Làm sao vui cười, có gì thích thú, khi ở trong cõi đời luôn luôn bị thiêu đốt Ở trong chỗ tối tăm

Một phần của tài liệu KINH PHÁP CÚ SONG NGỮ (Trang 72 - 77)

XV. PHẨM AN LẠC

146. Làm sao vui cười, có gì thích thú, khi ở trong cõi đời luôn luôn bị thiêu đốt Ở trong chỗ tối tăm

cõi đời luôn luôn bị thiêu đốt. Ở trong chỗ tối tăm

bưng bít sao khơng tìm tới ánh quang minh?

When this world is ever ablaze, why this laughter, why this jubilation? Shrouded in darkness, will you not seek the light?

Kệ Tụng

Làm sao cười thích thú Khi đời mãi bị thiêu Sống trong cảnh tối tăm Sao khơng tìm ánh sáng?

Lược giảng

Pháp cú nầy Phật dạy tại tinh xá Kỳ Viên, có liên quan

đến những nữ cư sĩ bạn của bà Tỳ xá Khư. Vì tin tưởng

tín nữ Tỳ xá Khư, nên các ơng chồng cho một số bà vợ theo để học hỏi với bà Tỳ xá Khư. Vì họ cho rằng

những người vợ của họ sẽ sửa đỗi tánh nết và có chánh niệm tốt.

Một hôm, vào ngày lễ hội, họ cùng nhau đến lạc viên vui chơi, đồng thời hầu rượu cho những ông chồng.

Sau ngày lễ hội, những bà vợ lén chồng đến một lạc

viên vui say chè chén, đến đổi say mèm khơng cịn biết trời đất là gì. Sau đó, các bà nầy bị các ông chồng biết

được đánh đập hành hạ.

Qua câu chuyện lược dẫn trên, cho ta thấy, một thầy Tỳ kheo đang tu hành tinh tấn, sống chung trong Tăng đồn, bên cạnh cịn có sự giáo giới của đức Phật, thế

mà chỉ vì có 100 đồng của người cha để lại, mà ông ta muốn bỏ ngang việc tu hành. Tiền tài vật chất thời Phật so với thời đại ngày nay, dĩ nhiên là phải thua kém rất xa. Ngày nay với thời đại khoa học kỹ thuật tiến bộ, có biết bao nhiêu thứ máy móc điện tử tinh vi, nhìn thấy chóa mắt, sức thu hút rất lớn, thế thì, thử hỏi làm sao lịng người khơng say mê đắm nhiễm cho được?

Đối với người xuất gia đã phát nguyện từ bỏ tất cả,

khơng màng gì đến việc đời, xem tiền tài, danh lợi, vật chất như áng phù vân, như đôi dép bỏ, thế mà vẫn

không giữ vững được tâm niệm tu hành trước sức mạnh cám dỗ của ma lực kim ngân. Thế mới biết, sự tu hành

đạt được giải thốt khơng phải là chuyện dễ dàng. Cái

gốc của người tu, dù xuất gia hay tại gia, Phật dạy phải chuyên cần gia công diệt trừ phiền não. Dù tu hành lâu năm đến đâu, mà gốc phiền não tham, sân, si, không

trừ, thì người đó chưa phải thật sự tu hành.

Dục vọng tham ái là cội gốc của sự sanh tử khổ đau.

Vì vơ minh mới tham cầu, mới làm thỏa mãn cho dục vọng. Mới có 100 đồng thôi mà thầy Tỳ kheo kia đã muốn sang ngang rồi. Còn bao nhiêu thứ khác của ngũ dục lạc thế gian, liệu người tu có gìn giữ khơng ham muốn đắm nhiễm được không? Cho nên, theo lời Phật dạy, chỉ có hai con đường khổ vui. Nếu chúng ta chọn con đường khổ, thì tiếp tục làm nơ lệ cho dục vọng sai khiến, để thỏa mãn dục tính. Ngược lại, nếu chúng ta

Lược giảng

Hai Pháp cú nầy Phật dạy tại tinh xá Kỳ Viên, có liên quan đến thầy Tỳ kheo bất mãn.

Sau khi gia nhập Tăng đoàn, thầy nầy rất tinh tấn tu

học và làm tròn phận sự của một người xuất gia. Thầy

đi tu không bao lâu, cha thầy lâm bệnh qua đời. Trước

khi chết, cha thầy để lại 100 đồng cho người em và căn dặn nhớ đưa lại cho thầy. Khi nhận được tiền, thầy

sanh tâm bất mãn sự tu hành. Thầy không muốn tiếp tục tu hành xuất gia kham khổ nữa. Thầy có ý định hoàn tục.

Từ lúc khởi ý định nầy, thầy bỏ bê mọi việc tu hành. Thấy thế, các Tỳ kheo khác trình bày với Phật và Phật gọi thầy để hỏi duyên do. Thầy cho biết là với số tiền nầy, thầy có thể ra ngồi đời sống được. Phật phân tích cho thầy thấy rõ 100 đồng không thắm vào đâu trong việc chi tiêu. Phật cịn cho biết thêm, thời q khứ, các ơng vua Chuyển luân thánh vương chỉ vẫy tay là mưa tuôn châu báu xuống, vàng bạc đầy đất. Dù được như

thế đó, mà các ơng vua nầy khi chết vẫn khơng mãn ước nguyện. Thế thì, đối với 100 đồng của ơng, thử hỏi

làm được gì?

Tiền tài, danh lợi thật là nguy hiểm. Người tu hành bị những thứ nầy cám dỗ mà tổn giảm đạo hạnh rất nhiều. Vẫn biết, vật chất, tiền tài, danh vọng, chỉ là những thứ huyễn ảo, phù du không thật. Tuy khơng thật, nhưng

con người cịn chất chứa nặng lịng tham lam, thì chúng vẫn cịn có hấp lực thu hút phi thường. Chính chúng gây ra lắm điều tai hại trong giới tu hành.

Hơm khác, vì ngựa quen đường cũ, nên các bà lại rũ nhau tụ tập ở lạc viên uống rượu nữa. Vì muốn bảo vệ uy tín cho các bà và nhất là sợ bọn ngoại đạo chê cười, nên Bà Tỳ xá Khư dẫn họ đến tinh xá Kỳ Viên gặp

Phật. Đến trước Phật, trong lúc các bà nầy với cơn men say vẫn còn. Lợi dụng cơ hội nầy, ma vương nhập vào

điều khiển thân xác các bà để quậy phá Phật. Biết rõ sự

việc, Phật liền dùng thần lực nhiếp phục ma quân và làm cho các bà tỉnh táo trở lại. Nhân đó, Phật nói pháp cú nầy.

Thời Phật là thời của Chánh pháp. Phật và các Thánh

đệ tử cịn đó. Pháp âm của Phật vẫn vang dậy hằng

ngày. Nhưng không phải ai ai cũng được thừa hưởng.

Dù sống trong thời đại của Phật, nhưng nếu khơng có

dun lành gặp Phật, tu tập hành thiện, thì những tệ nạn xã hội vẫn xảy ra. Song có điều, khi gặp Phật, thì mọi

đau khổ sẽ chấm dứt.

Các bà nầy, tuy có gia đình, nhưng vì thiếu tu học, khơng có thực tập Thiền quán, chánh niệm, nên các bà làm nô lệ cho dục vọng, bước chân vào con đường trụy lạc sa đọa. Nhưng may mắn thay! Các bà cịn có người bạn tốt là bà Tỳ xá Khư, một người nữ cư sĩ tu học

đàng hoàng, thật hành đúng theo chánh pháp, nên

hướng dẫn các bà đến gặp Phật. Từ đó, các bà nghe

Phật dạy, rồi ăn năn hối lỗi nguyện sửa đổi tâm tánh và thật hành đúng theo lời Phật dạy. Nhờ đó, mà các bà được an lạc khơng cịn đau khổ nữa.

Là con người, không luận phái tính, ai ai cũng thích thụ hưởng khối lạc. Ham thích thụ hưởng ngũ dục lạc:

tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ham ăn, mê ngủ, có người nào lại khơng ham muốn. Chỉ trừ có hai hạng người: một là các bậc Thánh nhơn, hai là những kẻ cuồng tâm loạn trí. Ngồi ra, ai ai cũng đua địi ham thích.

Rượu là một trong những thứ có chất men say kích thích. Nó là thứ độc tố giết hại con người. Ngoài sự gây tác hại bệnh hoạn ra, nó cịn làm cho con người mất hết nhân cách. Khi đã uống quá chén, con người mất hết tự chủ. Rượu tuy không lỗi, nhưng lỗi ở nơi con người sử dụng. Ở một chừng mực nào đó, thì rượu là mối tương

giao trong ân tình lễ nghĩa. Vì vậy, ngày xưa, người ta hay dùng trà rượu để giao tình. Nhưng là con người cịn q nhiều dục vọng thèm khát, nên khó có ai tự biết

khắc chế chừng mực. Từ đó, rượu khơng cịn là lễ

nghĩa nữa, mà nó trở thành chén tạc chén thù, và rồi gây ra lắm điều họa hại. Chẳng những hại bản thân

mình mà cịn hại lây đến những người chung quanh khác. Một khi thần men đã nhập vào đưa đường chỉ lối, thì than ơi! Con người mất hết bình tĩnh. Khi khơng cịn bình tĩnh, thì dễ gây ra lắm cảnh tang thương hệ lụy.

Như những trường hợp xảy ra nhan nhãn hằng ngày trong xã hội. Nào là gây ra tai nạn xe cộ, đụng chết

người, làm trở ngại lưu thông, đánh lộn, đâm chém,

bắn giết lẫn nhau vân vân và vân vân. Chính vì thế, mà Phật cấm người Phật tử vô cớ không được uống rượu. Ngồi ra, những loại kích thích tố gây mê khác, như á phiện, cần sa v.v… nói chung là những loại ma túy, thì Phật cấm người Phật tử khơng được dùng đến.

và tâm. Có tham thiền quán tưởng, tâm mới an định. Tâm có an định thì cuộc sống của chúng ta mới có an lạc hạnh phúc vậy.

186-187. Giả sử mưa xuống bạc vàng cũng chẳng thỏa mãn được lòng tham dục. Người trí đã biết rõ ái dục vui ít mà khổ nhiều. Thế nên, dù sự dục lạc ở cõi trời, người cũng chớ sanh tâm mong cầu. Đệ tử

đấng Giác Ngộ chỉ mong cầu diệt trừ ái dục mà thôi.

There is no satisfying sensual desires, even with a rain of gold coins. For sensual pleasures give little satisfaction and much pain. Having understood this, the wise man finds no delight even in heavenly pleasures. The disciple of the Supreme Buddha delights in the destruction of craving.

Kệ Tụng

Dầu mưa vàng mưa bạc Khó thỏa mãn dục tình

Dục khổ nhiều vui ít Kẻ trí hiểu như vậy.

Đệ tử bậc chánh giác

Khơng tìm cầu dục lạc Dầu ở cõi chư thiên Chỉ mong tham ái diệt

sinh. Thế nên, thời Phật, Phật và các Thánh chúng mỗi ngày chỉ ăn có một bữa trưa, mà thân thể của các Ngài vẫn mạnh khỏe. Các Ngài ăn bằng tất cả sự có mặt của mình. Ăn trong chánh niệm, khơng suy nghĩ vẫn vơ

như chúng ta. Chúng ta ăn trong hối hả, ăn mà khơng biết mình đang ăn. Ăn như thế, thật là tội nghiệp cho ta quá!

Nên nhớ, ăn ít, xuống cân, giữ chừng mực, đúng theo

giờ giấc, đó là chúng ta khéo biết giữ gìn sức khỏe rồi

vậy.

Nhờ ăn uống hợp vệ sinh như thế, nên việc ứng dụng

ngồi thiền hay ngồi niệm Phật, hành giả cảm thấy rất an

ổn thoải mái. Đói quá cũng khó ngồi yên tu, mà no quá

óc ách, thì cũng ngồi tức bụng khơng tu được. Hành giả muốn ngồi thiền hay ngồi niệm Phật, thì cần phải tìm nơi n tịnh, có thế, thì sự tu hành mới có kết quả cao.Trong nhà Phật có đề cập đến nhiều loại ăn. Ăn

bằng vật chất, gọi là đoàn thực. Loại ăn nầy là để bồi

dưỡng cơ thể. Cịn ăn về tinh thần, có nhiều thứ. Nhưng có hai thứ mà người tu cần ăn, đó là: “Pháp hỷ thực và

Thiền duyệt thực”.

Pháp hỷ là chúng ta ăn qua giáo pháp Phật Tổ dạy. Khi nghe pháp hay lúc đọc tụng kinh điển, mà chúng ta có niềm vui an thốt nhẹ nhàng trong tâm thức, thì đó gọi là pháp hỷ thực. Món ăn nầy rất cần thiết để di dưỡng tinh thần.

Thiền duyệt thực là ăn trong lúc hành giả tham thiền nhập định. Duyệt là vui vẻ tươi mát cả tâm lẫn thân. Đây là một món ăn tối thiết yếu để qn bình giữa thân

Xã hội ngày nay, phần lớn người ta đi tìm hạnh phúc trong khối lạc. Họ vui cười thích thú trong khi thụ hưởng. Nhưng người ta quên rằng những cảm thọ khối lạc đó, chính nó lại là nguyên nhân đưa người ta đến

chỗ thân bại danh liệt và cuối cùng là tử vong. Hút chích xì ke, cờ bạc rượu chè, hành lạc dâm ô v.v… tất cả đều là những cảm thọ khoái lạc. Một khi, con người

đã lậm vào con đường nghiện ngập nầy, thì hậu quả sẽ

ra sao? Câu hỏi nầy, chỉ có những người trong cuộc mới có câu trả lời thích đáng. Chính vì vậy, mà trong pháp cú trên, Phật đã chỉ bày vạch trần cho chúng ta

thấy rõ tai hại của sự thụ hưởng khoái lạc.

Phật dạy: “làm sao vui cười, có gì thích thú, khi ở

trong cõi đời luôn luôn bị thiêu đốt” ? Kinh Pháp Hoa

Phật dạy: “Tam giới bất an du như hỏa trạch”. Nghĩa là Ba cõi không an dường như nhà lửa. Hiện nhơn loại

đang ở trong nhà lửa. Tất cả chúng ta không ai lại

không bị lửa tham dục, lửa vô thường thiêu đốt. Thế mà, chúng ta vẫn vui chơi thỏa thích khơng hay biết gì cả. Dù có biết, nhưng chắc gì chúng ta đã thực sự chịu chạy ra. Thà cam lòng chịu cho lửa tham dục thiêu đốt, miễn sao thụ hưởng được những khoái lạc của ngũ dục, lục trần, là chúng ta đã mãn nguyện lắm rồi! Lửa có đốt cháy chết thân ta ra thành tro bụi cũng chẳng sao! Quả thật, Phật cho chúng ta là những kẻ quá si mê. Cứ mãi cam chịu ở trong cảnh khổ tối tăm giam mình trong

ngục tù ngũ dục, khơng chịu tìm cách thốt ra!

Cứ nhìn vào hiện trạng xã hội, chúng ta thấy, có biết bao người đã và đang nướng mình trong lạc thú. Kết

đọa đày trong cảnh thân tàn ma dại. Muốn chết cũng

không được, mà muốn sống cũng chẳng kham. Thế là hết! Chết cả cuộc đời! Thật uổng phí làm một kiếp

người! Rồi theo luật nhân quả, đời nay đã vậy, đời sau sẽ ra sao? Nỗi khổ nầy, tiếp nối chồng chất nỗi khổ kia. Cứ từng hạt đau thương chảy dài trên chuỗi hạt thương

đau. Một chuỗi dài đau khổ triền miên, khơng kỳ hẹn

có ngày thốt ra!

Muốn thốt ra, chỉ có một con đường là chúng ta phải hồi tâm chuyển ý. Phải mạnh dạn cương quyết thiết tha chuyển nghiệp. Phải dùng trí huệ để soi sáng cho việc làm hành động của mình. Nhờ vào trí huệ soi sáng đó, chúng ta mới có đủ nghị lực sáng suốt, can đảm mà dứt trừ. Những ai đã và đang lâm vào con đường nghiện ngập, xin các bạn hãy vì tương lai và vì sự sống làm người của mình mà hãy mạnh dạn đứng lên quyết tâm

cai nghiện làm lại cuộc đời. Có thế, thì mọi khổ đau

ngang đó sẽ chấm dứt.

Mong sao, những ai đã lỡ bước đi vào con đường

nghiện ngập, chúng ta không nên bi quan, hãy mạnh dạn đứng lên tự cứu lấy đời mình. Một khi đã có quyết tâm, dù chết, ta cũng phải trừ bỏ những nghiệp xấu, không thể để kéo lê cuộc đời mãi đi trong bóng tối của sự đày đọa thể xác và tinh thần trong nỗi tuyệt vọng

khổ đau. Sự chuyển hướng làm lại cuộc đời đó là cả

một quyết tâm hùng tráng vươn lên. Đó là chúng ta đã thực sự chạy ra khỏi nhà lửa dục vọng thiêu đốt. Và như thế, chúng ta đã tìm lại con đường sống trong ánh quang minh của trí giác. Đó là chúng ta đã thực sự bắt gặp ánh sáng cuối đường hầm. Khơng có ai và cũng

Phỉ báng là chê bai, bài xích, cơng kích, xuyên tạc, nói xấu v.v…Đây là loại ác ngữ mà người biết chút ít tu hành khơng ai sử dụng đến. Vì họ biết rõ, khi thốt ra

những lời nầy là đã hại mình trước rồi. Nhất là lại phỉ báng người giữ giới luật tinh nghiêm. Dù người đó là

xuất gia hay tại gia, chúng ta cũng khơng nên có ý niệm khinh thường chê bai. Chỉ có người ngu muội, ganh tỵ mới có ác ý chê bai như thế. Người hiểu rõ luật nhân quả, họ rất cẩn trọng ở nơi ý nghĩ, lời nói và việc làm. Họ là người khéo gìn giữ ở nơi ba nghiệp. Đã thế, thì làm sao họ dám bng lời nói nặng người giữ giới tu hành.

2. Phật dạy tiếp: “Uống ăn có chừng mực, riêng ở chỗ

tịch tịnh, siêng tu tập thiền định”.

Uống ăn chừng mực, điều nầy rất có lợi cho sức khỏe.

Vì người tu hành, thường phải ngồi thiền nhiều, nếu ăn no quá thì rất trở ngại cho việc hành trì. Ngồi việc lợi ích cho cơng phu bái sám ra, nó cịn lợi ích cho sức khỏe của chúng ta rất lớn. Vì ngày nay, các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên chăm sóc sức khỏe bằng cách ăn uống cho có điều độ chừng mực. Khơng nên

lúc gặp thức ăn ngon, thì ăn nhiều q độ, có hại cho bao tử. Ăn như thế, thì thật là có hại cho sức khỏe. Có người vì bận với công việc làm, nên họ ăn uống giờ

giấc rất bất thường. Lúc thì ăn quá sớm, khi thì ăn quá trễ, cứ thế, sức khỏe khó được ổn định. Người xưa nói:

“họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập”. Thiết

nghĩ, lời nói nầy vẫn cịn có giá trị mn đời. Vì đây là

Một phần của tài liệu KINH PHÁP CÚ SONG NGỮ (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)