So sánh các cách thức đánh giá năng lực điều dưỡng trưởng chính

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 53 - 67)

1. Kazt 3. ANA 4. CHASE Việt Nam

(chưa phê duyệt)

Kĩ năng chuyên môn Năng lực thu thập dữ liệu

Nhóm năng lực chuyên mơn - kĩ thuật (11 tiêu chí) Có tầm nhìn Kĩ năng quản lý nhân sự Năng lực phân tích vấn đề thực tế và xu hướng Nhóm năng lực quản

lý nhân sự (13 tiêu chí) Có thể đổi mới Kĩ năng tư duy Năng lực xác định mục tiêu Nhóm kĩ năng tư duy

(8 tiêu chí) Tự tin

Năng lực lập kế hoạch Nhóm kĩ năng lãnh

đạo (14 tiêu chí) Quyết đoán Năng lực triển khai kế hoạch Kĩ năng quản lý tài

chính (7 tiêu chí)

Giỏi chuyên môn

2. AONE Năng lực đánh giá Sử dụng nhân

lực hiệu quả Giao tiếp và gây

dựng các mối quan hệ (8 tiêu chí)

Trình độ chun mơn Hài hồ lợi ích

Kiến thức về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (11 tiêu chí)

Học hỏi và sáng tạo

không ngừng Giao tiếp hiệu quả

Khả năng lãnh đạo

(5 tiêu chí) Đánh giá và tự đánh giá Công bằng

Thái độ chuyên mơn (6 tiêu chí)

Nghiên cứu khoa học và ứng dụng nghiên cứu vào thực tiễn

Lịch sự Kỹ năng tài chính

(5 tiêu chí)

Quản lý hiệu quả các nguồn lực

Lãnh đạo

Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong quyết định và hành động

Tuân thủ pháp luật

Như vậy, có thể nói, mặc dù tại Việt Nam, cơ quan chủ quản và hội nghề nghiệp đã bước đầu chỉ ra một số đặc điểm năng lực cần thiết của một điều dưỡng trưởng khoa, song việc chưa có được một phiên bản chính thức về các tiêu chuẩn cho đối tượng này, việc sử dụng các mơ hình hiện có của thế giới là cách thức phù hợp nhất. Đề tài này sẽ đóng góp một phần vào việc ban hành bộ tiêu chuẩn phù hợp với Việt Nam trong tương lai.

Đối với cách tiếp cận của Kazt, năng lực quản lý của ĐDTK gồm kiến thức quản lý, kỹ năng quản lý và thái độ quản lý. Đây là cách xem xét năng lực chung cho mọi nhà quản lý, không phản ánh được đặc trưng của hoạt động điều dưỡng và quản lý điều dưỡng

Đối với cách tiếp cận của AONE, năng lực của nhà quản lý điều dưỡng bao gồm 5 nhóm yếu tố đó là; giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ, có kiến thức về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khả năng lãnh đạo, có trình độ chun mơn và khả năng kinh doanh. Trong các nghiên cứu trên thế giới, cách tiếp cận này thường được áp dụng cho nghiên cứu các nhà quản lý điều dưỡng cấp cao như giám đốc điều dưỡng, điều dưỡng trưởng bệnh viện.

Cách tiếp cận của ANA, năng lực của ĐDTK bao gồm hai nhóm yếu tố là: Năng lực thực hành quản lý và yêu cầu hành nghề chuyên môn điều dưỡng và quản lý. Theo như cách tiếp cận này đã trình bày ở trên, ANA đi theo quy trình ra quyết định và thực hiện quyết định của nhà quản lý điều dưỡng cũng phù hợp với năng lực quản lý của ĐDTK. Đây là một cách tiếp cận theo hướng phân tách các hoạt động theo quy trình điều dưỡng, mặc dù cũng khiến việc đánh giá mang đặc thù điều dưỡng hơn, song trong bối cảnh, quy trình điều dưỡng cịn được hiểu khác nhau ở các nước, còn chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam, việc áp dụng bộ quy chuẩn này chỉ nên áp dụng khi nghiên cứu trên một nhóm điều dưỡng trưởng có mức đồng nhất cao, chẳng hạn như tại 1 bệnh viện hoặc các bệnh viện cùng chuyên ngành, cùng đặc điểm.

Cách tiếp cận của Chase 1994, cách tiếp cận này được Ten Haaf sử dụng trong

đo lường năng lực điều dưỡng trưởng năm 2007 và được chính Chase báo cáo trong luận văn tiến sĩ của mình năm 2010. Đây là cách tiếp cận thể hiện đầy đủ các đặc trưng trong hoạt động quản lý của các điều dưỡng trưởng khoa, đồng thời cũng được thử thách khi tiến hành trên các nhóm điều dưỡng thuộc chuyên ngành khác nhau, do vậy, trong nghiên cứu này tác giả sẽ ứng dụng cách tiếp cận này.

Bảng 2.3: Nhóm chỉ tiêu năng lực quản lý ĐDTK theo Chase (1994)

Nhóm tiêu chuẩn Tiêu chí

Kỹ năng chun mơn (11 tiêu chí)

- Các tiêu chuẩn thực hành điều dưỡng

- Các hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc

- Lập kế hoạch chăm sóc điều dưỡng

- Các công cụ khám, chữa bệnh, chẩn đoán

- Các hệ thống phân loại người bệnh

- Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn

- Thực hành dựa trên nghiên cứu

- Sử dụng công nghệ mới

- Quản lý hồ sơ của từng người bệnh

- Hệ thống thơng tin và máy tính

- Tiêu chuẩn của cơ quan điều hành (Nhà nước, Hiệp hội)

Kỹ năng quản lý nhân sự (13 tiêu chí)

- Truyền thơng hiệu quả

- Chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả

- Chiến lược tuyển dụng

- Chiến lược thu hút nhân viên

- Kỷ luật hiệu quả

- Chiến lược tư vấn hiệu quả

- Đánh giá sự thực hiện

- Chiến lược phát triển đội ngũ nhân viên

- Làm việc nhóm

- Chiến lược xây dựng đội

- Kỹ thuật phỏng vấn

- Khả năng hài hước - Sự lạc quan

Kĩ năng tư duy (8 tiêu chí)

- Lý thuyết điều dưỡng

- Chiến lược tổ chức, hành chính

Nhóm tiêu chuẩn Tiêu chí

- Ngun tắc đạo đức

- Các lý thuyết học/ giảng dạy

- Lập trường chính trị

- Tồn diện quy trình quản lý chất lượng

- Các vấn đề pháp lý

Kĩ năng lãnh đạo (14 tiêu chí)

- Ra và tổ chức thực hiện quyết định

- Quyền lực và trao quyền

- Ủy quyền

- Quản lý sự thay đổi

- Giải quyết xung đột

- Giải quyết vấn đề

- Quản lý căng thẳng trong công việc

- Nghiên cứu khoa học

- Chiến lược tạo động lực

- Tổ chức phối hợp với các đơn vị

- Quản lý chính sách và thủ tục hành chính

- Đào tạo nhân viên

- Quản lý thời gian

- Phối hợp chăm sóc liên ngành

Kĩ năng quản lý tài chính (07 tiêu chí)

- Thực hành tiết kiệm và tránh lãng phí

- Biện pháp tăng năng suất

- Dự báo/phát triển ngân sách bộ phận

- Phân tích lợi ích chi phí

- Biện pháp kiểm sốt ngân sách đơn vị

- Phát triển nguồn tài chính

Có thể thấy, trong mơ hình này, Chase và Ten Haaf đã có những kế thừa và điều chỉnh tốt các hiểu biết về năng lực quản lý và các đặc thù của ngành điều dưỡng. Bên cạnh các kĩ năng chung của một nhà quản lý, các điều dưỡng trưởng được đòi hỏi là phải có kiến thức chun mơn sâu rộng, có khả năng đảm bảo an tồn và phân cơng nhân lực phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả đối với loại hình dịch vụ đặc thù. Mọi sai sót trong điều hành hoạt động này đều có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng và tiền bạc của người bệnh và gia đình họ.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa

2.3.1. Các yếu tố thuộc về bản thân điều dưỡng trưởng khoa

- Tố chất và năng khiếu là yếu tố rất quan trọng đối với người làm quản lý. Tố chất và năng khiếu do di truyền hay yếu tố bẩm sinh mà có được. Vì vậy có người khơng có năng khiếu hay tố chất quản lý thì họ khó có thể trở thành người quản lý giỏi.

- Khả năng về kinh tế của bản thân ĐDTK cũng có quyết định khơng nhỏ đến năng lực quản lý, trong đó bao gồm kinh tế gia đình, khả năng làm kinh tế của họ. Người có đầu óc kinh doanh cũng thường là những người làm quản lý giỏi.

- Tuổi tác, giới tính cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực quản lý của ĐDTK. Người quản lý lớn tuổi thường có kinh nghiệm nhiều hơn tuổi trẻ, mặt khác tuổi trẻ năng động hơn người lớn tuổi.

2.3.2. Các yếu tố thuộc về bệnh viện

a) Các yếu tố thuộc về quản lý nguồn nhân lực

- Chất lượng, quy hoạch ĐDTK có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực quản lý của họ. Nếu Bệnh viện quy hoạch nguồn cán bộ quản lý một cách bài bản, chất lượng chắc chắn sẽ có nguồn các ĐDTK tương lai có đủ năng lực.

- Tuyển dụng cũng là yếu tố đầu vào rất quan trọng cho việc quy hoạch cán bộ quản lý sau này. Ngay từ khi tuyển đầu vào, nếu lựa chọn được những ĐDV giỏi, được đào tạo ở những trường có chất lượng.

- Sử dụng ĐDTK đúng vị trí, đúng sở trường cũng sẽ phát huy được năng lực quản lý của họ và ngược lại. Vì mỗi người ĐDTK có ưu điểm riêng, có những điểm mạnh riêng, vì vậy sử dụng người quản lý đúng mục đích sẽ phát huy tối đa năng lực tiềm tàng của họ.

- Đãi ngộ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực quản lý của các ĐDTK, người ĐDTK được đãi ngộ tốt sẽ kích thích họ phát huy năng lực của mình

- Tố chất của cá nhân ĐDTK, thể hiện tinh thần học hỏi, say mê làm việc, yêu nghề chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực quản lý của họ.

- Ngoài chức năng độc lập, ĐDTK cịn có chức năng phụ thuộc vào các chỉ định và thực hiện y lệnh của bác sỹ. Chính vì chức năng này làm cho bản thân ĐDTK nhiều khi khơng chủ động hồn tồn trong cơng việc của mình dẫn tới ảnh hưởng đến năng lực chun mơn.

b) Nhóm các yếu tố từ lãnh đạo cấp trên của ĐDTK, các bác sỹ và nhân viên

- Sự quan tâm của lãnh đạo của ban giám đốc, chủ nhiệm khoa phòng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực ĐDTK. Nếu lãnh đạo bệnh viện có những cơ chế chính sách tốt, tạo môi trường làm việc thuận lợi, tạo động lực cho ĐDTK thì năng lực của họ cũng được cải thiện. Đặc biệt chủ nhiệm khoa là người quản lý cấp trên trực tiếp đối với ĐDTK là người có ảnh hưởng rất lớn đối với năng lực quản lý của ĐDTK. Nếu chủ nhiệm khoa là người có trách nhiệm, ln gương mẫu trong cơng việc thì tạo điều kiện thuận lợi cho ĐDTK phát huy tối đa năng lực quản lý của họ.

- Ngoài chức năng độc lập, ĐDTK cịn có chức năng phụ thuộc vào các chỉ định và thực hiện y lệnh của bác sỹ. Chính vì chức năng này làm cho bản thân ĐDTK nhiều khi không chủ động hồn tồn trong cơng việc của mình dẫn tới ảnh hưởng đến năng lực chuyên môn.

- Các đối tượng quản lý là các nhân viên dưới quyền cũng tác động lớn đến năng lực của ĐDTK, vì các đối tượng này có các đặc điểm, trình độ học vấn cũng khác nhau.

c) Nhóm yếu tố từ văn hóa, tổ chức của bệnh viện, người bệnh

- Cơ chế chính sách của bệnh viện có thể tạo ra mơi trường tốt, có kỷ luật tốt tạo điều kiện cho ĐDTK phát huy năng lực quản lý của họ.

- Vấn đề văn hóa bệnh viện cũng ảnh hưởng đến tinh thần làm việc chuyên nghiệp, tích cực học hỏi lẫn nhau từ đó cũng làm ảnh hưởng đến năng lực của họ.

- Người bệnh quá tải cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của ĐDTK, làm ảnh hưởng đến năng lực của ĐDTK.

2.3.3. Các yếu tố bên ngoài bệnh viện

- Các cơ chế chính sách của nhà nước về nghề điều dưỡng ảnh hưởng rất lớn

đến năng lực của ĐDTK.

- Nền văn hóa của quốc gia cũng ảnh hưởng khơng nhỏ, vì nghề điều dưỡng nói chung ở nước ta vẫn chưa được tôn trọng như bác sỹ.

- Sự hợp tác giữa các bệnh viện trong lĩnh vực điều dưỡng

- Sự phối hợp về đào tạo điều dưỡng giữa viện- trường khác nhau, dẫn đến trình độ chun mơn, khả năng thực hành điều dưỡng khác nhau làm ảnh hưởng đến năng lực chuyên môn.

- Vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều dưỡng, tạo cơ hội học tập và chia sẽ lẫn nhau về chun mơn trong lĩnh vực này cũng góp phần ảnh hưởng đến năng lực của ĐDTK.

- Đối với người bệnh: sự hợp tác của họ đối với nhân viên y tế, sự tôn trọng của người bệnh cũng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực quản lý của ĐDTK.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế và lựa chọn khung nghiên cứu

Như đã phân tích tại chương 1 và chương 2, nghiên cứu này lựa chọn cách đánh giá năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa do Chase (1994) phát triển và cơng bố. Đây là bộ tiêu chuẩn có mức độ phức tạp vừa phải mà vẫn có thể đánh giá được mọi khía cạnh của năng lực điều dưỡng trưởng khoa. Trong cách tiếp cận này, Chase đã chỉ ra được các đặc trưng chính của một điều dưỡng trưởng khoa một cách khái quát (với 5 nhóm yếu tố cấu thành năng lực quản lý của ĐDTK), nhưng cũng rất cụ thể với 53 tiêu chí (phụ lục 3). Đây là bộ tiêu chuẩn hồn tồn có thể áp dụng cho các bệnh viện với các đặc điểm còn khác biệt nhau.

Các chỉ số đầu ra chính được lựa chọn là: Tỷ lệ ngã, Tỷ lệ loét tỳ đè, Tỷ lệ lỗi dùng thuốc, và Tỷ lệ hài lòng. Trong nghiên cứu này một số chỉ số không thể sử dụng để đánh giá kết quả đầu ra cũng được loại ra khỏi khung nghiên cứu cuối cùng.

Chẳng hạn, “tỷ lệ bỏ việc, chuyển việc”, tỷ lệ này khó có thể đánh giá được chính xác chất lượng của hoạt động quản lý của điều dưỡng trưởng khoa. Lý do là việc xin được việc làm tại phần lớn BV tại Việt Nam, đặc biệt là tại các “bệnh viện tốt” như các bệnh viện trung ương thường là khó khăn bởi: (1) các quy định cứng nhắc về biên chế, (2) phần lớn bệnh viện thực hiện cơ chế “khoán” nên họ (và bản thân các điều dưỡng viên) sẵn sàng để mức tuyển dụng thấp nhất để có thể nâng cao được thu nhập, (3) văn hoá “lạc nghiệp” của người Việt. Bên cạnh đó, việc quyết định tuyển dụng, sử dụng và điều chuyển điều dưỡng viên lại thường không do điều dưỡng trưởng đề xuất và quyết định. Do vậy, có thể nhận thấy rằng tỷ lệ bỏ việc, chuyển việc tại các bệnh viện tham gia nghiên cứu này là thấp và khó mà tương ứng với năng lực của điều dưỡng trưởng.

Hay như, “tỷ lệ tử vong” cũng khó có thể khẳng định được chất lượng chăm sóc, bởi tại Việt Nam, người dân vẫn còn niềm tin và mong đợi rằng, nếu họ có chết, họ muốn được chết tại nhà. Chính vì vậy, có một lượng lớn người bệnh “sắp tử vong”, “tử vong/chết lâm sàng”, “đã tử vong” được báo cáo là “người nhà xin về” và thực tế là người nhà có cam kết trong hồ sơ là “gia đình tự nguyện xin cho người nhà họ về bởi bệnh quá nặng”. Do vậy, tại thời điểm thực hiện nghiên cứu này, tác giả quyết định không tiến hành phân tích chỉ số đầu ra này.

Thêm vào đó, việc đo lường các kết quả đầu ra liên quan đến bệnh viện bị tác động bởi điều dưỡng trưởng là khó ổn định bởi các thay đổi lớn trong bệnh viện thường do các nhà quản lý cấp cao định hướng, phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi cơ chế chính sách liên quan đến y tế. Và các kết quả đầu ra với điều dưỡng viên cũng có nguy cơ bị nhiễu bởi trong bối cảnh của Việt Nam, có thực trạng là các điều dưỡng viên coi trọng quyết định và “ý tứ” của trưởng, phó khoa hơn là của điều dưỡng trưởng.

Cấu phần “các yếu tố ảnh hưởng” đến năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa có thể được tìm hiểu thơng qua các tài liệu thứ cấp.

Tóm lại, khung khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này là:

Hình 3.1: Khung nghiên cứu

Như vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm:

Thứ nhất, tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực quản lý

của ĐDTK; trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết và lựa chọn mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)