2.2. Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện
2.2.2. Năng lực quản lý
Năng lực quản lý được đánh giá dựa trên khả năng ứng dụng kiến thức hiểu biết và kỹ năng về hoạt động quản lý: bao gồm kiến thức hiểu biết về các kỹ năng, nội
dung quản lý. Thực hiện thành thạo các quy trình quản lý và thái độ trước cơng việc được giao trên tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tự giác, biết hy sinh vì tập thể.
Ngay từ giữa thế kỉ 20, Kazt (1955) đã nghiên cứu và đưa ra khung năng lực quản lý chung. Theo tác giả này, khung năng lực quản lý bao gồm: Kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng con người, kỹ năng lý thuyết. Kazt đã chỉ ra rằng các kỹ năng này thay đổi theo trách nhiệm quản lý. Ở cấp độ thấp, kỹ năng kỹ thuật tuyệt đối cần thiết đối với công việc quản lý. Khi nhà quản lý đi sâu hơn về vị trí quản lý thì sự cần thiết về kỹ năng kỹ thuật sẽ giảm đi. Mặt khác, ở cấp độ cao nhất kỹ năng lý thuyết lại rất quan trọng cho sự thành công trên cương vị của họ. Các kỹ năng liên quan đến con người đều rất quan trọng đối với tất cả các cấp độ quản lý.
Bảng 2.1: Khung năng lực quản lý Kazt (1955)
Kỹ năng chuyên môn: Hiểu sâu về các hoạt động chuyên môn và các kiến thức
chuyên ngành liên quan
Kỹ năng quản lý nhân lực: Coi trọng việc kết nối khi làm việc nhóm với mọi người Kỹ năng tư duy: Có khả năng định hướng chiến lược phát triển cho tổ chức
Kỹ năng chuyên môn hàm ý sự hiểu biết và hiệu quả trong một số hoạt động đặc thù, đặc biệt có liên quan đến các phương pháp, các q trình, các qui trình, và các cơng nghệ. Các kỹ năng kỹ thuật đặc biệt liên quan đến khả năng hiểu biết và phân tích trong một lĩnh vực riêng, và dễ dàng sử dụng các công cụ và cơng cụ của ngành đó (Katz, R.L. 1955).
Kỹ năng quản lý nhân lực là khả năng lãnh đạo một nhóm những con người làm việc cùng nhau cách hiệu quả và xây dựng các lỗ lực hợp tác. Kỹ năng con người cơ bản được xem xét trên cơ sở làm việc với con người (Katz, R.L. 1955).
Kỹ năng tư duy nói đến khả năng bao qt tồn bộ tổ chức, nó bao gồm việc phải nhận ra các chức năng của tổ chức và sự phụ thuộc giữa chúng, và khi một yếu tố thay đổi thì có ảnh hưởng như thế nào đối với phần còn lại; mở rộng quan sát toàn cảnh mối liên hệ giữa kinh doanh nhỏ lẻ và công nghiệp, cộng đồng, chính trị, xã hội, và các nguồn lực kinh tế của quốc gia.
Năng lực quản lý của ĐDTK là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng quản lý và chuyên môn nhằm đáp ứng các mục tiêu quản lý của tổ chức. Năng lực quản lý của ĐDTK bao gồm (1) năng lực chuyên môn, (2) năng lực quản lý nhân sự, (3) năng lực tư duy, (4) năng lực lãnh đạo và (5) năng lực quản lý tài chính.