Về Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên khối tiểu học trong hệ thống trường kinderworld tại hà nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực (Trang 41 - 43)

1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

1.6.1. Về Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác

nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, vì đây đây là quốc sách hàng đầu. Đảng ta cũng nhiều lần nhấn mạnh, muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước, cần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; đồng thời, giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

Trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, thế hệ công dân trong tương lai cần phải được trang bị những năng lực, kỹ năng mới để có thể thành cơng trong mơi trường cạnh tranh tồn cầu. Nhận thức sâu sắc điều đó, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định: “Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, thành tựu khoa học và cơng nghệ của nhân loại”.

Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, những năm qua, ngành giáo dục đã chủ động xây dựng, ban hành khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thơng giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục và đào tạo, bảo đảm tính tương thích với bảng phân loại giáo dục quốc tế. Ngày 18/10/2016 Chính phủ đã phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam bao gồm 8 bậc từ bậc 1 - Sơ cấp đến bậc 8 - Tiến sĩ làm căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo; thúc đẩy việc học tập suốt đời của người dân; xây dựng quy hoạch, chính sách bảo đảm chất lượng, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Cùng với Khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, phát huy giá trị đất nước, văn hóa và con người Việt Nam. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường mở như hiện nay, quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu điều này đã tạo cơ hội thuận lợi để ngành giáo dục tiếp cận

với các xu thế mới, tri thức mới, những mơ hình giáo dục hiện đại tiên tiến của các nước trên thế giới. Đồng thời, bối cảnh cũng đặt ra những yêu cầu cấp bách cho ngành Giáo dục và đào tạo về nguồn nhân lực chất lượng, đặc biệt là việc tận dụng thời cơ phát triển nguồn lực con người trong giai đoạn dân số vàng. Không giống như các lĩnh vực khác, nguồn lợi từ đầu tư giáo dục bao gồm cả các giá trị kinh tế và phi kinh tế; có nguồn lợi có thể thu được ngay nhưng cũng có những nguồn lợi có thể thu được sau một khoảng thời gian dài về sau. Vấn đề chú trọng đầu tư cho giáo dục không chỉ là quan tâm đến một ngành mà còn là đầu tư cho phát triển đất nước, điều này thường được nhấn mạnh trong các chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam.

Đặc biệt, 2 Nghị định quan trọng là Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 4/10/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và Nghị định số 86/2018/NĐ-CP 06/6/2018 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi với nhiều ưu đãi hơn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiến vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. Theo đó, Nghị định 135 đã giúp đơn giản hóa yêu cầu về mặt pháp lý, vận hành và rút nhắn quy trình thủ tục hành chính; cịn Nghị định 86 giúp giảm yêu cầu về nhân sự và tăng hạn mức tuyển sinh học sinh Việt Nam, giúp tăng tỷ lệ học sinh Việt Nam được học chương trình giáo dục của nước ngồi từ khơng được vượt quá 10% với cấp tiểu học và trung học cơ sở, 20% với cấp trung học phổ thông đến không vượt quá 50% đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục bắt buộc.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên khối tiểu học trong hệ thống trường kinderworld tại hà nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)