IX Đảng cộng sản Việt Nam”, trong Trình Mưu, Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Hoàng Giáp (Chủ biên), Quá trình
Thứ nhất, khủng bố quốc tế đã trở thành một mối nguy cơ lớn đối với an
ninh và ổn định của thế giới. Các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực đều phải quan tâm hơn đến vấn đề này và tăng cường hợp tác với nhau để đối phó với nó. Khủng bố tiếp tục xảy ra ở các nước như Bali (Indonesia), Moscow (Nga) và các nước châu Phi. Mục tiêu khủng bố trở nên đa dạng hơn vì thế thiệt hại cũng lớn hơn rất nhiều. Đến nay, sự hợp tác chống khủng bố quốc tế trên phạm vi toàn cầu đã được đẩy mạnh, các hội nghị quốc tế đều đề ra mục tiêu chống khủng bố. Nhiều thoả thuận hợp tác song phương và đa phương được ký kết nhằm chống lại đại dịch này. Khủng bố quốc tế đã làm cho vấn đề bảo đảm an ninh trở nên thời sự và cấp thiết hơn, nhưng đồng thời cũng làm sâu sắc hơn nhận thức chung là càng phải coi trọng việc tạo dựng sự phát triển bền vững về mọi mặt của từng quốc gia trên thế giới, cần tăng cường hợp tác với nhau và càng phải hòa nhập vào những xu thế chung phát triển của thế giới. Việc xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa sự phát triển và bảo đảm an ninh chiếm vị trí ưu tiên trong chính sách của mọi quốc gia.
Các nước điều chỉnh chính sách để đối phó với với những thách thức mới để đảm bảo an ninh quốc gia trong mọi tình huống một cách hiệu quả nhất. Sự điều chỉnh chính sách của các nước, định hướng của các tổ chức quốc tế và khu vực đều nhằm đối phó với những thách thức mới, tìm kiếm chổ dựa và điều kiện thuận lợi để phát triển, bảo vệ chính mình và giải quyết các vấn đề nội bộ.
Thứ hai, quan hệ giữa các nước lớn là nhân tố rất quan trọng đóng vai trị chi
phối, chủ đạo đối với sự phát triển của thế giới. Trong số hơn 200 quốc gia, chỉ có một số cường quốc có sức chi phối lớn đối với chính trị, kinh tế thế giới. Căn cứ vào sức mạnh tổng hợp, ảnh hưởng thực tế, những quốc gia sau đây được cộng đồng thế giới xem là nước lớn: Hoa Kỳ, Nga, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Tuy nhiên, các nước lớn không phải là một khối thống nhất mà là một tập hợp đầy mâu thuẫn, tận dụng mọi cơ hội để củng cố sức mạnh tổng hợp, vị thế
của mình trên trường quốc tế, lợi dụng các thể chế quốc tế để thực hiện lợi ích dân tộc, khi cần sẵn sàng hành động bất chấp luật pháp quốc tế. Sự đan xen giữa hợp tác và đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau trong quan hệ giữa các nước lớn ngày càng trở nên phức tạp hơn. Mỹ tiếp tục là quốc gia có sức mạnh tổng hợp mạnh nhất, song Liên minh châu Âu và Nhật Bản cũng tăng cường đáng kể thực lực về kinh tế, Nga vẫn là cường quốc quân sự vững mạnh, và với tham vọng trở thành cường quốc trên thế giới của Trung Quốc vào năm 2025 càng làm cho mối quan hệ của các nước trở nên đa dạng hơn.
Mỹ đang cố gắng đang tìm cách duy trì thế vượt trội của mình nhằm kiềm hãm các đối thủ tiềm tàng và kiềm chế các nước lớn khác. Trong khi đó, các nước lớn cịn lại vừa tìm cách tận dụng Mỹ, vừa nỗ lực độc lập hơn trong quan hệ với Mỹ, vừa hợp tác, vừa ngấm ngầm ngăn chặn sự độc quyền của Mỹ trong giải quyết các vấn đề của thế giới. Thực tế này làm cho quan hệ giữa các nước lớn với nhau trở nên sôi động hơn bao giờ hết, đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản nhất buộc các nước phải đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, phải giữ vững quan điểm và phải có cách tiếp cận linh hoạt trong từng vấn đề.41
Thứ ba, trong bối cảnh an ninh chính trị của thế giới, dưới tác động của sự
điều chỉnh chính sách của các nước, tình hình các khu vực nhìn chung đều có những chuyển biến đáng kể, đặc biệt là ở một số khu vực còn chịu tác động của khủng bố, và cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế. Tại Trung Đông và một số nơi ở châu Phi thường xuyên xảy ra đảo chính hay xung đột gần đây đã có sự tiến triển nhất định, thì ở Nam Á, Đơng Nam Á và một số nơi nội chiến vốn kéo dài từ lâu thì nay lại có các triển vọng giải pháp hịa bình như Sri Lanka, Indonesia, Sudan, Congo... Dù vậy, tại các quốc gia này luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển