Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 44 - 49)

khơng ít từ chính các lợi ích này. Từ nhận thức này cho thấy Việt Nam cần tranh thủ phát triển các mối quan hệ nhằm thúc đẩy các mối quan hệ đa dạng, bao gồm cả quan hệ chính phủ và phi chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ... để thu hút các nguồn lực vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho sự phát triển đất nước.

Sự ổn định chính trị - xã hội, sự phát triển kinh tế liên tục tại các nước xã hội chủ nghĩa là tiền đề thuận lợi để Việt Nam tăng cường quan hệ, nâng cao hiệu quả hợp tác hữu nghị với các quốc gia này. Từ đó, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển ổn định, nâng cao vị thế, ảnh hưởng của các nước xã hội chủ nghĩa trên chính trường và thương trường quốc tế. Các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay là Trung Quốc, Lào và Cuba là những thị trường tương đối ổn định cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư của Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy quan hệ với các nước trong khu vực. Với vị thế là một trong những thị trường xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay, sự phát triển và tăng trưởng ổn định của các nước ASEAN giúp Việt Nam đa dạng và ổn định thị trường xuất nhập khẩu, tránh bị phụ thuộc quá lớn vào một vài thị trường nào đó.

Đại hội IX của Đảng đã nêu tư tưởng “mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Trong bối cảnh đó, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam được triển khai một cách chủ động, tăng cường chủ động về chiều sâu và mở rộng lĩnh vực hợp tác nhằm cải thiện quan hệ với tất cả các nước, các khu vực, các tổ chức và các vùng lãnh thổ. Sự cải thiện và phát triển quan hệ đó cùng với việc thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại với một số đối tác và xử lý kịp thời, hợp lý và mềm dẻo những vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng vào việc duy trì và tăng cường mơi trường quốc tế hịa bình, ổn định cho xây dựng và bảo vệ đất nước. Hoạt động đối ngoại đã phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội cho đất

nước, góp phần tranh thủ được các nguồn lực, nhất là vốn và cơng nghệ từ bên ngồi hỗ trợ để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Về kinh tế, ngoại giao kinh tế ngày càng khẳng định vai trò là trụ cột quan

trọng của nền ngoại giao toàn diện. Trong thời gian qua, ngoại giao kinh tế đã nâng cao chất lượng, tăng trưởng kinh tế từ khi tiến hành đổi mới đến năm 2011 đạt bình quân 7%/năm.48

Từ một nước chậm phát triển, nay Việt Nam đã bước vào nhóm có thu nhập trung bình. Sau khi tăng trưởng chậm lại trong các năm 2011-2012 do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, kinh tế Việt Nam đang phục hồi tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 5,4% và năm 2014 tăng trưởng hơn 5,8-6%. Ngồi ra, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia đàm phán gia nhập các liên kết kinh tế đa tầng nấc nhằm khai thác tối đa các cơ hội hội nhập, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam đang đàm phán đồng thời 6 FTA với tất cả các đối tác then chốt, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Đối tác kinh tế tồn diện khu vực Đông Á (RCEP)49

. Mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động, quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam với các đối tác hàng đầu như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Nga... đều tăng so với các năm trước. Sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 97,7%, bình quân tăng 19,52%/năm.50

Về chính trị, nếu tính từ năm 2001 đến nay Việt Nam đã xây dựng Đối tác chiến lược với 15 nước, chỉ riêng trong 2013, Việt Nam đã nâng cấp, xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược với 5 nước và xây dựng quan hệ đối tác

48 Phạm Bình Minh, “Tầm nhìn phát triển của Việt Nam đến năm 2020”, tại Hội thảo “Cải cách kinh tế cho tăng trưởng bền vững và bao trùm” Hà Nội, 24.3.2014. http://baodientu.chinhphu.vn [truy cập ngày 15/3/2015]. trưởng bền vững và bao trùm” Hà Nội, 24.3.2014. http://baodientu.chinhphu.vn [truy cập ngày 15/3/2015]. 49 Phạm Bình Minh, “Tầm nhìn phát triển của Việt Nam đến năm 2020”, tại Hội thảo “Cải cách kinh tế cho tăng trưởng bền vững và bao trùm” Hà Nội, 24.3.2014. http://baodientu.chinhphu.vn [truy cập ngày 15/3/2015]. 50 Đức Hải, “Phát triển mạnh mẽ sau 5 năm gia nhập WTO”, Báo điện tử Chính phủ, tại địa chỉ: http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Phat-trien-manh-me-sau-5-nam-gia-nhap-WTO/129951.vgp, [truy cập 24/11/2015].

toàn diện với một số nước, trong đó có Hoa Kỳ. Như vậy, cho đến nay, Việt Nam đã hình thành khn khổ quan hệ với cả 5 nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp là quan hệ Đối tác chiến lược và với Hoa Kỳ là quan hệ Đối tác toàn diện. Số quốc gia trên thế giới có mối quan hệ như Việt Nam với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an cịn rất ít. Ở châu Á, Việt Nam đã xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ là những quốc gia có vị trị và vai trò quan trọng trên thế giới. Tại Đông Nam Á, năm 2013 Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược với 3 nước như: Indonesia, Singapore, Thái Lan.51

Ngồi ra, Việt Nam cịn tích cực chủ động, ưu tiên thúc đẩy qua việc triển khai nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng từ song phương đến đa phương, trong đó ưu tiên các nước láng giềng, khu vực, các đối tác lớn theo phương châm làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và các nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã triển khai một loạt chuyến thăm cấp cao tới các nước, từ các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nga, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cho đến các đối tác ở khu vực Mỹ Latinh; đồng thời Việt Nam cũng đón các nguyên thủ của các nước đến thăm và làm việc với Việt Nam52

.

Về văn hóa, ngoại giao văn hóa đã góp phần nâng cao vị thế, phát huy sức mạnh mềm của đất nước, qua đó thắt chặt hơn quan hệ của Việt Nam với các đối tác và tăng cường sự hiểu biết của thế giới về Việt Nam. Trong thời gian qua, ngoại giao văn hóa đã dành được nhiều thành quả đáng phấn khởi, Việt Nam đã vận động thành công UNESCO công nhận nhiều di sản như thành Nhà Hồ, hát Xoan, mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm... là Di sản văn hóa thế giới. Cơng

51 Phạm Bình Minh, “Ngoại giao Việt Nam khẳng định hội nhập trên tất cả các lĩnh vực”, Thế giới và Việt Nam, ngày 8/11/2013. http://www.vietnamconsulate-frankfurt.org [truy cập ngày 15/10/2014]. ngày 8/11/2013. http://www.vietnamconsulate-frankfurt.org [truy cập ngày 15/10/2014].

52 Phạm Bình Minh (2012), "Ngoại giao Việt Nam vươn tới những tầm cao mới", http://www.vietnambotschaft.org/ngoai-giao-viet-nam-vuon-toi-nhung-tam-cao-moi/ [truy cập ngày 12/3/2015]. http://www.vietnambotschaft.org/ngoai-giao-viet-nam-vuon-toi-nhung-tam-cao-moi/ [truy cập ngày 12/3/2015].

tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân cũng được triển khai kịp thời, hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của cơng dân Việt Nam53. Ngoài ra, Việt Nam cịn tích cực quảng bá hình ảnh, tiềm năng lợi thế của Việt Nam đến với các quốc gia trong khu vực và thế giới.

2.2. Ngoại giao văn hóa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

2.2.1. Đường lối đối ngoại của Việt Nam tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011).

Kế thừa đường lối đối ngoại của 25 năm đổi mới, đường lối đối ngoại của Việt Nam tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI có những bổ sung, phát triển phù hợp với tình hình mới, thể hiện với những nội dung chính như sau54:

Về mục tiêu đối ngoại, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ: “vì lợi ích quốc gia, dân tộc”, trong đó đặt ra mục tiêu đối ngoại là “vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Về cơ bản, hai mục tiêu này thống nhất với nhau, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc và là cơ sở cơ bản để xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh phù hợp với lợi ích quốc gia dân tộc và là điều kiện cần để thực hiện các lợi ích đó. Nhìn lại lịch sử, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), lợi ích quốc gia, dân tộc ln luôn là mục tiêu phấn đấu của Việt Nam. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa VI (1988) đã khẳng định “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hịa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế”55

. Cũng như vậy, Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX nhấn mạnh “bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc” là một trong những mục tiêu then chốt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chính việc nêu rõ lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu đối ngoại trong Văn

53 Phạm Bình Minh (2012), "Ngoại giao Việt Nam 67 năm: Vươn tới những tầm cao mới", Báo Thế giới & Việt

Nam, ngày 28/8/2012, http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/BAICHU/2012/8/9C27D073B1C51E7E/ [truy cập ngày

13/4/2015].

54 Phạm Bình Minh, "Đường lối đối ngoại Đại hội XI và những phát triển quan trọng trong tư duy đối ngoại của Đảng ta", Bộ Ngoại giao Việt Nam. http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cs_doingoai/nr070523093001/ Đảng ta", Bộ Ngoại giao Việt Nam. http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cs_doingoai/nr070523093001/ ns110520170239 [truy cập ngày 23/6/2015].

55 Nguyễn Cơ Thạch (1990), "Những chuyển biến trên thế giới và tư duy của chúng ta", Tạp chí Quan hệ Quốc tế, số 1, tháng 1-1990, tr.7. số 1, tháng 1-1990, tr.7.

kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam là có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định rõ hơn Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc, từ đó tái khẳng định sự thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ và hịa quyện giữa lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc. Khẳng định lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu đối ngoại cũng có nghĩa là Đại hội đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc cao nhất mà tất cả các hoạt động đối ngoại. Nói cách khác, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc mà tất cả các hoạt động đối ngoại, từ ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng đến ngoại giao nhân dân đều phải tuân thủ.

Về nhiệm vụ của công tác đối ngoại, Văn kiện Đại hội XI nêu rõ: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững mơi trường hịa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”56. Bên cạnh đó, việc phục vụ các mục tiêu về phát triển, an ninh và nâng cao vị thế đất nước cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng trong đường lối, chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng nêu: “Bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”57, tuy nhiên Việt Nam vẫn phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc như là một cơ sở pháp lý quan trọng trong quan hệ quốc tế. Bên cạnh những nguyên tắc nhất quán này, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, trong phần định hướng giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan, Việt Nam còn nêu thêm nguyên tắc giải quyết các vấn đề còn tồn tại trên cơ sở các “nguyên tắc ứng xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)