Điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 42 - 51)

2.1. Điều dưỡng và điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện

2.1.2. Điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện

2.1.2.1. Chức danh điều dưỡng trưởng tại bệnh viện

Chức danh của điều dưỡng được nêu chi tiết trong Thông tư số 26/2015/TTLT- BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ký ngày 07/10/2015 về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

Trong bệnh viện, điều dưỡng trưởng là người được giao nhiệm vụ quản lý các điều dưỡng viên khác và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động chăm sóc của họ. Họ là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực và hoạt động điều dưỡng nhằm đảm bảo cho hệ thống mà họ chịu trách nhiệm quản lý đạt được mục đích với hiệu lực và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Điều dưỡng trưởng được hiểu là người chịu trách nhiệm về công việc của người khác ở các cấp độ khác nhau. Họ có trách nhiệm duy trì, phối hợp các hoạt động của tất cả các cá nhân trong đơn vị đạt mục tiêu. Điều dưỡng trưởng trong bệnh viện có thể giữ các trách nhiệm khác nhau: điều dưỡng trưởng bệnh viện, điều dưỡng trưởng khối, điều dưỡng trưởng khoa, hoặc là điều dưỡng trưởng khu vực quản lý một khu vực chuyên môn của khoa phịng. Một bệnh viện trung ương nói chung có 4 cấp độ của các điều dưỡng trưởng như sau:

- Điều dưỡng trưởng bệnh viện: Là người điều dưỡng quản lý đứng đầu các điều dưỡng trong bệnh viện. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc bệnh viện đối với toàn bộ các hoạt động điều dưỡng và kết quả hoạt động của các điều dưỡng trong bệnh viện. Chịu trách nhiệm đề ra chiến lược cho các hoạt động điều dưỡng.

- Điều dưỡng trưởng khối: Là điều dưỡng quản lý dưới quyền của điều dưỡng trưởng bệnh viện, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của các ĐDTK thuộc khối lâm sàng mình phụ trách. Điều dưỡng trưởng khối có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện

phương hướng, đường lối, chiến lược của điều dưỡng trưởng bệnh viện đã được phê duyệt cho các bộ phân chuyên môn của ngành.

- Điều dưỡng trưởng khu: Là người dưới quyền của ĐDTK, chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động của các ĐDV khu vực mình phụ trách, đồng thời là người trực tiếp thực hiện cơng việc chăm sóc người bệnh.

- Điều dưỡng trưởng khoa (ĐDTK): Là người đứng đầu các điều dưỡng của một khoa, chịu trách nhiệm về các kết quả hoạt động của các điều dưỡng của khoa mình phụ trách. ĐDTK cũng là điều dưỡng trung gian có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các phương hướng hoạt động, đường lối của điều dưỡng trưởng bệnh viện

2.1.2.2. Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa

Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa được Bộ Y tế mô tả trong Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 về Hướng dẫn cơng tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện:

Đối với người bệnh

Điều dưỡng trưởng khoa là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cơng tác chăm sóc, phục vụ người bệnh ở từng khoa. Để quản lý chăm sóc người bệnh hiệu quả, hoạt động của người điều dưỡng trưởng cần tập trung vào chỉ đạo và quản lý công tác quản lý chăm sóc người bệnh bao gồm:

- Nắm được tình trạng bệnh và tâm lý của từng người bệnh trong khoa. - Tổ chức cơng tác chăm sóc đáp ứng các nhu cầu của người bệnh. - Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ định điều trị của thầy thuốc. - Bảo đảm các kỹ thuật điều dưỡng được tuân thủ bởi mọi nhân viên.

- Bảo đảm các quy chế, quy định chuyên môn được tuân thủ nghiêm túc. Công tác chỉ đạo chăm sóc người bệnh của điều dưỡng trưởng phải dựa trên nguyên lấy người bệnh làm trung tâm, các hoạt động của điều dưỡng hàng ngày phải hướng vào việc đáp ứng nhu cầu của người bệnh và bảo đảm cho người bệnh được chăm sóc an tồn, chất lượng, hiệu quả và hài lòng.

Đối với nhân viên

- Giáo dục và xây dựng mơi trường làm việc có đạo đức và ứng xử chuyên nghiệp cho mỗi nhân viên dưới quyền.

quá dễ sẽ dẫn đến cảm giác nhàm chán và thái độ xem nhẹ công việc. Trái lại, một công việc quá khó vượt khả năng lại làm cho nhân viên mất tự tin và không vui với công việc. Một công việc lý tưởng sẽ thử thách cá nhân và mang lại cho cá nhân cảm giác hưng phấn khi đạt được thành công trong công việc.

- Đào tạo và tạo điều kiện cho mỗi nhân viên được học tập nâng cao trình độ chun mơn và kỹ năng tay nghề thành thạo.

- Đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ và cách thực hiện công việc của từng cá nhân. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của điều dưỡng trưởng.

- Bảo vệ mỗi cá nhân trong tổ chức trước người khác, thậm trí trước chính bản thân họ. Hạn chế các lời nói làm tổn thương đến danh dự của nhân viên, bảo vệ các cá nhân trong nhóm trước những chỉ trích từ bên ngoài.

Đối với khoa-bệnh viện

Điều dưỡng trưởng là người quản lý khoa, phòng cần phải thực hiện tốt các trách nhiệm sau đây:

- Quản lý chuyên môn: Bảo đảm cho các quy chế, các chính sách, các quy trình chun mơn được mọi người tuân thủ. Giảm tối thiểu các khác biệt trong việc thực hiện các quy trình kỹ thuật chuyên môn.

- Quản lý nhân lực: Bảo đảm cho các nguồn lực của khoa, phòng được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.

- Quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, vật tư tiêu hao: Bảo đảm các nguồn lực được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

- Quản lý mơi trường làm việc: Bảo đảm cho khoa, phịng ln sạch đẹp, gọn gàng; bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

- Quản lý y đức và văn hóa phục vụ: Tạo dựng mơi trường chăm sóc phục vụ người bệnh có văn hóa và có y đức, các cán bộ y tế lấy người bệnh làm trung tâm và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để bảo đảm phục vụ người bệnh tốt nhất.

Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề và ln có áp lực đổi mới địi hỏi điều dưỡng trưởng khoa phải có kỹ năng giải quyết tốt những mâu thuẫn luôn diễn ra hàng ngày ở nơi làm việc, đó là:

Mâu thuẫn về vai trị: Khi những gì mà nhân viên mong đợi bạn ở vai trò này lại đối lập với những gì mà người khác mong đợi bạn ở vai trị khác. Điều này thường mang đến sự khó xử cho bạn vì rất khó dung hịa, nhất là khi chúng lại xung đột với nhau.

Mâu thuẫn về sự khơng tương thích trong vai trị: Khi những nhân viên có những mong đợi khác nhau ở bạn thì xuất hiện sự khơng tương thích trong vai trị. Ví dụ: Các thành viên trong nhóm mong muốn bạn là người cấp trên dễ tính, trong khi cấp trên của bạn thì lại muốn bạn cứng rắn và khơng khoan nhượng với cấp dưới. Bạn khó có thể thỏa mãn hết tất cả những ý muốn khác nhau, nhất là khi chúng khác biệt quá nhiều. Sự khơng tương thích trong vai trị cũng có thể xảy ra khi những tiêu chuẩn và mục đích của riêng bạn không thống nhất với những tiêu chuẩn và mục đích của tổ chức; hoặc hình ảnh mà bạn hình dung về bản thân khơng trùng hợp với hình ảnh mà người khác nghĩ về bạn. Để giảm căng thẳng do sự xung đột hay sự khơng tương thích trong vai trò, bạn cần tuân theo những quy tắc bạn đặt ra và đừng cho phép mình rơi vào tình trạng thỏa hiệp. Ln là chính mình, những người khác dần sẽ hiểu bạn qua chính cách thể hiện của bạn.

Mâu thuẫn về tình trạng "quá tải": Phải đảm trách quá nhiều vai trị có thể dẫn đến tình trạng quá tải, đây là một dạng của sự xung đột trong vai trị. Bạn có thể quyết định mức độ ưu tiên, bằng cách đánh giá tầm quan trọng của mỗi công việc, ủy thác một số công việc cho người khác hoặc trao đổi với cấp trên giảm bớt một số nhiệm vụ của bạn.

Mâu thuẫn về tình trạng "thiếu tải": Điều này xảy ra khi một cá nhân cảm thấy họ có thể đảm nhận nhiều vai trò hơn hoặc một vài vai trò lớn hơn. Việc "Thiếu tải" cũng sẽ gây ra tình trạng căng thẳng bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân. Một người sẽ cảm thấy không được tin cậy, không được tôn trọng và không được đánh giá đúng mức khi phải làm những việc mà họ cảm thấy quá thấp so với năng lực của mình.

2.1.2.3. Vai trò quản lý của điều dưỡng trưởng khoa

Đứng từ góc độ quản lý, ĐDTK thực hiện 3 vai trò: vai trò quan hệ, vai trị thơng tin và vai trò ra quyết định, thể hiện qua sơ đồ 2.1.

Vai trò liên kết con người của ĐDTK liên quan đến mối quan hệ với những người khác bên trong và bên ngồi bệnh viện. Vai trị này xuất hiện trực tiếp từ cơ sở quyền lực chính thức của ĐDTK. Ba vai trò liên kết con người mà ĐDTK đảm nhiệm là người đại diện, người lãnh đạo và người liên lạc.

Với vai trò người đại diện, ĐDTK là người đại diện cho đơn vị mình trong hoạt

động mang tính nghi thức hoặc tượng trưng. ĐDTK thực hiện vai trò này khi chào hỏi người bệnh và người nhà người bệnh, đại diện cho khoa về mặt pháp lý, ký kết ngoại giao với các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài bệnh viện.

Điều dưỡng trưởng khoa

- Vị thế , nhiệm vụ - Quyền hạn - Trách nhiệm - Nghiệp vụ

Vai trò liên kết con người

- Người đại diện - Người lãnh đạo - Người liên lạc

Vai trị thơng tin

- Người giám sát - Người truyền bá - Người phát ngôn

Vai trò quyết định

- Nhà doanh nghiệp - Người phân bổ nguồn lực

- Người giải quyết tình trạng hỗn loạn - Người đàm phán

Hình 2.1: Vai trị của ĐDTK trong bệnh viện

(Nguồn: Mintzberg on management: outside our strange world of organizations – Henry Mintzberg)

Vai trò người lãnh đạo được thực hiện nhằm tạo ra, duy trì và nâng cao động lực cho các điều dưỡng, hướng cố gắng của họ tới mục tiêu chung của bệnh viện. Vai trò này bao gồm việc giao tiếp, cổ vũ, khuyến khích, gây ảnh hưởng, tư vấn, giải quyết xung đột v.v. đối với các ĐDV.

Vai trò người liên lạc liên quan đến việc phát triển mối quan hệ cả ở bên trong

và với bên ngồi bệnh viện. Cơng nghệ hiện đại giúp các ĐDTK dễ dàng hơn trong việc mở rộng và duy trì mạng lưới quan hệ rộng lớn. ĐDTK là người kết nối các nhân viên của mình, động viên nhân viên làm việc và đồng thời kiểm tra giám sát nhân viên dưới quyền.

Nếu các ĐDTK muốn hình thành nên mơi trường của mình chứ khơng mãi mãi bị dập khn và kiềm chế bởi nó, họ phải thực hiện thêm vai trị nhà chính trị - hiểu được cách mà quyền lực, ảnh hưởng phát huy tác dụng trong và giữa các tổ chức; có thể phát triển mạng lưới quan hệ bên trong và ngồi bệnh viện; biết hành động khơn khéo để đạt mục tiêu. Khác với điều dưỡng trưởng bệnh viện, ĐDTK là người trực tiếp quản lý vì vậy họ phải cụ thể và đặc biệt gương mẫu thực hiện nhiệm vụ cùng nhân viên của họ. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với các

Vai trị thơng tin

Nhóm vai trị quản lý thứ hai do Mintzberg xác định là vai trị thơng tin. Trong vai trị thơng tin, các ĐDTK chịu trách nhiệm đảm bảo rằng những người mà họ làm việc cùng phải có được thơng tin đầy đủ để thực hiện công việc một cách hữu hiệu. Với trách nhiệm của mình, ĐDTK trở thành trung tâm thông tin của khoa và là nguồn thông tin cho những khoa khác trong và bên ngoài tổ chức. Mọi người trong tổ chức phụ thuộc vào cấu trúc quản lý để truyền bá hoặc được phép tiếp cận thông tin họ cần để thực hiện công việc.

Một vai trị thơng tin mà ĐDTK phải có đó là người giám sát. ĐDTK rà sốt liên tục mơi trường bên trong khoa, giám sát hoạt động của các ĐDV mà họ chịu trách nhiệm phụ trách, thu thập thông tin từ người bệnh và người nhà người bệnh … để thu thập những thông tin cần thiết.

Trong vai trò người truyền bá, ĐDTK chia sẻ và phân bổ thông tin họ nhận được. ĐDTK chuyển những thông tin quan trọng tới cấp trên, các nhà quản lý cùng cấp, các ĐDV, v.v. Phụ thuộc vào đặc điểm của thông tin, ĐDTK có thể từ chối khơng cung cấp thơng tin cho một đối tượng nào đó. Quan trọng nhất, các ĐDTK phải đảm bảo rằng nhân viên của họ có được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu lực và hiệu quả.

Vai trò thông tin cuối cùng mà ĐDTK đảm trách là người phát ngôn, ĐDTK phải thường xuyên liên lạc thông tin với các cá nhân bên ngồi khoa và bệnh viện. Ví dụ, các nhà cung cấp dịch vụ phải được thông báo về chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp hay người bệnh và người nhà người bệnh cần được thơng báo về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của họ.

Vai trò quyết định

Vai trò quyết định liên quan đến các quá trình quyết định. Ở đây một lần nữa chúng ta lại thấy vai trò trung tâm của ĐDTK vì chỉ họ mới có thẩm quyền chính thức đưa ra kế hoạch chăm sóc người bệnh.

Một vai trị quyết định mà ĐDTK đảm nhiệm đó là nhà doanh nghiệp. Vai trò nhà doanh nghiệp liên quan đến năng lực khởi xướng cái mới của ĐDTK. Dù hoạt động trong bệnh viện, ĐDTK cũng cần có tư duy của nhà kinh doanh: vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của môi trường nội bộ và những lề thói cũ, sẵn sàng hội nhập với mơi trường rộng lớn hơn; nhanh chóng chớp lấy cơ hội, tận dụng được các nguồn lực sẵn có và huy động được các nguồn lực tiềm năng; sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm; có thiên hướng hành động và hướng tới kết quả.

Với vai trị người giải quyết tình trạng hỗn loạn, ĐDTK tiến hành giải quyết xung đột giữa các thuộc cấp, hay giữa hệ thống của họ với các hệ thống khác. Cũng có lúc họ lại là người kích thích các xung đột có lợi.

Vai trị người phân bổ nguồn lực liên quan đến các quyết định phân bổ thời gian, nhân lực, ngân sách, thiết bị, thông tin và các nguồn lực khác nhằm thu được kết quả mong muốn.

Vai trò người đàm phán liên quan đến những cuộc thương lượng chính thức và mặc

cả khơng chính thức nhằm thu được kết quả cho hệ thống của mình. Trong một thế giới hội nhập với sự tham gia của vơ vàn chủ thể có mục đích, văn hóa và khả năng về nguồn lực khác nhau, đàm phán đã trở thành kỹ năng bậc cao, không thể thiếu đối với mọi ĐDTK.

2.1.2.4. Chức năng quản lý của ĐDTK

Có hai cách tiếp cận chính là: “chức năng quản lý theo q trình quản lý” và “chức năng quản lý theo các nguồn lực và hoạt động điều dưỡng”

a. Chức năng quản lý theo quá trình quản lý Lập kế hoạch

Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và xác định các hành động cần thiết để đạt được các mục tiêu đó. Thơng qua lập kế hoạch, các ĐDTK xác định các kết quả mong muốn và phương pháp để đạt được các kết quả đó. Thêm vào đó, họ phải xác định được phương thức phối hợp các nguồn lực mà họ chịu trách nhiệm quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm làm việc.

Tổ chức

Chức năng tổ chức giúp đảm bảo nguồn lực trong những hình thái cơ cấu nhất

định cho thực hiện mục tiêu kế hoạch. Đó là việc xác định các nhiệm vụ cần được thực

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)