2.1. Điều dưỡng và điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện
2.1.1. Điều dưỡng tại bệnh viện
2.1.1.1. Khái niệm và vai trò của điều dưỡng tại bệnh viện
Tại Việt Nam, trước khi được đổi tên thống nhất là “điều dưỡng” thuật ngữ “y tá” được sử dụng một cách phổ biến với hàm ý đó là một người “trợ giúp cho thầy thuốc/bác sĩ”. Lớp y tá nam đầu tiên được tổ chức tại bệnh viện Chợ Quán năm 1901 do đòi hỏi của thực tiễn là số lượng người bệnh phịng và tâm thần tăng cao khiến các “ơng đốc” khơng cịn làm suể. Kể từ năm 1906, ngạch nhân viên y tá bản xứ được ban hành ở miền Nam và sau này sau giải phịng hồn toàn miền Bắc, các lớp y tá đầu tiên được tổ chức. Thuật ngữ “y tá” được sử dụng thống nhất đến năm 1990, khi một số điều dưỡng tiên phong trong việc đề xuất tên mới “điều dưỡng” thông qua việc thành lập Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam. Quyết định số 415/TCCP-VC, năm 1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Y tế. Tuy nhiên, chỉ đến năm 2005, Bộ Nội vụ mới chính thức ban hành Quyết định 41/2005/QĐ-BNV thống nhất danh xưng cho nghề là “điều dưỡng”. Một trong những tiến bộ quan trọng của việc đổi tên, thống nhất cách gọi trong toàn quốc từ các văn bản pháp quy, chương trịnh đào tạo, vị trí việc làm của điều dưỡng đó là cần xác định rõ 3 nhóm hoạt động nghề nghiệp của điều dưỡng là: “độc lập”, “phối hợp” và “phụ thuộc”. Trong quyết định này, các chức trách, hiểu biết, và các yêu cầu khác của từng ngạch viên chức y tế điều dưỡng phân loại theo trình độ đào tạo được chính thức ban hành.
Nhằm điều chỉnh hoạt động chăm sóc điều dưỡng, trong q trình hình thành và phát triển, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Tuy vậy, tới thời điểm hiện tại, các quy định chính của thực hành điều dưỡng được quy định tại thông tư 07/2011/TT-BYT. Tại thông tư này, một loạt các quy định về chức trách, nhiệm vụ, các điều kiện bảo đảm cơng tác chăm sóc người bệnh, trách nhiệm thực thi đã được ban hành một cách cụ thể, chi tiết về hoạt động chuyên môn và cơ chế phối hợp tổ chức triển khai.
Tóm lại, tại quyết định 41/QĐ-BNV, cho rằng: “Điều dưỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, trực tiếp hoặc phụ giúp chăm sóc phục vụ người bệnh tại các cơ sở y tế”. Với các nhiệm vụ cụ thể như: thực hiện hoặc hỗ trợ thực hiện
các chăm sóc, phụ giúp thực hiện các kĩ thuật chăm sóc người bệnh, theo dõi dấu hiệu sống, phụ giúp bác sĩ, sơ cấp cứu, bảo quản tốt thuốc, tài sản, tham gia giáo dục sức khoẻ, thực hành các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn của ngành và quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, một số thuật ngữ cũng được làm rõ trong thơng tư 07/2011/TT- BYT, chẳng hạn:
Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ
bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh.
Quy trình điều dưỡng là phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh vực
điều dưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh có hệ thống bảo đảm liên tục, an tồn và hiệu quả bao gồm: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng
2.1.1.2. Nhiệm vụ của điều dưỡng tại bệnh viện
Các nhiệm vụ chun mơn chính của điều dưỡng: - Tư vấn, giáo dục sức khoẻ.
- Chăm sóc về tinh thần. - Chăm sóc vệ sinh cá nhân. - Chăm sóc dinh dưỡng.
- Chăm sóc phục hồi chức năng.
- Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật. - Dùng thuốc cho người bệnh.
- Chăm sóc người bệnh ở giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong. - Thực hiện các kĩ thuật điều dưỡng.
- Theo dõi đánh giá người bệnh.
- Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót. - Ghi chép hồ sơ bệnh án.
Để có thể thực hiện được tất cả các nhiệm vụ này, việc điều phối và lựa chọn ưu tiên là tối cần thiết trong điều kiện nguồn lực là có hạn và bản thân đội ngũ đều dưỡng viên tại các cơ sở y tế cịn chưa có trình độ đồng đều. Điều dưng trưởng cần có chiến
lược lãnh đạo phù hợp; giao việc đúng người, cung cấp hỗ trợ và động viên phù hợp, thương thảo với các thành phần liên quan đến q trình chăm sóc người bệnh, bao gồm cả các cấp lãnh đạo và người bệnh. Như đã tóm lược ở trong phần trước, điều dưỡng trưởng cần phải có khả năng điều phối tốt mối liên hệ giữa ba thành phần là: năng lực của bản thân, tổ chức thực hành chuẩn mực, và chất lượng chăm sóc, chất lượng của bệnh viện.
2.1.1.3. Chất lượng chăm sóc người bệnh và các chỉ số phản ánh kết quả chăm sóc người bệnh tại bệnh viện
Năng lực quản lý của ĐDTK trong bệnh viện đánh giá không chỉ thông qua bằng cấp mà thông qua kết quả cuối cùng của việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của họ. Như vậy, kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý của ĐDTK chính là năng lực quản lý của họ. Người ĐDTK có năng lực quản lý phải là người quản lý các hoạt động điều dưỡng của khoa mình phụ trách đạt mục tiêu đề ra một cách tốt nhất.
Đối với dịch vụ điều dưỡng trong bệnh viện phải đảm bảo cơng tác chăm sóc người bệnh tồn diện, các tiêu chí để đánh giá năng lực quản lý ĐDTK là kết quả đầu ra của việc thực hiện quy trình quản lý đó là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra đánh giá. Ngồi ra, tiêu chí đánh giá phải dựa vào kết quả đầu ra của việc quản lý chun mơn chăm sóc người bệnh bao gồm: Thời gian nằm viện, tai biến do chăm sóc, số lượng người bệnh ra viện và sự hài lòng của họ, chi phí điều trị, thời gian chờ đợi các dịch vụ chăm sóc… Các tiêu chí này đánh giá trong một thời kỳ, thông thường là một năm.
Như vậy, để đo lường năng lực của một ĐDTK ta có thể so sánh kết quả đạt được của các tiêu chí trên mà khu vực người ĐDTK phụ trách đạt được.
Thông thường đánh giá theo giá trị tuyệt đối hoặc so sánh tương đối theo tỷ lệ %. Gốc để so sánh là:
-So sánh với kết quả đã được lập hoặc được giao. -So sánh với kết quả cùng kỳ của năm trước.
Do đó, tiêu chí đo lường năng lực của ĐDTK trong bệnh viện chính là các tiêu chí gắn với kết quả điều trị và chăm sóc của bệnh viện, đó là:
-Tỷ lệ trượt ngã
-Sự hài lịng của người bệnh đối với điều dưỡng. -Số ngày giường điều trị nội trú.
-Tỷ lệ loét tỳ đè
-Chi phí cho chăm sóc bình qn/người bệnh. -Tỷ lệ tai biến do chăm sóc.
-Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. -Tỷ lệ lây chéo do chăm sóc. -Lỗi dùng thuốc
Ngoài ra yếu tố năng lực quản lý của ĐDTK còn phụ thuộc các yếu tố khác như trang thiết bị, sự q tải, mơi trường làm việc, các chính sách pháp luật…