Nhóm giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 73)

3.3 Các giải pháp phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Đồng Nai

3.3.2.1 Nhóm giải pháp về tài chính

- Nguồn vốn đầu tư phát triển quỹ nhà ở cho người thu nhập thấp được

hình thành gồm:

+ Tiền thu từ việc bán, cho thuê, cho thuê mua quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn.

+ Mức trích cụ thể tiền sử dụng đất cho Quỹ Đầu tư phát triển nhà ở được UBND tỉnh cân đối ngân sách hàng năm, trình HĐND tỉnh xem xét,

quyết định trong khung 30% - 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển

nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn theo quy định của Nghị định 90/2006/NĐ-CP.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

+ Tiền hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài

nước.

+ Tiền huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của

pháp luật.

- Nguồn từ quỹ phát triển nhà ở của tỉnh đã được hình thành từ các

nguồn: Tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP; khấu

hao cơ bản trích từ tiền cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước.

+ Tiền khai thác quỹ đất ở (trích một phần tỷ lệ theo hình thức đấu giá đất, đấu thầu dự án sau khi có quy hoạch được phê duyệt).

+ Tiền bán đấu giá tài sản nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước được thu hồi do các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả hoặc chuyển nhượng trái phép; hoặc trong quá trình sáp nhập, giải thể,...

+ Tiền bổ sung từ nguồn ngân sách địa phương do Hội đồng nhân dân

cấp tỉnh quy định.

+ Tiền ứng trước của người thuê mua nhà ở xã hội (20%).

+ Tiền huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của

pháp luật.

- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì chủ đầu tư dự án

thực hiện việc đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án

đầu tư xây dựng cơng trình và quản lý ngân sách Nhà nước.

- Đối với dự án nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của các thành phần kinh tế thì nguồn vốn được sử dụng gồm:

+ Vốn tự có của chủ đầu tư.

+ Vốn vay của các tổ chức tín dụng. + Vốn liên doanh, liên kết.

+ Vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp

+ Các chủ doanh nghiệp, nhà máy (người sử dụng lao động) phải có

trách nhiệm giải quyết chỗ ở cho người lao động bằng nhiều hình thức như:

Tự đầu tư xây dựng theo quy hoạch, thuê hoặc mua lại các quỹ đất có hạ tầng hoặc quỹ nhà ở của các đơn vị kinh doanh hạ tầng; hoặc đóng góp tài chính

vào quỹ phát triển nhà ở xã hội.

- Nguồn vốn hỗ trợ cho người thu nhập thấp vay để thuê mua nhà ở xã

hội: Quỹ Phát triển nhà ở, ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng thương

mại có chính sách, cơ chế cho người thu nhập thấp vay, với điều kiện cho vay là đối tượng công nhân, cán bộ, công chức, viên chức có hộ khẩu ở tỉnh, đã làm việc liên tục 5 năm trở lên, chưa có nhà ở (hoặc tỉnh có tiêu chí để xác định những ai là đối tượng có thu nhập thấp được vay); tùy vào từng năm để

quy định hạn mức tối đa cho vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay cho phù hợp với các đối tượng.

- Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính

phủ kỳ hạn 5 năm (khoản 3 Điều 10 - Nghị định 151/2006/NĐ-CP).

- Mức hỗ trợ sau đầu tư bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và 90% lãi suất vay vốn đầu tư áp dụng cho các đối

tượng quy định tại Điều 10 Nghị định 151/2006/NĐ-CP (khoản 1 Điều 14

nghị định 151/NĐ-CP).

- Đối với nhà cho thuê: Thời gian thu hồi vốn tối đa là 40 năm, lãi suất

thu hồi vốn đầu tư là 3%/năm; đối với nhà cho thuê mua: Thời gian thu hồi

vốn là 15 năm, lãi suất thu hồi vốn đầu tư là 3%/năm.

- Có chính sách cho hộ cá nhân vay ưu đãi, lãi suất 6-7%/năm với thời hạn vay 15 năm từ Quỹ Phát triển nhà ở.

- Rà soát, củng cố việc tổ chức, hoạt động của Quỹ Phát triển nhà ở của

tỉnh để quản lý Quỹ Phát triển nhà hiệu quả, đúng quy định.

- Tổ chức và cá nhân phát triển quỹ nhà ở cho người thu nhập thấp được miễn, giảm các khoản thuế liên quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Được hưởng mức thuế suất 10% áp

dụng trong thời gian 15 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành

nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Trường hợp cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và có ảnh hưởng lớn về kinh tế, xã

hội cần được khuyến khích cao hơn, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng thuế suất 10% áp dụng trong suốt thời gian thực hiện dự án (điểm b khoản 3 Điều 34 của Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày

14/02/2007 hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp). Được

miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt ưu

đãi đầu tư (khoản 5 Điều 35 của Nghị định số 24/2007/NĐ-CP).

- Thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động xây dựng nhà ở cho người lao động của cơ sở kinh doanh thì được khấu trừ tồn bộ nếu khu nhà đó được

tính vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Trường hợp cơ sở kinh doanh bán nhà ở cho cán bộ cơng nhân viên thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy

định (Thông tư 32/2007/BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính).

- Doanh nghiệp có sử dụng lao động tham gia đầu tư xây dựng nhà ở

công nhân hoặc hỗ trợ tiền nhà ở cho công nhân được hạch tốn chi phí đó

vào chi phí sản xuất hợp lý (Thơng tư 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)