Bài học kinh nghiệm phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 39)

1.3 Kinh nghiệm phát triển nhà ở đô thị và nhà ở cho người thu nhập thấp

1.3.3 Bài học kinh nghiệm phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp

Từ những kinh nghiệm phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại các nước tiên tiến và một số địa phương trong nước, ta có thể rút ra một số bài

học kinh nghiệm như sau:

Một là, Nhà nước chủ động tham gia đầu tư cung cấp các loại nhà ở mà

thị trường không tham gia như nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã

hội… để tạo cung đa dạng cho thị trường, đồng thời chủ động bình ổn giá cả thị trường.

Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy vai trò của nhà nước vô cùng quan trọng trong việc giải quyết nhà ở cho toàn dân mà đặt biệt là nhà ở cho người

có thu nhập thấp. Trong khu vực Châu Á thì mơ hình phát triển nhà ở của

Singapore được xem là rất thành cơng, bên cạnh đó các nước khác như Hàn

Quốc, Nhật Bản, Philippines… đều giao nhiệm vụ phát triển nhà ở cho một cơ quan nhà nước làm đầu mối (Bộ Xây dựng hoặc Bộ Tài nguyên môi trường)

tổ chức thực hiện đảm bảo nhà ở cho dân, đồng thời cơ quan này nhận được

sự hỗ trợ vốn từ nhiều nguồn khác nhau: vốn ngân sách nhà nước, vốn phát hành trái phiếu, vốn thế chấp tài sản nhà nước, vốn viện trợ…

Tại các nước như Ấn Độ, Bangladesh… hầu như nhà nước không quan

tâm đến phát triển nhà ở cho dân mà chủ yếu là do tư nhân kiểm sốt. Vì mục tiêu lợi nhuận nên các công ty cung cấp nhà ở này chỉ xây dựng những căn

nhà đắt tiền phục vụ cho những người có thu nhập trên trung bình, cịn những người có thu nhập thấp vẫn quanh quẩn trong những ngôi nhà ổ chuột, phát

triển đô thị không đồng đều, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển chung

của cả nền kinh tế.

Hai là, để quản lý việc xây dựng nhà ở theo thiết kế đô thị nhằm đảm bảo

trật tự kiến trúc đơ thị, góp phần tạo lập và giữ gìn bản sắc kiến trúc riêng của từng địa phương, nhà nước nên ban hành các quy định về tiêu chuẩn nhà ở,

quản lý kiến trúc nhà ở như mơ hình phát triển nhà ở của Anh.

Ba là, phát triển thị trường nhà cho thuê, đã có loại nhà để bán thì cũng

nên có loại nhà đó để cho thuê, tạo thêm khả năng lựa chọn cho người cần

nhà, có tác dụng điều tiết giá bán và giá thuê. Mặt khác nhà cho thuê còn đáp

ứng nhu cầu của thị trường lao động tạm thời khi cần thu hút nhân lực đến nơi

có nhiều việc làm, nơi tạm trú để học tập, kinh doanh... Thị trường nhà cho thuê ở Việt Nam tuy đã hình thành nhưng rất yếu kém và chủ yếu là nhà cho người nước ngoài thuê, nhà trọ cho cơng nhân, cho sinh viên… Vì thu hút vốn

đầu tư của tư nhân vào thị trường này rất khó do thu hồi vốn chậm, lợi nhuận

đó, nhà nước cũng cần phát triển nhà ở công để cho thuê với giá tương đối để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho dân.

Bốn là, cần thiết phải xây dựng hệ thống tài chính nhà ở như quỹ tiết

kiệm nhà ở để tạo điều kiện cho đơng đảo người dân có cơ hội tạo lập nhà ở

cho mình. Thành cơng nhất trong khu vực là hệ thống tiết kiệm nhà ở bắt

buộc của Singapore. Theo đó người mua nhà trong tương lai tiết kiệm một

khoản tiền nhất định và được phép vay vốn với lãi suất thấp trả dần do trích

một phần thu nhập hàng tháng của họ. Bên cạnh Singapore, một số quốc gia khác như Hàn Quốc có Chương trình kế hoạch mua nhà lần đầu, Nhật Bản có hệ thống Cơng ty cho vay tài chính nhà ở, Thái Lan có hệ thống tín dụng nhà

ở là nhận tiền đặt cọc…

Năm là, Nhà nước nên chịu trách nhiệm thu hồi đất, sau đó cung cấp cho các đơn vị thực hiện, tránh sự đối đầu giữa nhà đầu tư và chủ sử dụng đất

trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng làm chậm tiến độ thực hiện dự án, thực chất đây là công đoạn “khó nhằn” nhất của các dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực đất đai mà các doanh nghiệp rất ngán ngẫm khi có có ý định

triển khai đầu tư.

Sáu là, quy định các doanh nghiệp thực hiện dự án kinh doanh nhà ở

phải dành ít nhất 20% quỹ đất phục vụ cho nhu cầu xây nhà ở cho người có

thu nhập thấp (hoặc 20% tổng chi phí của dự án), đồng thời để gia tăng hiệu

suất đầu tư trên cùng một diện tích đất từ đó kéo giảm giá bán cho người mua loại nhà này, thì nhà nước phải có chính sách qui định cho xây dựng nhà cao tầng: từ 10 đến 20 tầng (chứ không phải chỉ cao tối đa 06 tầng như quy định

hiện nay) nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư.

Bảy là, mở rộng và khuyến khích việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng nhà ở; mở rộng hợp tác với nước ngoài để tiếp thu kinh nghiệm về quy hoạch - kiến trúc, quản lý dự án và các thành tựu khoa học - cơng nghệ của nước ngồi trong lĩnh vực phát triển và quản lý thị trường bất động sản nhà ở.

Phát triển nhà ở là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hố và xã hội, địi hỏi sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, phải thống nhất và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, các nhà

quản lý, chủ đầu tư xây dựng và người dân. Và đây cũng là một thị trường đầy hứa hẹn và đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. Phát triển thị trường nhà ở

là góp phần vào sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta lãnh đạo;

tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ đô thị và nông thôn theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân

TĨM TẮT CHƯƠNG I

Qua Chương I, ta sẽ có cái nhìn tổng quan về vấn đề nhà ở và phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp.

Quá trình đơ thị hóa đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam có mối liên hệ mật thiết đến nhu cầu nhà ở trong xã hội, đây cũng là vấn đề mang tính

chất thời đại đối với mỗi quốc gia trên thế giới.

Quá trình đơ thị hóa sẽ dẫn đến sự gia tăng dân số, trong đó có người thu nhập thấp. Số lượng cư dân có thu nhập thấp tăng nhanh cũng kéo theo nhu cầu nhà ở đáp ứng cho bộ phận cư dân này cũng tăng theo, từ đây vấn đề giải quyết nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp cũng trở thành mối quan tâm

của toàn xã hội.

Để giải quyết vấn đề này, ta cần nắm chắc cơ sở lý luận về vấn đề nhà ở

nói chung và nhà ở cho người thu nhập thấp nói riêng; tham khảo kinh

nghiệm giải quyết vấn đề nhà ở từ các nước, cũng như việc triển khai các

chương trình phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại các địa phương

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NHÀ Ở VÀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)