Nguyễn Thị Thanh Thủy, Ngoại giao nhân dân trong quan hệ Việt Mỹ VNH3.TB17.164 Báo cáo tham luận Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ III, 2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 73 - 75)

ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân… làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta”93.

Trong lịch sử quan hệ quốc tế, các nước tiến hành các hoạt động ngoại giao

dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng quy tụ lại thành hai loại chính là ngoại giao truyền thống còn gọi là ngoại giao nhà nước (cấp độ nhà nước) và ngoại giao nhân dân (cấp độ nhân dân). Ngoại giao nhân dân tập trung vào những cách thức mà trong đó một nước, một tổ chức đa phương (chẳng hạn như Liên Hợp Quốc), hoặc tổ chức phi chính phủ thiết lập quan hệ với các thành phần phi chính phủ của các nước khác. Những thành phần này có thể là những cá nhân hoặc tổ chức quần chúng, hoặc tổ chức phi chính phủ. Hơn nữa, các hoạt động của ngoại giao nhân dân thể hiện nhiều quan điểm khác nhau của cá nhân hoặc tổ chức tiến hành, không nhất thiết là quan điểm của chính phủ nước đó. Chính vì vậy, ngoại giao nhân dân được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, do nhiều cơ quan hoặc tổ chức thực hiện.

Do tính chất đa dạng của hoạt động ngoại giao nhân dân nên có nhiều định nghĩa khác nhau về loại hình ngoại giao này. Ngồi khái niệm nêu trên cịn có một định nghĩa khác khá phổ biến về ngoại giao nhân dân, bao gồm các chương trình do chính phủ tài trợ trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thơng tin, trao đổi các chuyến thăm của các cơng dân, các chương trình phát thanh và truyền hình để phục vụ cho việc thúc đẩy lợi ích quốc gia của một nước thơng qua việc cung cấp thông tin và gây ảnh hưởng của nước đó với cơng dân của một hoặc nhiều nước khác. Ngoại giao nhân dân là một hình thức hoạt động quan hệ đối ngoại, do các tổ chức, các đoàn thể, hoặc cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực tiến hành, khơng mang tính chất chính thức của Chính phủ. Có nhiều hình thức phong phú: gặp gỡ, các cuộc đi thăm, hội đàm trao đổi ý kiến, festival…

93 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Trong những thập kỷ gần đây, ngoại giao nhân dân phát triển mạnh, đóng vai trị ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác có hiệu quả giữa các dân tộc, động viên dư luận thế giới đấu tranh vì hịa bình, giảm căng thẳng và giải trừ quân bị. “Nhiệm vụ bao trùm của đối ngoại nhân dân là vừa chủ động mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước, vừa chú trọng đi vào chiều sâu với các đối tác quan trọng gồm: các nước láng giềng, các đối tác lớn, các nước bạn bè truyền thống, mở rộng và làm phong phú hóa, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, loại hình hoạt động đối ngoại nhân dân; đẩy mạnh tuyên truyền đối ngoại, tăng cường tình hữu nghị, thúc đẩy hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-cơng nghệ…”94

Hoạt động của ngoại giao nhân dân là phát huy “sức mạnh mềm” của một nước, hỗ trợ cho ngoại giao nhà nước để thực hiện chính sách đối ngoại mà chính phủ nước đó đề ra. Ngoại giao nhân dân là lực lượng quan trọng của mặt trận ngoại giao và ưu thế của ngoại giao nhân dân là có thể đi đầu, có thể đi trước tại những nước, những khu vực và về một số vấn đề mà ngoại giao chính thức của nhà nước chưa có điều kiện triển khai. “Ngoại giao nhân dân có vai trị rất quan trọng, ngoại giao nhân dân chính là tạo ra con đường ngắn nhất, đơn giản nhất, hiệu quả nhất để thông tin đi tới các mục tiêu cần đến. Các hội hữu nghị, hội nghề nghiệp, các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội, những người có quan hệ quốc tế rộng cần phải được tạo điều kiện nhiều nhất để có cơ hội quảng bá thơng tin. Tôi cho rằng trong quá trình bảo vệ đất nước trước đây hay quá trình phát triển đất nước hiện nay, cũng như q trình tồn cầu hóa đang diễn ra, khẩu hiệu

sự nghiệp cách mạng là của nhân dân vẫn còn nguyên giá trị.95

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)