2.2. Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện
2.2.3. Tóm lược các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của ĐDTK
Trong bối cảnh có nhiều cách thức đánh giá năng lực điều dưỡng trưởng khoa, việc lựa chọn được một cách thức phù hợp với bối cảnh Việt Nam và khả thi là rất quan trọng. Dưới đây là bản so sánh, tóm lược các nội dung chính của các bộ tiêu chuẩn năng lực quan trọng đã được phân tích tại phần trước.
Bảng 2.2: So sánh các cách thức đánh giá năng lực điều dưỡng trưởng chính
1. Kazt 3. ANA 4. CHASE Việt Nam
(chưa phê duyệt)
Kĩ năng chuyên môn Năng lực thu thập dữ liệu
Nhóm năng lực chun mơn - kĩ thuật (11 tiêu chí) Có tầm nhìn Kĩ năng quản lý nhân sự Năng lực phân tích vấn đề thực tế và xu hướng Nhóm năng lực quản
lý nhân sự (13 tiêu chí) Có thể đổi mới Kĩ năng tư duy Năng lực xác định mục tiêu Nhóm kĩ năng tư duy
(8 tiêu chí) Tự tin
Năng lực lập kế hoạch Nhóm kĩ năng lãnh
đạo (14 tiêu chí) Quyết đoán Năng lực triển khai kế hoạch Kĩ năng quản lý tài
chính (7 tiêu chí)
Giỏi chuyên môn
2. AONE Năng lực đánh giá Sử dụng nhân
lực hiệu quả Giao tiếp và gây
dựng các mối quan hệ (8 tiêu chí)
Trình độ chun mơn Hài hồ lợi ích
Kiến thức về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (11 tiêu chí)
Học hỏi và sáng tạo
không ngừng Giao tiếp hiệu quả
Khả năng lãnh đạo
(5 tiêu chí) Đánh giá và tự đánh giá Công bằng
Thái độ chun mơn (6 tiêu chí)
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng nghiên cứu vào thực tiễn
Lịch sự Kỹ năng tài chính
(5 tiêu chí)
Quản lý hiệu quả các nguồn lực
Lãnh đạo
Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong quyết định và hành động
Tuân thủ pháp luật
Như vậy, có thể nói, mặc dù tại Việt Nam, cơ quan chủ quản và hội nghề nghiệp đã bước đầu chỉ ra một số đặc điểm năng lực cần thiết của một điều dưỡng trưởng khoa, song việc chưa có được một phiên bản chính thức về các tiêu chuẩn cho đối tượng này, việc sử dụng các mơ hình hiện có của thế giới là cách thức phù hợp nhất. Đề tài này sẽ đóng góp một phần vào việc ban hành bộ tiêu chuẩn phù hợp với Việt Nam trong tương lai.
Đối với cách tiếp cận của Kazt, năng lực quản lý của ĐDTK gồm kiến thức quản lý, kỹ năng quản lý và thái độ quản lý. Đây là cách xem xét năng lực chung cho mọi nhà quản lý, không phản ánh được đặc trưng của hoạt động điều dưỡng và quản lý điều dưỡng
Đối với cách tiếp cận của AONE, năng lực của nhà quản lý điều dưỡng bao gồm 5 nhóm yếu tố đó là; giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ, có kiến thức về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khả năng lãnh đạo, có trình độ chun mơn và khả năng kinh doanh. Trong các nghiên cứu trên thế giới, cách tiếp cận này thường được áp dụng cho nghiên cứu các nhà quản lý điều dưỡng cấp cao như giám đốc điều dưỡng, điều dưỡng trưởng bệnh viện.
Cách tiếp cận của ANA, năng lực của ĐDTK bao gồm hai nhóm yếu tố là: Năng lực thực hành quản lý và yêu cầu hành nghề chuyên môn điều dưỡng và quản lý. Theo như cách tiếp cận này đã trình bày ở trên, ANA đi theo quy trình ra quyết định và thực hiện quyết định của nhà quản lý điều dưỡng cũng phù hợp với năng lực quản lý của ĐDTK. Đây là một cách tiếp cận theo hướng phân tách các hoạt động theo quy trình điều dưỡng, mặc dù cũng khiến việc đánh giá mang đặc thù điều dưỡng hơn, song trong bối cảnh, quy trình điều dưỡng cịn được hiểu khác nhau ở các nước, còn chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam, việc áp dụng bộ quy chuẩn này chỉ nên áp dụng khi nghiên cứu trên một nhóm điều dưỡng trưởng có mức đồng nhất cao, chẳng hạn như tại 1 bệnh viện hoặc các bệnh viện cùng chuyên ngành, cùng đặc điểm.
Cách tiếp cận của Chase 1994, cách tiếp cận này được Ten Haaf sử dụng trong
đo lường năng lực điều dưỡng trưởng năm 2007 và được chính Chase báo cáo trong luận văn tiến sĩ của mình năm 2010. Đây là cách tiếp cận thể hiện đầy đủ các đặc trưng trong hoạt động quản lý của các điều dưỡng trưởng khoa, đồng thời cũng được thử thách khi tiến hành trên các nhóm điều dưỡng thuộc chuyên ngành khác nhau, do vậy, trong nghiên cứu này tác giả sẽ ứng dụng cách tiếp cận này.
Bảng 2.3: Nhóm chỉ tiêu năng lực quản lý ĐDTK theo Chase (1994)
Nhóm tiêu chuẩn Tiêu chí
Kỹ năng chun mơn (11 tiêu chí)
- Các tiêu chuẩn thực hành điều dưỡng
- Các hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc
- Lập kế hoạch chăm sóc điều dưỡng
- Các công cụ khám, chữa bệnh, chẩn đoán
- Các hệ thống phân loại người bệnh
- Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
- Thực hành dựa trên nghiên cứu
- Sử dụng công nghệ mới
- Quản lý hồ sơ của từng người bệnh
- Hệ thống thơng tin và máy tính
- Tiêu chuẩn của cơ quan điều hành (Nhà nước, Hiệp hội)
Kỹ năng quản lý nhân sự (13 tiêu chí)
- Truyền thơng hiệu quả
- Chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả
- Chiến lược tuyển dụng
- Chiến lược thu hút nhân viên
- Kỷ luật hiệu quả
- Chiến lược tư vấn hiệu quả
- Đánh giá sự thực hiện
- Chiến lược phát triển đội ngũ nhân viên
- Làm việc nhóm
- Chiến lược xây dựng đội
- Kỹ thuật phỏng vấn
- Khả năng hài hước - Sự lạc quan
Kĩ năng tư duy (8 tiêu chí)
- Lý thuyết điều dưỡng
- Chiến lược tổ chức, hành chính
Nhóm tiêu chuẩn Tiêu chí
- Ngun tắc đạo đức
- Các lý thuyết học/ giảng dạy
- Lập trường chính trị
- Tồn diện quy trình quản lý chất lượng
- Các vấn đề pháp lý
Kĩ năng lãnh đạo (14 tiêu chí)
- Ra và tổ chức thực hiện quyết định
- Quyền lực và trao quyền
- Ủy quyền
- Quản lý sự thay đổi
- Giải quyết xung đột
- Giải quyết vấn đề
- Quản lý căng thẳng trong công việc
- Nghiên cứu khoa học
- Chiến lược tạo động lực
- Tổ chức phối hợp với các đơn vị
- Quản lý chính sách và thủ tục hành chính
- Đào tạo nhân viên
- Quản lý thời gian
- Phối hợp chăm sóc liên ngành
Kĩ năng quản lý tài chính (07 tiêu chí)
- Thực hành tiết kiệm và tránh lãng phí
- Biện pháp tăng năng suất
- Dự báo/phát triển ngân sách bộ phận
- Phân tích lợi ích chi phí
- Biện pháp kiểm soát ngân sách đơn vị
- Phát triển nguồn tài chính
Có thể thấy, trong mơ hình này, Chase và Ten Haaf đã có những kế thừa và điều chỉnh tốt các hiểu biết về năng lực quản lý và các đặc thù của ngành điều dưỡng. Bên cạnh các kĩ năng chung của một nhà quản lý, các điều dưỡng trưởng được đòi hỏi là phải có kiến thức chun mơn sâu rộng, có khả năng đảm bảo an tồn và phân cơng nhân lực phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả đối với loại hình dịch vụ đặc thù. Mọi sai sót trong điều hành hoạt động này đều có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng và tiền bạc của người bệnh và gia đình họ.