Khung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 61)

Như vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm:

Thứ nhất, tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực quản lý

của ĐDTK; trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết và lựa chọn mơ hình nghiên cứu năng lực quản lý của ĐDTK với kết quả hoạt động chăm sóc người bệnh.

Thứ hai, đánh giá thực trạng năng lực quản lý của ĐDTK, phân tích mối quan

hệ giữa năng lực quản lý của ĐDTK với kết quả chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay thông qua bộ công cụ đánh giá, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế.

Thứ ba, đề xuất khuyến nghị nâng cao năng lực quản lý của ĐDTK với kết quả

chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm tới.

3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Các bệnh viện được chọn có chủ đích đảm bảo bao gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, bệnh viện lớn và bệnh viện nhỏ trực thuộc trung ương và đóng trên địa bàn Hà Nội.

Các Điều dưỡng trưởng phó bệnh viện, ĐDTK và ĐDV được lựa chọn thuận tiện, nhằm tìm được các đối tượng sẵn sàng chia sẻ thông tin. Tại mỗi bệnh viện, nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra các điều dưỡng trưởng phó bệnh viện, điều dưỡng trưởng khoa và lựa chọn điều tra các điều dưỡng viên trong từng đơn vị của điều dưỡng trưởng khoa quản lý theo phương pháp thuận tiện. Tuy vậy, do đa phần các điều dưỡng viên là nữ, nên việc lựa chọn điều tra thông tin điều dưỡng viên ngẫu nhiên cũng đảm bảo tỷ lệ giới tính tương ứng như tỷ lệ thực tế tại các đơn vị.

3.2.2. Kích thước mẫu

Để xác định kích cỡ mẫu, nghiên cứu sử dụng gợi ý từ các nghiên cứu trước đây cho từng phương pháp phân tích định lượng cụ thể. Nghiên cứu sử dụng chính hai phương pháp phân tích định lượng là phân tích thành phần chính (PCA) và phân tích hồi quy logistic. Tương ứng với từng phương pháp, các yêu cầu kích thước mẫu cụ thể như sau:

Đối với yêu cầu dành cho phương pháp phân tích thành phần chính (PCA), theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), các tác giả đề xuất kích thước mẫu tối thiểu gấp năm lần tổng số biến quan sát. Khi đạt được kích cỡ mẫu này, số liệu mới được coi là đạt yêu cầu phân tích nhân tố. Với bảng hỏi dự kiến bao gồm 55 câu hỏi, kích thước mẫu tối thiểu cần đạt 55 x 5 = 275 quan sát. Tuy nhiên bởi nghiên cứu được thực hiện trên 07 bệnh viện có đặc điểm khá khác biệt nên cần tiến hành điều tra trên diện rộng hơn, thực tế cần điều tra trên 550 đối tượng với tối thiểu 50 ĐDTK và 500 ĐDV.

Đối với yêu cầu của phương pháp phân tích mơ hình hồi quy logistic, theo nghiên cứu của Tabachnick và Fidell, (1996), cần thu thập mẫu tối thiểu là 50 + 8m quan sát, trong đó, m là số biến độc lập trong mơ hình. Với lượng nhân tố dự kiến là 5 nhóm, kích thước mẫu tối thiểu cần đạt là 90 quan sát.

Từ yêu cầu về số quan sát ở trên và dựa theo điều kiện của nghiên cứu, tác giả cần điều tra 50 ĐDTK và 500 điều dưỡng viên tại các bệnh viện trung ương trên địa bàn Hà Nội. Thực tế, nghiên cứu đã điều tra 14 điều dưỡng trưởng, phó bệnh viện, 60 ĐDTK và 538 ĐDV.

3.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý gồm Cục Quản lý Khám Chữa bệnh, các phịng Hành chính tổng hợp tại các bệnh viện. Người nghiên cứu tiến hành liên hệ và thu thập dữ liệu, đối sánh dữ liệu và kiểm tra lại dữ liệu nhằm đảm bảo các dữ liệu là thống nhất và đáng tin cậy.

3.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn đối tượng nghiên cứu bằng các bảng hỏi được thiết kế cho các Trưởng phịng, Phó trưởng phòng điều dưỡng, các ĐDTK và các ĐDV (chi tiết bảng hỏi, cách thiết kế bảng hỏi tại phụ lục 3).

Nhập và làm sạch dữ liệu.

3.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.4.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện thơng qua các giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ (2) Nghiên cứu định lượng chuyên sâu. Trong đó cụ thể:

Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: Được coi như giai đoạn nghiên cứu nền tảng của

luận án. Trong giai đoạn này, nghiên cứu tập trung vào xây dựng các chỉ tiêu nghiên cứu, xác định các biến dùng trong nghiên cứu, lập bảng hỏi và phân tích sơ bộ bảng hỏi bằng phương pháp định tính. Trong đó, các cơng việc cụ thể như sau:

-Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và thực tiễn của luận án, tổng hợp các kết quả của các nghiên cứu trước đây, đánh giá những kết quả phù hợp đối với tình huống nghiên cứu của đề tài và những hạn chế chưa được giải quyết từ các nghiên cứu trước đây.

-Xây dựng khung nghiên cứu cho đề tài, xác định các biến số dùng trong phân tích, xây dựng bảng hỏi điều tra thông tin.

-Tham khảo ý kiến chuyên gia về bảng hỏi. Dựa trên ý kiến chuyên gia để hoàn thiện, bổ sung và chỉnh sửa bảng hỏi cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và thực tiễn, điều chỉnh hoặc bổ sung các nhân tố khác có ý nghĩa cho nghiên cứu. Các chuyên

gia tham gia góp ý là các Giáo sư, Phó giáo sư về Y khoa, Kinh tế học từ các bệnh viện lớn ở Hà Nội và các trường Đại học; Ngồi ra, cịn có sự phản biện từ các chuyên gia điều tra xã hội học.

-Tiến hành thu thập các thông tin nền từ các số liệu thứ cấp, liên hệ với các bệnh viện, với cơ quan quản lý để thu thập các thông tin chung về bệnh viện nghiên cứu.

Giai đoạn nghiên cứu định lượng chuyên sâu:

-Điều tra thử nghiệm trên 100 đối tượng và đánh giá thử độ đồng đều của thang đo, điều chỉnh các thang đo theo hướng loại bỏ các câu hỏi hoàn toàn làm giảm chất lượng các thang đo.

-Điều tra chính thức trên các đối tượng nghiên cứu (14 điều dưỡng trưởng, phó bệnh viện, 60 điều dưỡng trưởng và 538 điều dưỡng viên tại 60 khoa của 07 bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn Hà Nội), tiến hành phân tích cơ bản thông tin về các đối tượng điều tra, phân tích thống kê căn bản.

-Sử dụng các cơng cụ phân tích định lượng để đánh giá tổng hợp các nhóm nhân tố. Ngồi ra thực hiện các phân tích logistic hồi quy để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến các biến số phản ánh chất lượng chăm sóc người bệnh. Cụ thể thực hiện các công việc:

o Kiểm định lại độ tin cậy của các thang đo.

o Phân tích thành phần chính, xác định các nhóm thành phần chính và tính tốn các chỉ tiêu đại diện các nhóm.

o Phân tích tương quan và phân tích phương sai

o Phân tích hồi quy logistic ảnh hưởng của các nhóm nhân tố lên các biến số phản ánh chất lượng chăm sóc người bệnh.

3.4.2. Xử lý và phân tích số liệu

Phân tích định lượng đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm định lại các mối quan hệ. Trong đó, xác định rõ tầm quan trọng của các nhân tố, ảnh hưởng của các nhân tố lên chất lượng của hoạt động điều dưỡng. Ngoài ra nghiên cứu định lượng còn chỉ ra các phân tích sâu hơn về tầm quan trọng của các nhân tố, sự khác nhau về đánh giá giữa các đối tượng điều tra.

Phân tích định lượng trong nhiên cứu sử dụng rất nhiều phương pháp thống kê và kinh tế lượng. Mỗi phương pháp đều có ý nghĩa riêng trong phân tích. Trong đó, các phương pháp phân tích chính là kiểm định sự đồng đều của thang đo, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy logistic

Kiểm tra sự đồng đều của thang đo là phương pháp kĩ thuật nhằm rà soát các biến số trong từng nhóm chỉ tiêu xem có sự tương đồng với nhau về đo lường hay khơng. Kiểm định này sẽ giúp định hình lại cấu trúc của các nhân tố rõ ràng và hợp lý hơn thông qua việc xác định và loại bỏ các nhân tố làm nhiễu và tăng tính tin cậy của dữ liệu đầu vào.

Phân tích thành phần chính (PCA) là cơng cụ phân tích định lượng thứ hai giúp sắp xếp các biến số điều tra từ bảng hỏi thành nhóm các chỉ tiêu. Mỗi nhóm chỉ tiêu này sẽ thể hiện cho một nhân tố năng lực của điều dưỡng trưởng khoa. Phân tích thành phần chính (PCA) giúp xác định số nhân tố có ý nghĩa và giúp nghiên cứu định hình lại về cấu trúc phân chia năng lực điều dưỡng trưởng khoa thành các chỉ tiêu chính. Các chỉ tiêu này sẽ dùng để đánh giá tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu năng lực và dùng để đánh giá thực chất chất lượng của hoạt động điều dưỡng. Ngồi ra, phân tích nhân tố giúp tổng hợp các biến số điều tra thành các thành phần chính và sẽ là đầu vào cho q trình phân tích hồi quy đánh giá ảnh hưởng lên chất lượng chăm sóc người bệnh.

Tiếp theo, phân tích hồi quy logistic sẽ làm nhiệm vụ đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố vừa phân loại ở trên đến các biến số phản ánh chất lượng của hoạt động điều dưỡng. kết quả của phân tích hồi quy logistic sẽ làm rõ mối quan hệ của từng nhân tố, so sánh mối quan hệ giữa các nhân tố, và định hướng cho việc cải thiện chất lượng điều hành của điều dưỡng trưởng khoa.

Cuối cùng, mặc dù các điều dưỡng viên đều tiếp cận bảng hỏi như nhau, tuy nhiên, có thể có sự khác nhau về đánh giá giữa các nhóm điều dưỡng phân theo nhóm tuổi, giới tính, kinh nghiệm,… Phân tích phương sai sẽ giúp kiểm tra xem có tồn tại sự khác nhau về đánh giá giữa các nhóm đối tượng hay không. Kết quả của phân tích phương sai sẽ dùng làm gợi ý cho việc xây dựng chính sách cải thiên chất lượng chăm sóc người bệnh ở chương cuối.

Mơ hình logit

Mơ hình logit là mơ hình hồi quy trong đó biến phụ thuộc là biến giả (biến định tính). Trong mơ hình kinh tế lượng, các biến phụ thuộc nhận hai giá trị 0 và 1. Cụ thể trong bài luận án, biến phụ thuộc sẽ nhận hai giá trị 0 hoặc 1 tương ứng không bị ngã hay bị ngã, không bị dùng nhầm thuốc hay dùng nhầm thuốc, khơng hài lịng hay hài lòng. Mối quan tâm có xảy ra khả năng này hay không được thể hiện qua xác xuất. Ta gọi P là xác suất xảy ra của biến phụ thuộc (bị ngã, dùng nhầm thuốc,…) được xác định bằng cơng thức sau:

Trong đó:

P (Y = 1|X): Xác suất biến phụ thuộc bằng một khi tại các giá trị của X X1, X2...Xk: Các biến độc lập trong mơ hình

Ảnh hưởng của bến X2 đến P tại điểm được tính như sau

Phương trình hồi quy:

P(Y = 1) = P0: Xác xuất xảy ra sự kiện

P(Y = 0) = 1 – P0 Xác xuất không xảy ra sự kiện Xi là các biến độc lập. Ln là Log cơ số e với e = 2.714 Hệ số Odds

Từ đó chúng ta có thể giải thích được. Khi các biến khác không thay đổi, Xi thay đổi 1 đơn vị thì ln(odds) thay đổi bao nhiêu %.

Sau khi ước lượng được mơ hình ta phải thực hiện một số kiểm định. - Kiểm định Wald test để kiểm định độ phù hợp của các biến trong mơ hình Với cặp giả thiết:

H0: Bi = 0 (Biến không phù hợp trong mơ hình) H1: Bi ≠ 0 (Biến phù hợp với mơ hình)

Nếu p_value nhỏ thì biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, p_value lớn thì biến độc lập không ảnh hưởng nhiều đến biến phụ thuộc.

- Kiểm định độ phù hợp của mơ hình (Kiểm định Omnibus). Nếu Sig < 0.05 thì mơ hình cho thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mơ hình có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy là 95%

- Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình (Model Summary). Hệ số mức độ giải thích của mơ hình R2. Có nghĩa là là mơ hình giải thích được bao nhiêu % sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình, cịn lại là do các yếu tố khác ảnh hưởng.

3.4.3. Phương pháp xác định điểm mạnh, điểm yếu của năng lực quản lý

- Khoảng cách giữa năng lực mong đợi và năng lực hiện tại của ĐDTK được

điều dưỡng viên đánh giá được tính bằng hiệu số giữa điểm trung bình mong đợi (u cầu của điều dưỡng trưởng, phó bệnh viện với ĐDTK cần đạt được đến năm 2025) và trung bình điểm năng lực quản lý hiện tại của ĐDTK do điều dưỡng viên đánh giá

- Khoảng cách giữa năng lực mong đợi và năng lực hiện tại của ĐDTK được

điều dưỡng trưởng tự đánh giá được tính bằng hiệu số giữa điểm trung bình mong đợi

(yêu cầu của điều dưỡng trưởng, phó bệnh viện với ĐDTK cần đạt được đến năm 2025) và trung bình điểm năng lực quản lý hiện tại của ĐDTK do điều dưỡng trưởng tự đánh giá - Mỗi khoảng cách được chia thành 02 nhóm: nhóm cao và nhóm thấp. Trong đó, nhóm cao gồm những tiêu chí có điểm trung bình cao hơn trung vị, nhóm thấp gồm những tiêu chí có điểm trung bình thấp hơn trung vị.

- Điểm mạnh được xác định khi tiêu chí có cả hai Khoảng cách đều ở nhóm thấp - Điểm yếu được xác định khi tiêu chí có cả hai khoảng cách đều ở nhóm cao và điểm trung bình Tầm quan trọng ở trên mức trung vị. Điểm yếu là cơ sở quan trọng để đề xuất khuyến nghị đưa ra giải pháp để nâng cao năng lực quản lý cho ĐDTK tại các bệnh viện.

Bảng 3.1: Bảng xét khoảng cách để xác định điểm mạnh, điểm yếu Khoảng cách ĐDT Khoảng cách ĐDT

Khoảng cách ĐDV

Cao Thấp

Cao Cân nhắc xét điểm yếu

Bảng 3.2: Bảng xét khoảng cách, tầm quan trọng để xác định điểm yếu Tầm quan trọng Tầm quan trọng

Khoảng cách Cao Thấp

2 Khoảng cách đều cao Điểm yếu

02 Khoảng cách đều thấp

3.4.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Trước khi bắt đầu phân tích sâu hơn, để đảm bảo rằng thang đo năng lực được sử dụng kiểm tra độ tin cậy của thang đo, tác giả sẽ tiến hành một loạt các phân tích nhằm kiểm tra lại mức độ phù hợp của bộ câu hỏi đã được sử dụng đối với các điều dưỡng viên. Kiểm định Cronbach Alpha sẽ đưa ra các kết quả thể hiện xem các biến số được xếp vào cùng một nhóm tiêu chí độ tin cậy trong q trình đo lường hay khơng.

Bảng 3.3: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha Nhóm yếu tố cấu thành Hệ số Cronbach's Alpha Nhóm yếu tố cấu thành Hệ số Cronbach's Alpha

Năng lực mong đợi Năng lực hiện tại

Kỹ năng chuyên môn 0.881 0,854

Kỹ năng quản lý nhân sự 0.932 0,826

Kỹ năng tư duy 0.931 0,786

Kỹ năng lãnh đạo 0.958 0,955

Kỹ năng quản lý tài chính 0.890 0,728

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Kết quả cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0.7). Hệ số Cronbach’s Alpha tương ứng của từng chỉ tiêu theo bảng 17 (đều lớn hơn 0.6) cho thấy việc chia nhóm các năng lực trong bộ cơng cụ là phù hợp, các biến trong từng nhóm có độ ổn định nội tại cao, qua đó chỉ ra rằng bộ công cụ này đạt yêu cầu về độ tin cậy và khơng có biến nào cần phải loại bỏ khỏi mơ hình định lượng. Theo tiêu chuẩn của Nunnally & Burnstein (1994), thì thang đo được coi là đáng tin cậy. Tuy vậy việc giá trị Cronback’s alpha lớn hơn 0,95 ở nhóm biến khả năng “lãnh đạo” có thể do xuất hiện biến thừa trong thang đo, ta có thể loại bỏ biến. Tuy vậy, trên thực tế tác giả không bỏ các nội dung bởi không quá cần thiết và giá trị chênh so với mức 0,95 là khơng nhiều.

Phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis – PCA) là một trong các phương pháp phân tích dữ liệu nhiều biến đơn giản nhất. Dữ liệu có số chiều

lớn, phân tích thành phần chính giúp làm giảm số chiều của dữ liệu, sao cho vẫn giữ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)