XV. PHẨM AN LẠC
147. Hãy ngắm cái thân tốt đẹp này chỉ là đống
xương lở lói, chồng chất tật bệnh mà người ta tưởng là êm ái, trong đó tuyệt đối khơng có gì trường tồn.
Behold this body – a painted image, a mass of heaped up sores, infirm, full of hankering – of which nothing is lasting or stable!
Kệ Tụng
Hãy ngắm thân đẹp này Nơi tụ hội, chồng chất Bệnh hoạn, bận tâm nhiều Thật khơng gì trường cửu.
Lược giảng
Pháp cú nầy Phật dạy tại Veluvana, có liên quan đến Sirimà.
Sirimà vốn là một cô gái giang hồ ở thành Vương Xá.
Cơ có một nhan sắc tuyệt đẹp, chuyên sống bằng nghề
mãi dâm. Tuy là một cô gái bán thân sinh sống, nhưng hạt giống lành trong tâm cơ vẫn có. Một hơm, cơ gặp Phật và cơ tỏ ra rất hổ thẹn. Đồng thời cô đến trước
Phật cầu xin sám hối, vì một sự lỗi lầm gây xúc phạm với nữ cư sĩ Uttarà, vợ của Sumana. Hai vị nầy là con của một phú gia có thế lực. Khi đó, Phật nói kệ cho cơ nghe:
Lấy không giận thắng giận Lấy thiện thắng không thiện Lấy thí thắng xan tham Lấy chơn thắng hư ngụy.
Nghe xong bài kệ, cô liền chứng quả Dự Lưu (Tu đà hồn).
Sau đó, Sirimà xin quy y với Phật và đã được Phật chấp nhận. Kể từ đó, cơ ta trở thành một Phật tử tại gia rất thuần thành. Cô thường cúng dường thức ăn cho Phật
và chúng tăng. Vì nhan sắc quá đẹp, cho nên cô ta đã làm cho bao nhiêu chàng trai mê say đắm đuối vì cơ.
Có người, chỉ một lần nhìn qua nhan sắc kiều diễm, thiên kiều bá mỵ của cô, liền đâm ra thầm yêu trộm
nhớ và rồi mang bệnh tương tư.
Thời gian không lâu, Sirimà lâm trọng bệnh và chẳng bao lâu cô ta qua đời. Phật hay tin, bảo vua quàng xác
để trong nhà thiêu, không nên hỏa táng sớm. Bốn ngày
sau, thi thể Sirimà sình trướng lên, giống như một đống thịt lở lói và những con dịi lúc nhúc từ chín lỗ bị ra, trơng rất ghê tởm. Vua đánh trống rao truyền cho mọi
người đến xem xác Sirimà. Lệnh vua loan truyền,
không bao lâu mọi người đến xem đông đúc. Đức Phật và các hàng Tỳ kheo tăng, Tỳ kheo ni cũng có mặt dự kiến.
Sau đó, nhà vua ra lệnh, nếu ai bỏ ra ngàn đồng, thì được quyền sở hữu thi thể của Sirimà. Từ giá cao hạ
xuống giá thấp nhất và cuối cùng cho khơng, cũng
giải thích qua. Ở đây, chúng tơi chỉ xin giải thích một
cách ngắn gọn thơi.
Phật nói: Niết bàn là quả vị tối thượng, tối thượng đây
ý nói là quả vị Niết bàn của hàng A la hán. Vì A la hán do nhân tu diệt hết phiền não mà đạt được Niết bàn vô sanh. Tức các Ngài nầy khơng cịn sanh tử ln hồi nữa. Cịn nếu nói bên Đại thừa, thì quả vị tối thượng là chỉ cho quả vị Niết bàn của Phật. Chỉ có Niết bàn của Phật mới được gọi là tối thượng.
Kế đến Phật dạy, người tu hành muốn đạt được quả vị
đó, thì mỗi người phải cố gắng thật hành hạnh nhẫn
nhục. Có nhẫn nhục mới vượt qua mọi chướng ngại thử thách. Nhẫn nhục với chính mình, nhẫn nhục với người và cảnh vật. Nhẫn nhục không phải là yếu hèn mà trái lại nó là một sức mạnh rất lớn. Nói chung, người tu phải thường xuyên thật hành hạnh nhẫn nhục mới có thể khắc phục chính mình và cảm hóa kẻ khác. Bằng trái lại, thì khó mong đạt thành sở nguyện.
Phật nói: “Xuất gia mà não hại người khác, không gọi
là xuất gia Sa môn”. Bản nguyện của người xuất gia rất
cao thượng. Vì muốn độ mình, độ người ra khỏi con đường sanh tử khổ đau mà xuất gia. Với một bản
nguyện cao cả như thế, thì làm sao lại não hại người khác? Vì cịn khởi ý niệm não hại đó là tâm ác độc. Tu hành theo hạnh xuất thế, mà cịn ni dưỡng cái tâm ác
độc đó, thì sao gọi là xuất gia? Vì xuất gia là phải ra
khỏi ba cõi. Nói cách khác, người xuất gia là phải ra khỏi ba nhà. Mà cái nhà khó ra nhất, đó là nhà phiền
sáu trần, và đắm mê nơi ngũ dục. Đó là những món mồi ngon mà nó thường say mê tìm cầu thụ hưởng. Chính vì thế, mà câu kệ thứ 3 trên Phật dạy ta phải cố gắng chuyển hóa, gạn lọc tâm ý mình cho được thanh tịnh. Có thanh tịnh, thì sự tu hành của chúng ta mới có kết quả an lạc và giải thoát.