Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên khối tiểu học trong hệ thống trường kinderworld tại hà nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực (Trang 33 - 37)

1.5. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trong trường có

1.5.2. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên

Tuyển dụng nhân lực bao gồm hai quy trình đó là tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực. Tuyển dụng nhân lực là một khâu quan trọng của quá trình quản lý nguồn nhân lực trong hệ thống trường có yếu tố nước ngồi.

Tuyển mộ là q trình thu hút những người có tiềm năng sư phạm. Các cơ sở giáo dục phải có đầy đủ khả năng để thu hút đủ số lượng, đủ cơ cấu và đảm bảo chất lượng để đạt được mục tiêu về nhân lực của cơ sở giáo dục. Quá trình tuyển mộ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của qúa trình tuyển chọn. Trong thực tế có nhiều GV có trình độ chun mơn tốt nhưng họ khơng được tuyển chọn vì họ khơng biết được các thơng tin của cơ sở giáo dục cần tuyển hoặc họ khơng có cơ hội nộp đơn xin ứng tuyển. Cơng tác tuyển mộ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo viên trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngồi bởi vì tuyển mộ khơng chỉ ảnh hưởng tới việc tuyển chọn mà còn ảnh hưởng đến các chức năng khác của quá trình quản lý như: đào tạo, phát triển GV hay thực hiện các chính sách đãi ngộ… Để đạt thắng lợi, quá trình tuyển mộ cần được tiến hành có kế hoạch, mang tính chiến lược và quy trình tuyển mộ rõ ràng.

Nơi dung tuyển mộ bao gồm:

Thu hút giáo viên trong nhà trường qua thông báo tuyển mộ

Thu hút giáo viên trong, ngoài nhà trường qua giới thiệu của cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường

Thu hút giáo viên ngồi nhà trường thơng qua quảng cáo trên các phương tiên truyền thông

Tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá sàng lọc các ứng viên dựa vào các yêu cầu cụ thể của cơng việc. Q trình tuyển chọn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch phát triển của nhà trường và kế hoạch nguồn nhân lực.

Tuyển chọn được những người có trình độ chun môn cần thiết cho công việc để thực hiện nâng cao chất lượng GD của nhà trường.

Tuyển chọn được những người có kỷ luật cao, trung thực trong thực hiện cơng việc và gắn bó lâu dài với nhà trường.

Quá trình tuyển chọn tốt sẽ giúp cho Hiệu trưởng nhà trường đưa ra quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn, phù hợp với mục tiêu của nhà trường. Quyết định tuyển chọn có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục, bởi vì tuyển chọn tốt sẽ giúp cho cơ sở giáo dục có được những con người có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của cơ sở giáo dục trong tương lai. Tuyển chọn tốt cũng sẽ giúp cho cơ sở giáo dục giảm được các chi phí như: chi phí cho việc tuyển chọn lại, chi phí cho việc đào tạo lại cũng như tránh được những thiệt hại rủi ro trong qua trình thực hiện cơng việc. Nếu những bước tuyển chọn phù hợp, các bước thu thập thơng tin chính xác và đánh giá các thơng tin một cách khoa học thì việc tuyển chọn đạt được kết quả cao.

Quá trình tuyển chọn trong nhà trường cần thực hiện theo 5 bước sau đây:

Bước 1 – Phỏng vấn sơ bộ

Bước 2 – Sàng lọc các ứng viên dự tuyển qua đơn xin việc Bước 3 – Đánh giá/ khảo sát năng lực của ứng viên

Bước 4 – Phỏng vấn bởi Ban giám hiệu nhà trường

Bước 5 – Thử việc và tuyển chọn ứng viên vào vị trí phù hợp

Tóm lại, tuyển mộ và tuyển chọn là hai khâu quan trọng của nội dung tuyển dụng và là nội dung quan trọng của quản lý ĐNGV trong nhà trường.

Quá trình tuyển mộ nhằm mục đích thu hút các ứng viên để nhà trường có nhiều lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc tại một ví trí nào đó phù hợp trong trường. Nhà trường có thể tuyển mộ từ bên trong hoặc từ thị trường lao động bên ngoài với nhiều phương pháp khác nhau sao cho có được đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp và tài giỏi.

Bên cạnh việc tuyển dụng thì việc sử dụng ĐNGV cũng phải được chú trọng. Tuyển dụng được giáo viên giỏi, tìm được người phù hợp với vị trí việc làm rất khó nhưng vấn đề quan trọng là người người lãnh đạo phải sử dụng nguồn GV này thế nào để phát huy tốt nhất khả năng của họ, giúp họ thành công và mang lại lợi ích cho nhà trường. Quản lý là một nghệ thuật, Nghệ thuật dùng người ở đây là người hiệu trưởng phải biết phân công công việc, sắp xếp, sử dụng đúng người vào đúng từng việc là phát huy được tối đa khả năng, mặt mạnh sở trường của mỗi GV.

Đối với trường tiểu học có yếu tố nước ngồi, theo năm học GV được phân công công việc với hai nhiệm vụ chính: Thực hiện giảng dạy chương trình Việt Nam và hỗ trợ lớp Tiếng Anh.

Khi phân công công việc cán bộ quản lý cần thực hiện theo nguyên tắc nắm vững chủ trương, chế độ chính sách của Đảng, nhà nước, ngành giáo dục cũng như của tổ chức đối với giáo viên, thực trạng đội ngũ giáo viên trong nhà trường để vận dụng linh hoạt, sáng tạo và phù hợp.

Nội dung phân công giáo viên:

Đảm bảo tính khoa học, phù hợp phân công theo đúng chuyên ngành được đào tạo

Đảm bảo tính vừa sức, cơng bằng và đồng đều

Phân công phải đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường và quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng của GV

Đảm bảo nguyên tắc dân chủ, có qui trình phân cơng hợp lý Bản mô tả công việc của giáo viên cụ thể rõ ràng

Luôn tin tưởng vào khả năng nỗ lực của mỗi người

Khi phân công giáo viên cần dựa vào các căn cứ sau:

Tổ trưởng chuyên môn: Lựa chọn người tổ trưởng chun mơn phải có

năng lực quản lý tốt, có chun mơn tốt, có khả năng giao tiếp tốt. Tổ trưởng chuyên môn được huấn luyện tốt sẽ là nguồn cán bộ quản lý kế cận của ban lãnh đạo trong tương lai. Công việc của CBQL là lựa chọn các tổ trưởng chun mơn có năng lực và phẩm chất tốt, thích nghi với sự thay đổi của nhà trường, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trường.

Tiêu chuẩn lựa chọn tổ trưởng chuyên mơn:

Có ý thức cao về nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ một cách siêng năng và tận tâm; Có thái độ thân thiện; Thể hiện sự quan tâm đến việc cải thiện bản thân.

Đạt trình độ chuẩn về chun mơn, có khả năng giảng dạy tốt, có kinh nghiệm sư phạm.

Có uy tín đối với đồng nghiệp, có năng lực quản lý tốt. Đồn kết tốt nội bộ. Có khả năng phối hợp làm việc với người nước ngoài tốt.

Giáo viên giảng dạy: là người hỗ trợ học sinh lĩnh hội tri thức các môn

học thông qua hướng dẫn và giảng bài trên lớp. Giáo viên cịn đóng vai trị một chuyên gia đa lĩnh vực; họ là đại diện cha mẹ học sinh, cố vấn học tập, nhân viên kế tốn, thành viên gương mẫu, và nhiều vị trí khác… vì vậy việc phân cơng giáo viên dạy lớp là công việc quan trọng của công tác quản lý nhân sự của người hiệu trưởng.

Khi phân công GV giảng dạy hiệu trưởng cần căn cứ vào những vấn đề sau: Căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng lớp để chọn những giáo viên phù hợp.

Căn cứ vào năng lực giảng dạy, khả năng thực hiện cơng việc và trình độ ngoại ngữ của giáo viên để bố trí cơng việc.

Căn cứ vào nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh.

Căn cứ vào hồn cảnh gia đình, nguyện vọng của từng giáo viên để bố trí hợp lý.

Giáo viên chủ nhiệm

Người giáo viên chủ nhiệm có vai trị đặc biệt trong việc quan tâm giáo dục học sinh, xây dựng một tập thể lớp tốt. Giáo viên chủ nhiệm còn cầu nối giữa phụ huynh với nhà trường. Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của giáo viên giảng dạy, GV chủ nhiệm cịn có những u cầu sau:

Có tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và các kỹ năng sư phạm (biết tiếp cận các đối tượng học sinh, giao tiếp sư phạm, kỹ năng làm việc với phụ huynh cho sinh...)

Có khả năng truyền đạt thông tin từ nhà trường đến với phụ huynh học sinh.

Nắm được đặc điểm, hoàn cảnh của từng học sinh.

Tóm lại: Khi phân cơng sử dụng ĐNGV trong nhà trường, Hiệu trưởng cần căn cứ vào điều lệ trường tiểu học, luật giáo dục và căn cứ vào đặc điểm hoạt động của trường có yếu tố nước ngồi để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những nguyên tắc và yêu cầu của việc phân công để đạt được mục tiêu của nhà trường đồng thời quan tâm đến nguyện vọng của cá nhân.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên khối tiểu học trong hệ thống trường kinderworld tại hà nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)