XV. PHẨM AN LẠC
181. Người trí thường ưa tu thiền định, ưa xuất gia và ở chỗ thanh vắng Người có Chánh niệm và
và ở chỗ thanh vắng. Người có Chánh niệm và
Chánh giác, bao giờ cũng được sự ái kính của
Thiên, nhơn.
Those wise ones who are devoted to meditation and who delight in the calm of renunciation – such mindful ones, Supreme Buddhas, even the gods hold dear.
Kệ Tụng
Người trí chuyên thiền định Thích an tịnh, giải thốt Bậc Chánh giác, Chánh niệm
Chư thiên đều ái kính.
Lược giảng
Phật dạy Pháp cú nầy tại cổng thành Sankassa, có liên hệ đến nhiều thiên, nhơn, với duyên do là vấn đề thi
triển thần thông. Phái ngoại đạo dùng mọi mánh lới thủ
đoạn, gian xảo để họ so tài bằng cách sử dụng thần
thông với Phật. Nhưng tất cả họ đều bị thất bại. Mọi
thủ đoạn đều bị lộ tẩy phơi bày trước công chúng và họ rất hổ thẹn. Phật không cần sử dụng đến thần thơng, dù có nhiều đệ tử xin phép Ngài để được so tài cao thấp
thật với nhau! Phật dạy, người Phật tử phải có chánh niệm thiền quán. Nhờ có chánh niệm thiền quán, người Phật tử mới nhận ra được sự thật của cuộc đời. Trước hết, Phật dạy, người Phật tử phải quán chiếu tự thân. Thấy rõ thân nầy chỉ là giả dối tạm bợ và bất tịnh. Hằng quán chiếu như thế, thì mọi dục vọng tham ái chấp trước ở nơi thân mình và người sẽ lần lần suy
giảm.
Có chi là sạch ở nơi thân
Phèo phổi ruột gan máu thịt gân Mũi dãi tanh hôi đường cửu khiếu Nhớp nhúa ra vào tợ ổ phân Thế gian lắm kẻ yêu thương tiếc Thượng sĩ xuất trần chẳng đoái thân Ai người tỉnh giác chơn thường quán Bất tịnh từ đầu đến chí chân
(Thích Phước Thái )
Phật đem trái bầu để dụ cho thân nầy. Trái bầu khi cịn tươi thì vỏ nó xanh. Nhưng khi phơi khơ thì vỏ của nó biến thành màu trắng. Con người cũng thế. Lúc sống, nhờ vận động, ăn uống, nên máu huyết lưu thông, da dẽ hồng hào, nhưng sau khi chết, da thịt tan rã, chỉ cịn lại một bộ xương trắng khơ. Thân nầy cũng thế, cịn vay mượn, thì tạm gọi là cịn sống. Khi hết vay mượn thì chết. Như vậy, đời người sống chết chỉ là một sự mượn trả mà thôi!
Đó là một sự thật mà ít có ai để tâm thiền qn. Trong
gia đình, khi có người thân qua đời, người ta đem chôn hoặc đem thiêu. Dù thiêu hay chơn, cuối cùng, cịn lại
cũng chỉ là một nắm xương tàn. Vì là cát bụi nên phải trả trở về cho cát bụi!
“Thơng minh tài trí anh hùng
Si mê dại dột cũng chung một gò…”
Thật vậy, “gò” và “lò” là hai nơi mà khi con người nhắm mắt xuôi tay đều phải đến đó. Nếu khơng ra gị,
thì cũng phải vơ lị. Biết thế, chúng ta nên khắc chế mọi dục vọng nhu cầu thỏa mãn cho thân. Ta quyết không làm nơ lệ cho nó sai sử. Tất cả, ta đều hạn chế giảm bớt. Càng sống đơn giản, ta càng có nhiều hạnh phúc. Đó là nếp sống của người khéo biết thiểu dục tri túc.
Chỉ có nếp sống đó, đời ta mới thực sự được an nhàn
và mới thực sự có hạnh phúc. Bằng ngược lại, thì đời ta sẽ khổ đau dài dài trong sự bon chen đua đòi vật chất. Ta nên biết, thế giới vật chất là một thế giới mê hồn trận. Khi bị lạc bước vào thế giới nầy, ta khó mà dừng lại để thoát ra. Nhưng ta đừng quên lời Phật dạy: “các
pháp hữu vi là vô thường, là mộng ảo, là bọt nước…
chúng tan hợp bất thường. Cuối cùng, chúng ta chỉ là kẻ đuổi theo để nắm bắt một làn hương khói mà
thơi…”!