Phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh tại Hội thảo “Tăng cường quan hệ kinh tế-thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 82 - 85)

tầm đối tác chiến lược. Với Liên hiệp Châu Âu (EU), nước ta đã đạt được một số tiến triển thực chất sau năm Vòng đàm phán Hiệp định hợp tác và đối tác (PCA), đồng thời thúc đẩy hợp tác song phương riêng từng nước thành viên, đặc biệt về kinh tế và phát triển văn hóa. Nước ta đã thiết lập khn khổ quan hệ “đối tác vì phát triển” với Anh, Đức và Đan Mạch, quan hệ “đối tác chiến lược hướng tới tương lai” với Tây Ban Nha, tiếp tục hợp tác về tài chính, giáo dục đào tạo và các lĩnh vự khác với Pháp, Italy và một số nước Bắc Âu, Đông Âu. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện” với Australia, New Zealand trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, viện trợ phát triển, văn hóa, du lịch, chuyển giao cơng nghệ...

Trong triển khai chính sách đa dang hóa, đa phương hóa, Việt Nam tiếp tục coi trọng và quan tâm thúc đẩy quan hệ với các nước bạn bè truyền thống thông qua hợp tác song phương và các cơ chế đa phương. Nổi bật nhất là Việt Nam đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao, mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Cuba, tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với Chile- một đối tác gần gũi và quan trọng hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước khác ở khu vực. Việt Nam cũng quan tâm thúc đẩy với các nước Châu Phi giàu tiềm năng, nhất là trong các lĩnh vực Việt Nam có nhiều thế mạnh như nơng nghiệp, y tế, giáo dục… Đáng chú ý, Việt Nam đã tạo được bước đột phá trong quan hệ với một số đối tác quan trọng tại Trung Đông như Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Qatar, Kuwait, đạt được nhiều thoả thuận hợp tác, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, lao động...104

Việt Nam đang là thành viên tích cực của gần 70 tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó có những tổ chức quan trọng như Liên hợp quốc, Tổ chức thương

104 Phạm Gia Khiêm (2009), “Ngoại giao Việt Nam tiếp tục vững tin bước vào năm 2010”, trích bài viết “Ngoại giao Việt Nam 2009: Tiếp tục chuyển mình vươn lên cùng đất nước, vững tin bước vào năm 2010”, Bộ Ngoại giao Việt Nam 2009: Tiếp tục chuyển mình vươn lên cùng đất nước, vững tin bước vào năm 2010”, Bộ Ngoại giao Việt Nam. http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/nr140319210702/ns140319235723/ [truy cập ngày 16/4/2015].

mại Thế giới (WTO), tham gia vào các định chế kinh tế, tài chính, thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); là thành viên Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), quan hệ chặt chẽ với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hang Phát triển Châu Á (ADB), Khối Cộng đồng Pháp ngữ, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)…Việt Nam đã đảm nhận thành công vai trị Uỷ viên khơng thường trực Hội đồng Bảo an, cơ quan quyền lực hàng đầu của Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2008-2009. Việt Nam cũng đảm nhận thành cơng vai trị Chủ tịch ASEAN trong năm ASEAN 2010.105 Cùng với cơ quan chức năng khác, các bộ phận chuyên trách về ngoại giao văn hóa, truyền thơng quốc tế của Bộ Ngoại giao đã góp phần tích cực vào việc quảng bá đường lối, chính sách chung và đối ngoại của Đảng. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế vì thế khơng ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

Không chỉ kế thừa sức mạnh tiềm tàng từ nền văn hóa đặc sắc kết tinh qua nhiều thế hệ, ngoại giao văn hóa hơm nay cịn là sự phát huy những thành tựu của sự phát triển văn hóa trong hơn 25 năm đổi mới, là sự kết hợp giữa những giá trị truyền thống và một nền ngoại giao hiện đại, là sự rộng mở tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Ngày nay, ngoại giao văn hóa đã từng bước khẳng định được chổ đứng của mình trong cơng tác đối ngoại thời kỳ mới với những chức năng, nhiệm vụ được cụ thể hóa và làm sâu sắc như những hình ảnh hoa đào năm cánh với ý nghĩa tượng trưng “mở đường - xúc tác - quảng bá - vận động - tiếp thu” là biểu tượng của Năm ngoại giao văn hóa 2009, là chất xúc tác thúc đẩy ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, là công cụ quảng bá mạnh mẽ văn hóa Việt Nam, là kênh vận động hiệu quả cho các di sản

105 Phạm Thanh Sơn (2012), “Hội nhập quốc tế-những thời cơ, thách thức, yêu cầu đối với hoạt động đối ngoại của Việt Nam”, Biên phòng Việt Nam, ngày 8/11/2012. http://www.bienphongvietnam.vn/cong-tac-bien- của Việt Nam”, Biên phòng Việt Nam, ngày 8/11/2012. http://www.bienphongvietnam.vn/cong-tac-bien- phong/doi-ngoai-bien-phong/677-ac.html [truy cập ngày 15/8/2015].

của đất nước và là cửa ngõ tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.

Qua đó, Việt Nam thấy rằng kể từ Năm ngoại giao 2009 đến nay, ngoại giao văn hóa đã, đang và sẽ trở thành một cột trụ liên hòan với các trụ cột ngoại giao khác, là mũi nhọn mạnh mẽ, là những thủ pháp ngoại giao đậm tính văn hóa, nhân văn, mang thế mạnh truyền thống văn hóa lâu đời kết hợp với lợi thế dân tộc hơm nay, phát huy sức mạnh mềm vì sự lớn mạnh của đất nước và sự nghiệp hợp tác, hòa bình, hữu nghị với các dân tộc khác trên thế giới. Ngoài ra, ngoại giao văn hóa từ thời điểm này đã được triển khai một cách chủ động và sáng tạo, bước đầu gắn kết chặt chẽ với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, phối hợp với công tác người Việt Nam ở nước ngồi, góp phần tạo dựng một nền tảng vững chãi cho nền ngoại giao toàn diện cho nước nhà.106

Năm Ngoại giao văn hóa 2009 đã tạo bước biến chuyển rõ nét trong nhận thức cho các cấp, ban, ngành, các địa phương. Từ đó, ngoại giao văn hóa được xác định là nhiệm vụ khơng chỉ của riêng Bộ Ngoại giao hay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà là của mọi cơ quan từ trung ương đến địa phương và của toàn xã hội. Sự đa dạng hóa về lực lượng tham gia, từ các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tới các tầng lớp nhân dân đã hình thành nên một sức mạnh tổng hợp và đây chính là nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến sự khởi sắc của ngoại giao văn hóa trong thời gian qua.

3.1.2. Hạn chế

Thực tiễn cho thấy, giao lưu văn hóa đã trở thành nhịp cầu nối liền giữa các quốc gia và có vai trị lớn trong việc hịa giải dân tộc, đẩy lùi các cuộc xung đột, chiến tranh về sắc tộc, tôn giáo mà cịn góp phần thúc đẩy các nước tăng cường tình đồn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, cùng hợp tác và phát triển. Nhận thức sâu sắc điều đó, bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam đã ngày càng chủ động hơn trong việc triển khai thực hiện các hoạt động ngoại giao văn hóa. Những thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)