3.2. Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên khối tiểu học
3.2.4. Đánh giá và sàng lọc đội ngũ giáo viên khối tiểu học trong hệ
3.2.4.1. Mục đích của giải pháp
Thực hiện kiểm tra, đánh giá giáo viên Việt Nam khối tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp GV đồng thời đáp ứng những yêu cầu đặc thù của trường có yếu tố nước ngồi đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục một cách bền vững. Kết quả đánh giá GV làm cơ sở để nhà trường và phịng nhân sự Cơng ty xây dựng kế hoạch sử dụng và phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường cũng như của hệ thống đồng thời làm căn cứ để xét tăng lương cũng như các chế độ ưu đãi cho giáo viên.
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp
- Lập kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá giáo viên đảm bảo theo phân cấp quản lý, thực hiện đảm bảo mục tiêu, nội dung kiểm tra.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá cần chú ý các nội dung sau: Đánh giá GV Việt Nam khối tiểu học theo các nội dung của chuẩn. Đảm bảo đánh giá GV triển khai đúng nội dung quy trình của chuẩn, trong đó việc giáo viên tự đánh giá là cơ sở để các tổ khối chuyên môn, DHOV và HOV đánh giá và xếp loại GV theo yêu cầu của chuẩn.
Cần xác định được mặt mạnh, mặt yếu về các lĩnh vực và các tiêu chí trong chuẩn, chú trọng việc thực hiện năng lực nghề nghiệp, hiệu quả công việc của GV Việt Nam khối tiểu học trong từng năm học nhằm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của nhà trường cũng như của hệ thống.
HOV cần tiến hành các bước đánh giá, xếp loại GV Việt Nam khối tiểu học theo quy trình. Cụ thể như sau:
Bước 1. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại.
Giáo viên cần dựa trên những kết quả mình thực hiện được để đưa ra Kết quả tự đánh giá dựa trên các minh chứng. Những minh chứng này sẽ là căn cứ để GV trao đổi với HOV (nếu cần).
Đây là bước cơ bản nhất trong quy trình đánh giá. Cần hình thành ở giáo viên tính tự giác cao, ln hướng đến mục tiêu tự hoàn thiện bản thân thay cho việc đánh giá vì thành tích nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các mục tiêu GD.
Bước 2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại
HOV tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn. Cần phát huy được tính dân chủ trong góp ý, xây dựng của tập thể GV trong tổ chun mơn, mục đích hướng đến sự phát triển, hồn thiện của người GV.
Bước 3. Trưởng bộ phận Việt Nam đánh giá, xếp loại
HOV đánh giá cần đảm bảo có các minh chứng cho các kết quả đánh giá dựa trên các cơng tác dự giờ - góp ý, kiểm tra hồ sơ sổ sách, kiểm tra vở - bài kiểm tra của học sinh, công tác chủ nhiệm…
Đánh giá giáo viên trên tinh thần khách quan, vô tư, sâu sát với công việc nhà trường trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
HOV cũng cần chú ý đến các GV có những hồn cảnh đặc biệt, sự nỗ lực cố gắng đối với từng trường hợp cụ thể để động viên khuyến khích kịp thời.
HOV là người chịu trách nhiệm đưa ra kết luận cuối cùng, đồng thời cần đảm bảo có các bằng chứng để minh họa cho kết luận đưa ra khi cần thiết.
Bước 4: HOV trao đổi kết quả đánh giá với giáo viên
HOV trao đổi trực tiếp với riêng từng giáo viên về điểm tốt và chưa tốt của GV từ đó giúp cho GV nắm được điểm tốt của mình để phát huy, mặt khác cũng giúp GV nắm được mặt chưa đạt được để đưa ra hướng khắc phục trong thời gian tới.
Bước 5: Tổng hợp kết quả đánh giá
Sau khi đã thống nhất kết quả đánh giá với từng giáo viên HOV gửi bản đánh giá lên bộ phân nhân sự của Công ty để làm căn cứ khen thưởng, tăng lương hoặc giữ lại giáo viên hay sa thải trong năm học tiếp theo.
- Để việc đánh giá giáo viên có hiệu quả cần chú ý đến một số vấn đề sau: Nhà trường thường xuyên quan tâm đến giải pháp nâng cao năng lực giáo dục nói chung, năng lực dạy học nói riêng cho GV, coi đó là điều kiện để việc tự đánh giá và đánh giá GV có hiệu quả. Bởi lẽ nếu GV khơng hiểu họ cần làm gì và làm thế nào để hồn thành nhiệm vụ thì họ sẽ không thể tự đánh giá. Chỉ khi nào họ có năng lực đến một mức độ nhất định thì GV mới có thể thự biết mình có điểm gì mạnh, điểm gì yếu, mới biết tự đánh giá.
Việc đánh giá giáo viên cần quan tâm đến kết qủa chất lượng giáo dục HS, chất lượng không chỉ là điểm số mà là toàn bộ sự tiến bộ của HS mà giáo viên đó giảng dạy hay phụ trách.
giúp đỡ nhau, góp ý chân thành để chất lượng đánh giá được khách quan chính xác và có tác động tích cực.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
HOV cần có các hình thức, phương pháp trong chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tự đánh giá cũng như các thành viên trong tổ chuyên môn đánh giá đồng nghiệp hướng đến đảm bảo kết quả đánh giá là thống nhất, công bằng và khách quan, có tác dụng khích lệ, động viên kịp thời.
Để đảm bảo cơng tác đánh giá chính xác, người đánh giá cần phải thực hiện cơng tác kiểm tra, quản lí, giám sát chất lượng dạy và học để đưa ra các minh chứng rõ ràng cho giáo viên hiểu và nắm rõ điểm mạnh và yếu của mình.
Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng về kỹ năng, các chuẩn đánh giá cho CBQL, GV trong nhà trường; đề xuất với Ban học thuật Công ty kịp thời bổ sung, điều chỉnh, cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá cho phù hợp với đặc thù của nhà trường theo từng giai đoạn.