Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên khối tiểu học trong hệ thống trường kinderworld tại hà nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực (Trang 65 - 69)

Trong mỗi năm học nhà trường thường tổ chức các chuyên đề để bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên.

Bảng 2.11. Bảng tổng hợp các lớp bồi dưỡng giáo viên do nhà trường tổ chức

STT Các chuyên đề bồi dưỡng GV Số GV tham gia

1 Chương trình phổ thông 2018 40

2 Dạy học trực tuyến 10

3 Dạy học theo phương pháp Explicit Teaching 40

Mỗi năm nhà trường thường tổ chức 3 chuyên đề. Các chuyên đề này thường mời các chuyên gia về hướng dẫn tại trường.

Để đánh giá về thực trạng nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Việt Nam khối tiểu học trong hệ thống giáo dục KinderWorld Hà Nội, tiến hành khảo sát 50 CBQL, GV bằng câu hỏi số 4 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Việt Nam khối tiểu học trong hệ thống

giáo dục KinderWorld Hà Nội

STT Nội dung SL Rất tốt Tốt thường Bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

1 Khảo sát trình độ, năng lực

sư phạm của giáo viên. 50 13 26% 15 30% 19 38% 3 6% 2

Xác định danh sách những GV cần được đào tạo, bồi dưỡng

50 12 24% 17 34% 19 38% 2 4%

STT Nội dung SL Rất tốt Tốt thường Bình Yếu SL % SL % SL % SL % lược và kế hoạch hành động về bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV 4 Đưa ra các chính sách về

đào tạo bồi dưỡng GV 50 15 30% 17 34% 15 30% 3 6%

5

Động viên GV sắp xếp công việc để tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch.

50 7 14% 11 22% 23 46% 9 18%

6

Gắn việc đánh giá GV với nhiệm vụ được cử đi đào tạo để đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng của nhà trường

50 6 12% 10 20% 24 48% 10 20%

7

Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn tại tổ chuyên môn do tổ trưởng chuyên môn và giáo viên hạt nhân phụ trách.

50 8 16% 9 18% 18 36% 15 30%

8

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, mời chuyên gia về giáo dục về bồi dưỡng tại nhà trường.

50 7 14% 10 20% 17 34% 16 32%

9

Lựa chọn và cử các nhóm GV đi học tập thực tế chuyên môn tại các trường;

50 9 18% 13 26% 15 30% 13 26%

10 Chỉ đạo hoạt động tự bồi

dưỡng của giáo viên. 50 8 16% 12 24% 18 36% 12 24% 11 Chuẩn bị, dự trù nguồn 50 7 14% 11 22% 21 42% 11 22%

STT Nội dung SL Rất tốt Tốt thường Bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

kinh phí để bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho GV

12

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên làm căn cứ xét thi đua, khen thưởng.

50 9 18% 10 20% 15 30% 16 32%

Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Việt Nam khối tiểu học trong hệ thống giáo dục KinderWorld cịn có những hạn chế nhất định, cụ thể:

- Các nội dung cơ bản đã thực hiện tốt hơn, có số lượng các ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường và yếu thấp hơn, đó là:

+ Khảo sát trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên: Có 56% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt, 38% ý kiến đánh giá ở mức bình thường, 6% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

+ Nội dung Xác định danh sách những giáo viên cần được đào tạo, bồi dưỡng: Có 58% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt, 38% ý kiến đánh giá ở mức bình thường, 4% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

+ Nội dung Xây dựng kế hoạch chiến lược và kế hoạch hành động về bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên: Có 58% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt, 36% ý kiến đánh giá ở mức bình thường, 6% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

+ Nội dung Đưa ra các chính sách về đào tạo bồi dưỡng giáo viên: Có 54% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt, 30% ý kiến đánh giá ở mức bình thường, 6% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

- Nhóm các nội dung nhận được đánh giá ở mức độ thực hiện đạt thấp đó là:

khóa đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đã được phê duyệt: Có 46% ý kiến đánh giá mức bình thường, có 18% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

+ Gắn việc đánh giá giáo viên với nhiệm vụ được cử đi đào tạo để đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng của nhà trường: Có 48% ý kiến đánh giá mức bình thường, có 20% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

+ Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn tại tổ chuyên môn do tổ trưởng chuyên môn và giáo viên hạt nhân phụ trách: Có 36% ý kiến đánh giá mức bình thường, có 30% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

+ Tổ chức lớp bồi dưỡng, mời chuyên gia về bồi dưỡng tại nhà trường: Có 34% ý kiến đánh giá mức bình thường, có 32% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

+ Lựa chọn và cử các nhóm giáo viên đi bồi dưỡng thực tế chuyên môn tại các trường trong hệ thống: Có 30% ý kiến đánh giá mức bình thường, có 26% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

+ Chỉ đạo hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên: Có 36% ý kiến đánh giá mức bình thường, có 24% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

+ Chuẩn bị dự trù nguồn kinh phí để bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên: Có 42% ý kiến đánh giá mức bình thường, có 22% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên làm căn cứ xét thi đua, khen thưởng: Có 30% ý kiến đánh giá mức bình thường, có 32% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

Qua phỏng vấn, trao đổi với chuyên gia, cán bộ Sở giáo dục, Phòng vận hành, phòng nhân sự, Ban học thuật của Công ty đều cho rằng “Việc bồi dưỡng giáo viên Việt Nam khối tiểu học trong hệ thống có hiệu quả chưa cao, chưa vận dụng được những phương pháp tiên tiến của nước ngoài vào giảng dạy”

dung đã thực hiện tốt và những nội dung cịn có hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cho thấy: các nội dung về đào tạo, bồi dưỡng còn bộc lộ những hạn chế nhất định trong tổng thể các nội dung phát triển đội ngũ giáo viên Việt Nam khối tiểu học trong hệ thống giáo dục KinderWorld Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên khối tiểu học trong hệ thống trường kinderworld tại hà nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)