Định hướng nâng cao năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 113 - 115)

5.1.1. Sự cần thiết của nâng cao năng lực quản lý điều dưỡng trưởng khoa

Công tác điều dưỡng, hộ sinh đóng vai trị quan trọng trong chăm sóc sức khỏe. Ở Việt Nam, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính phủ và các cấp Lãnh đạo Ngành Y tế, công tác điều dưỡng, hộ sinh đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trên các lĩnh vực: chính sách, hệ thống tổ chức, quản lý, đào tạo, thực hành và nghiên cứu khoa học. Chất lượng chăm sóc người bệnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt thơng qua việc đổi mới các mơ hình phân cơng chăm sóc, tổ chức chăm sóc người bệnh tồn diện, chuẩn hóa các kỹ thuật điều dưỡng.

Để nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo đảm an tồn cho người bệnh, người điều dưỡng, ra các giải pháp trong những năm tới Ngành Y tế đã ban hành các thông tư, quyết định như Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế về Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, Quyết định số 56/BYT-K2ĐT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 16/05/2014 về Tài liệu đào tạo liên tục về an toàn người bệnh, Quyết định số 6520/BYT-K2ĐT ngày 27/9/2012 của Bộ Y tế về việc Ban hành chương trình tài liệu đào tạo về tăng cường năng lực quản lý điều dưỡng. Những nội dung cần quan tâm đổi mới:

1-Đổi mới về chính sách điều dưỡng, hệ thống quản lý điều dưỡng

2-Tăng cường số lượng và chất lượng nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh 3-Đổi mới phong cách thái độ phục vụ và cải tiến chất lượng chăm hướng tới

sự hài lòng của người bệnh

4-Ban hành quy trình kỹ thuật chăm sóc và chi phí thực hiện

Đồng thời, trong Bộ 83 Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện (Ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT Ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) có nhiều tiêu chí liên quan đến hoạt động của điều dưỡng, đặc biệt trong những tiêu chí hướng về người bệnh. Chăm sóc khơng tốt sẽ khơng có những thành quả điều trị, nâng cao chất lượng của hệ thống y tế.

Bên cạnh đó, Các phân tích về thực trạng và các mong đợi về kỹ năng của ĐDTK; các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng của ĐDTK trong nghiên cứu này cũng góp

phần làm rõ hơn bức tranh kỹ năng điều dưỡng trưởng khoa và chất lượng chăm sóc. Như vậy, có thể nói việc nâng cao kỹ năng ĐDTK là một phần quan trọng trong chiến lược chung, đồng thời cũng là mong mỏi của hệ thống điều dưỡng với hơn 130.000 người trong cả nước.

5.1.2. Mục tiêu nâng cao năng lực quản lý điều dưỡng trưởng khoa từ nay đến 2025 đến 2025

Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam cần có đạt được các mục tiêu sau đây:

1-Tăng cường hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật liên quan đến vai trị, vị trí, chức năng, quyền lợi, trách nhiệm của Điều dưỡng trưởng khoa

2-Xây dựng và chuẩn hoá bộ tiêu chuẩn kỹ năng dành cho ĐDTK để làm cơ sở cho các ĐDV phấn đấu, đồng thời là cơ sở để tuyển chọn, bổ sung thêm các ĐDTK có trình độ đào tạo và trình độ quản lý tốt

3-Kiện tồn lại chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và đội ngũ giáo viên chuẩn để giảng dạy các nội dung liên quan đến quản lý - quản trị nguồn lực sao cho thực tế và hiệu quả

4-Tăng cường hiệu quả và hiệu lực quản lý điều dưỡng của các ĐDTK hiện tại.

5.1.3. Quan điểm nâng cao năng lực quản lý điều dưỡng trưởng khoa từ nay đến năm 2025 năm 2025

Điều dưỡng trưởng nói chung và Điều dưỡng trưởng khoa nói riêng là thành phần quan trọng trong kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Họ chính là cầu nối giữa các cấp quản lý với những người thực hành chăm sóc, và các bên khác nhau trong quá trình chăm sóc. Thêm nữa, họ chính là người trực tiếp tham gia điều hành và thậm chí thực hiện từng chăm sóc trên người bệnh. Tuy vậy, cũng phải thấy rằng, với xuất phát điểm thấp, không đồng đều, các chương trình đào tạo chưa chuẩn mực, quá trình học tập và rèn luyện không thực sự thuận lợi, chưa có các cơ chế hỗ trợ tốt, các chính sách của ngành y tế có thể khơng theo kịp sự phát triển của ngành; thì việc nâng cao kỹ năng ĐDTK nói riêng và ĐDT nói chung cần:

-Được thực hiện một cách khoa học, bền bỉ và quyết liệt.

-Được bố trí đầy đủ nguồn lực về chính sách, con người, cơ sở vật chất và điều kiện thực hành các nội dung đã học.

hiệu quả

-Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp để có thể tập trung và giữ chân được người giỏi, ghi nhận các đóng góp của đội ngũ ĐDTK.

-Có sự đồng thuận cao của các ĐDTK trong việc tự lập kế hoạch, tim kiếm cơ hội và thực hiện việc nâng cao kỹ năng của bản thân.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 113 - 115)