Lê Thanh Bình (Chủ biên) (2012), Giao thoa văn hóa và chính sách ngoại giao văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, tr 169-176.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 85 - 89)

tựu của cơng cuộc đổi mới, mơi trường chính trị ổn định, đất nước hịa bình, con người thân thiện, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di sản văn hóa dân tộc, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc... là những hình ảnh mà Việt Nam thường xuyên thông tin, tuyên truyền, quảng bá nên thu hút được sự quan tâm của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực, hoạt động ngoại giao văn hóa của nước ta chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một quốc gia dân tộc có bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Chiến tranh đã lùi xa và hịa bình đã dến với người dân đất Việt hơn 39 năm qua, nhưng ở nơi này, nơi khác trên thế giới chỉ biết đến Việt Nam là một đất nước “Anh hùng trong chiến đấu” nhưng vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; mà chưa thực sự biết đến nước ta là một quốc gia đang “thay da đổi thịt”, có ý thức vươn lên mạnh mẽ và là một điểm đến thân thiện, an tồn với nhiều chính sách cởi mở, thơng thóang với các nhà đầu tư. Trong khi đó, cơng tác quảng bá, tuyên truyền hình ảnh đất nước chưa được triển khai thường xuyên, mạnh mẽ, sâu rộng và tiềm lực “xuất khẩu văn hóa Việt” ra nước ngồi còn hạn chế. Do vậy, mức độ ảnh hưởng của vị thế, sức mạnh quốc gia Việt Nam đến với các nước chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng107. Sau đây là những mặt hạn chế của ngoại giao văn hóa trong chính sách đối ngoại của ta cần phải được khắc phục nhanh chóng là:

Một là, Chính sách và cơ chế quản lý chưa đầy đủ

Hiện nay, các Bộ, Ban, Ngành triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa

tự phát, khơng có một chính sách nhất quán, định hướng rõ ràng và thiếu sự nghiên cứu, đầu tư đúng mức. Bởi vì Việt Nam chưa có một chiến lược ngoại giao văn hóa lâu dài, bền vững cũng như những kế hoạch cho từng thời kỳ, từng địa phương theo một định hướng cụ thể của Đảng và Nhà nước.

107 Phạm Ngọc Anh (2015), "Ngoại giao văn hóa Việt Nam: Hội nhập quốc tế và lợi ích quốc gia", Tạp chí Cộng

sản online, ngày 30/10/2015.

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=35898&print=true [truy cập ngày 31/10/2015].

Hai là, kinh phí đầu tư cho ngoại giao văn hóa cịn hạn hẹp

Để thực hiện có hiệu quả các hoạt động văn hóa đối ngoại, Việt Nam cần có

đủ các nguồn ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay ngân sách dành cho các hoạt động văn hóa đối ngoại của ta cịn q khiêm tốn. Nguồn ngân sách dành cho các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngồi và các hoạt động văn hóa đối ngoại do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trong và ngoài nước chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tài chính trong tổng số các hoạt động đã được thực hiện, phần còn lại chủ yếu nhờ từ các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó định mức chi tiêu tài chính do Bộ Tài chính ban hành thường không phù hợp với thực tế, nhất là khi hoạt động văn hóa đối ngoại được tổ chức ở các nước phát triển. Đơi khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao các tổ chức hoạt động văn hóa đối ngoại nhằm phục vụ các yêu cầu đột xuất của Nhà nước thì khó khăn chủ yếu vẫn là vấn đề tài chính cho các hoạt động này. Ví dụ như: Đài tiếng nói Việt Nam xây dựng đề án website điện tử với 12 thứ tiếng trên thế giới trên cơ sở các chương trình phát thanh đối ngoại của Đài. Đây là một ý tưởng hay vì qua đấy có thể quảng bá hình ảnh Việt Nam và là một kênh thơng tin tuyên truyền đối ngoại hiệu quả tới đông đảo bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, khi đề xuất đề án lên Ban chỉ đạo thơng tin tun truyền đối ngoại thì gặp khó khăn về tài chính nên chưa thể triển khai được. Ngân sách chi cho công tác ngoại giao văn hóa nói chung và tun truyền đối ngoại nói riêng cịn q hạn hẹp. Hay việc xây dựng, sản xuất các chương trình đặc sắc giới thiệu về đất nước con người Việt Nam để phát miễn phí trên các phương tiện thông tin đại chúng của bạn thông qua các thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực báo chí cũng không nhận được sự đầu xứng đáng mặc dù đây là một cách quảng bá vô cùng hiệu quả.

Ba là, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động Ngoại giao văn hóa chưa cao

bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu vì những hạn chế như sau:

Các sản phẩm văn hóa của Việt Nam giới thiệu với quốc tế vẫn còn hạn chế nhiều về số lượng lẫn chất lượng, sự sáng tạo quá ít lại mờ nhạt. Ví dụ như các chương trình Ngày Việt Nam, tuần lễ văn hóa Việt Nam ở nước ngồi đều khá rập khn về kịch bản và thường xuyên bị lặp lại ở phần nội dung chương trình (biểu diễn văn nghệ truyền thống, chiếu phim, giới thiệu ẩm thực…) điều này dễ gây sự nhàm chán và không gây được dấu ấn riêng của Việt Nam với các nước.

Hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam thường nặng về hình thức, khơng xác định rõ mục đích, đối tượng của từng loại hình khán giả và của từng địa bàn khác nhau. Trước đây có một phim tài liệu về Việt Nam do Pháp tài trợ, lẽ ra đây là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh đất nước. Tuy nhiên, nội dung phim có những hình ảnh về những món ăn khóai khẩu của một số người Việt nhưng đây là điều gần như cấm kỵ đối với phương Tây. Vì thế, khi bộ phim này được chiếu trên truyền hình Pháp đã bị khán giả nước này tẩy chay nên hình ảnh của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề. Qua đó, chứng minh rằng nếu hoạt động ngoại giao văn hóa được tiến hành vội vã, thiếu đầu tư chuyên nghiệp, nghiêm túc về chiều sâu thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh đất nước Việt Nam với các nước trên thế giới.

Bốn là, cơng tác quảng bá cịn hạn chế

Thông tin, tuyên truyền đóng một vai trị rất quan trọng trong ngoại giao

văn hóa, khi tiến hành một hoạt động ngoại giao nào đó ở nước ngồi một trong những yêu cầu đặt ra là công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá phải được tiến hành hiệu quả để thông tin về hoạt động đó đến được người dân ở nước sở tại một cách nhanh chóng nhất. Đây là điều mà Việt Nam làm được rất ít như Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Nga (2008) vừa qua là một bài học về quảng bá, các buổi chiếu phim của ta tại Maxcova thưa thớt khách, nhưng ở Saint-Peterburg lại thu hút rất đông khách nhờ công tác quảng bá, giới thiệu được thực hiện rất tốt. Hay

chương trình “Duyên dáng Việt Nam” tại Anh cũng được đánh giá là quảng bá tốt bởi vì chương trình này nằm trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao, thứ hai, đơn vị tổ chức là Báo Thanh niên là một trong những cơ quan truyền thơng hàng đầu Việt Nam nên có nhiều kinh nghiệm trong việc quảng bá sản phẩm của mình. Cịn hầu hết các chương trình có quy mơ nhỏ hơn, mục đích biểu diễn, giao lưu đơn thuần nên thường rơi vào trạng thái rất ít người biết đến do việc thông tin và quảng bá không hiệu quả là một trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó.

3.2. Tác động của các nước đến quá trình hội nhập của Việt Nam đối với khu vực và thế giới vực và thế giới

3.2.1. Với ASEAN

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định cần phải “Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN...”108

. quá trình hợp tác Việt Nam-ASEAN ngày càng khắng khít, khơng chỉ phủ đều trên tất cả các lĩnh vực, mà một số đã đi vào chiều sâu, tìm kiếm sự đồng thuận và các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng các chính sách phát triển nội khối.109

Từ khi gia nhập ASEAN mục tiêu quan trọng hàng đầu của Việt Nam là đoàn kết với các nước thành viên ASEAN để cùng nhau xây dựng một Đơng Nam Á hịa bình, ổn định, hợp tác, phát triển thịnh vượng, có vai trị và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế. Đó cũng là mong muốn chung của các nước trong khu vực sau nhiều thập kỷ bất ổn. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là một đóng góp lớn cho hịa bình, đồn kết, hữu nghị và hợp tác trong khu vực, làm nhân lên sức mạnh và vị thế của Hiệp hội mở ra một trang mới trong lịch sử khu vực như chính các nhà lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã từng nhận xét nhân sự kiện này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)