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai.

[4]. UBND tỉnh Đồng Nai (2010), Đề án phát triển nhà ở xã hội trên địa

bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Đồng Nai.

[5]. TS.KTS Trần Xuân Đỉnh (2001), Ứng dụng những tiến bộ khoa học

kỹ thuật công nghệ và vật liêu mới là khâu then chốt trong cơng nghiệp hóa xây dựng nhà ở, tại Hội nghị Hội thảo quốc tế “Chính sách phát triển nhà

trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước”, TP.HCM.

[6]. Thái Dỗn Hịa (2008): Giải pháp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính của người sử dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng, ĐH Bách Khoa TP.HCM.

[7]. Ths. Phan Anh Hồng (2009), Những đặc điểm của đô thị Việt Nam,

Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM.

[8]. TS. Trần Văn Khải (2001), Các giải pháp thiết kế nhà ở cho dân có thu nhập thấp tại Tp. Hồ Chí Minh, tại Hội nghị Hội thảo quốc tế “Chính sách

phát triển nhà ở trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền

kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước”, TP.HCM.

[9]. Nguyễn Duy Long, Đỗ Thị Xuân Lan (2003), Các yếu tố thành công

của dự án xây dựng, Hội nghị Khoa học trẻ Bách Khoa lần 4, TP.HCM.

[10]. Luật Nhà ở năm 2005. [11]. Luật Đất đai năm 2003.

[12]. Phạm Cao Nguyên (2001), Xã hội hóa nhà ở tại Tp. Hà Nội, tại Hội nghị Hội thảo quốc tế “Chính sách phát triển nhà ở trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà

nước”, TP.HCM.

[13]. Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

[14]. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

[15]. Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ

hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

[16]. Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước.

[17]. TS. Nguyễn Đình Thọ (2010), Bài giảng môn học: “Phương pháp

nghiên cứu khoa học”, ĐH Kinh tế TP.HCM.

[18]. Tổng cục Thống kê (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, Hà Nội.

[19]. Thông tư 05/2006/BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006.

[20]. Thông tư 32/2007/BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số

148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/Nđ-CP ngày

15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

Các website tham khảo:

[21]. http://www.dangcongsan.vn (Đảng Cộng sản Việt Nam) [22]. http://www.moc.gov.vn (Bộ Xây dựng)

[23]. http://www.monre.gov.vn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) [24]. http://www.gso.gov.vn (Tổng cục Thống kê)

[25]. http://www.dongnai.gov.vn (UBND tỉnh Đồng Nai)

[26]. http://www.ciem.org.vn (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung

ương)

[27]. http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn (Viện nghiên cứu và phát triển TP. Hồ Chí Minh)

[28]. http://www.tuoitre.vn (Báo Tuổi trẻ)

[29]. http://www.thanhnien.com.vn (Báo Thanh niên) [30]. http://www.wikipedia.org (Bách khoa tồn thư mở)

[31]. http://www.chinhphu.vn (Cổng thơng tin điện tử Chính phủ) [32]. http://www.diza.vn (Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)