Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên khối tiểu học trong hệ thống trường kinderworld tại hà nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực (Trang 80 - 82)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Để phát huy những kết quả đã thực hiện được, các biện pháp đề xuất cần dựa trên cơ sở xem xét, kế thừa những thành tựu đã đạt được. Mặt khác, nội dung của các biện pháp có thể có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, hệ thống hoá lại các ý tưởng sáng tạo, của các GV, các CBQL trong hệ thống giáo dục KinderWorld, các GV, CBQL ngoài hệ thống, các trường học, các cơ quan QLGD, các địa phương trong khung lý luận chung của đề tài.

Qua thực tế nghiên cứu đề tài đã thể hiện sự kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có trước, đó là các nghiên cứu khoa học về phát triển nguồn nhân lực trong GD, đặc biệt là phát triển nhân lực bậc giáo dục tiểu học.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, địi hỏi khi đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Việt Nam khối tiểu học trong hệ thống giáo dục KinderWorld Hà Nội phải luôn đặt trong sự phát triển giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội.

Các giải pháp được đề xuất phải có tính hệ thống, được xác định trên cơ sở trục cốt lõi chung là phát triển nguồn nhân lực, đó là: đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, …) của cấp học tiểu học, của đội ngũ giáo viên tiểu học. Về nguyên tắc, các vấn đề tất yếu có liên quan như sử dụng nguồn nhân lực, môi trường nguồn nhân lực đều được đề cập đến nhưng các giải pháp đưa ra cơ bản tập trung vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường. Do

vậy, có thể có nhiều giải pháp trong một hệ thống các giải pháp tổng thể, nhưng vì điều kiện và khn khổ nghiên cứu, luận văn chỉ lựa chọn một số giải pháp có tính chất then chốt và đột phá trong hệ các giải pháp tổng thể. Các giải pháp phải có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau để tổng hợp nên các tác động đồng bộ đến quá trình quản lý trong nhà trường.

Các giải pháp được đề xuất dựa trên cơ sở nền tảng phát triển đội ngũ GV tiểu học (tuyển chọn và sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách đãi ngộ...) phù hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của đất nước nói chung và của ngành GD & ĐT và của hệ thống giáo dục Kinderworld nói riêng. Các giải pháp được đề xuất phải phù hợp, bảo đảm sự thống nhất chặt chẽ với sự phát triển đội ngũ giáo viên của toàn bộ các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân và đồng thời phải có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau để có tác động tổng hợp đến sự phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống các trường KinderWorld tại Hà Nội.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Ngun tắc đảm bảo tính thực tiễn, địi hỏi mỗi giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Việt Nam khối tiểu học trong hệ thống giáo dục Kinderworld được đề xuất khi vận dụng vào thực tiễn phải làm thay đổi được hiện trạng theo chiều hướng tích cực.

Thực tiễn phát triển giáo dục các trường tại hệ thống giáo dục Kinderworld trong điều kiện hiện nay đặt ra yêu cầu tự túc về giáo viên, trong đó giáo viên Việt Nam khối tiểu học có vai trị khơng nhỏ trong việc phát triển của mỗi nhà trường. Mặt khác, nếu giải quyết được vấn đề số lượng giáo viên Việt Nam

khối tiểu học trong hệ thống giáo dục Kinderworld, thì lại gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục trong hệ thống giáo dục Kinderworld (vòng luẩn quẩn này nhiều năm nay chưa giải quyết được). Do vậy, các giải pháp đề xuất phải giải quyết được yêu cầu và những vướng mắc nêu trên của hệ thống trường KinderWorld Hà Nội.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp

Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp, địi hỏi khi đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Việt Nam khối tiểu học trong hệ thống giáo dục KinderWorld Hà Nội phải phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành giáo dục, phù hợp với sự phát triển của địa phương cũng như của hệ thống giáo dục KinderWorld.

Các giải pháp được đề xuất phải phù hợp điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và các điều kiện, nhu cầu cụ thể của thành phố Hà Nội cũng như hệ thống giáo dục Kinderworld nói riêng; vừa phải đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa hướng tới yêu cầu phát triển lâu dài theo định hướng phát triển các cơ sở giáo dục tiểu học có yếu tố nước ngồi. Do đó, các giải pháp được lựa chọn cần xuất phát từ yêu cầu đặt ra của thực tiễn, giải quyết được yêu cầu và những vướng mắc trong hệ thống KinderWorld, chỉ rõ mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và các điều kiện thực hiện các công việc cụ thể để CBQL trong nhà trường có thể nghiên cứu, tổ chức thực hiện một cách sáng tạo, phù hợp và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên khối tiểu học trong hệ thống trường kinderworld tại hà nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực (Trang 80 - 82)