Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 54 - 57)

thương nghiệp; xây dựng đội ngũ doanh nhân thời hội nhập.

Bên cạnh đó, văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”62 vì tri thức con người là một nguồn lực không bao giờ cạn kiệt. Theo UNDP (Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc) đã đưa ra những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia đó là chỉ số phát triển con người. Một trong ba chỉ tiêu của cách tính mới này là thành tựu giáo dục (hai chỉ tiêu kia là tuổi thọ bình quân và mức thu nhập). Chỉ tiêu giáo dục được tổng hợp từ hai tiêu chí khác là tình trạng học vấn của người dân và số năm được giáo dục tính bình qn cho mỗi người. Theo đó, quốc gia nào đạt được thành tựu giáo dục cao, tức là có vốn trí tuệ tồn dân nhiều hơn thì chứng tỏ xã hội đó phát triển hơn. Như vậy, văn hóa đã trực tiếp tạo dựng và nâng cao vốn tài nguyên trí tuệ của con người trong một quốc gia và góp phần nâng tầm quốc gia đó trên trường quốc tế.

Trong thời kỳ Đổi mới, nền văn hóa mà Việt Nam xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Theo đó, bản sắc của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, sức sống bên trong của dân tộc, giúp cho dân tộc đó giữ vững tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán trong quá trình phát triển63. Có thể nói, sức mạnh và sức sáng tạo này có mối liên hệ gốc rễ, lâu dài và bền vững trong quá trình lịch sử của dân tộc đó, của quốc gia đó và nó trở thành một phần bản sắc của quốc gia, của dân tộc đó. Bản sắc dân tộc được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống; xã hội: cách tư duy, cách sống, cách dựng nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, văn học, nghệ thuật… nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là trong quan hệ giá trị của dân tộc, của quốc gia. Hệ giá trị đó chính là những gì mà người nhân quan tâm khi được chuyển thành các chuẩn

62 Hồ Chí Minh, Tuyển tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 159.

63 Trần Văn Bính, Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006, tr. 77- 78. luận chính trị, Hà Nội, 2006, tr. 77- 78.

mực xã hội, mà chính nó sẽ góp phần định hướng cho sự chọn lựa trong ứng xử hay hành động của cá nhân và cộng đồng.

Bản sắc dân tộc, trong đó điểm nhấn là văn hóa phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia. Nó cũng phát triển theo quá trình hội nhập kinh tế thế giới, quá trình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác và sự tiếp nhận tích cực các giá trị văn hóa - văn minh của nhân loại. Vì vậy, Việt Nam chủ trương xây dựng và hoàn thiện các giá trị và nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam chủ trương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trước đây, nhiều thời kỳ, Việt Nam cho rằng để bảo vệ văn hóa dân tộc phải "bế quan tỏa cảng", không tiếp xúc với bên ngoài. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trong thời kỳ Tồn cầu hóa, bảo vệ văn hóa dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế để theo kịp sự phát triển của thời đại, chủ động tham gia hội nhập và giao lưu với các quốc gia để xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, biến Việt Nam thành một địa chỉ giao lưu văn hóa của khu vực và quốc tế.

2.2.3. Nhân tố văn hóa trong đường lối đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa mở, bản sắc văn hóa và bản sắc dân tộc gắn chặt với nhau, dù dễ dàng tiếp thu tinh hoa của thế giới nhưng vẫn bảo tồn và duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Đảng và Nhà nước Việt Nam rất xem trọng các vấn đề về văn hóa nói chung cũng như giao lưu văn hóa với thế giới nói riêng nhằm củng cố, phát huy văn hóa dân tộc để phát triển và hội nhập với các nước trên thế giới.

Năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương đã ban hành “Đề cương văn hóa Việt Nam”, trong đó thể hiện rõ quan điểm phát triển văn hóa, văn nghệ của

Đảng với phương châm: “Dân tộc, khoa học và đại chúng”64

. Trong công cuộc Đổi mới, đứng trước nhu cầu giao lưu văn hóa quốc tế, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm từ văn hóa đến hình thức, nội dung, từ tư tưởng đến chất lượng sáng tác, từ ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc đến việc chắt lọc tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. Vì thế, trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, VII, VIII, IX và X đều thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng trong việc nhìn nhận, đánh giá và chỉ đạo phát triển văn hóa trong tổng quan phát triển của đất nước. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng đã khẳng định: “Kết hợp hài hòa

giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân”65, cùng với nhiệm vụ “Tiếp tục xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.”66

Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được coi là văn kiện chuyên đề văn hóa đầu tiên của Đảng, sau đề cương về văn hóa của Việt Nam, đây là một Nghị quyết đã “trúng ý Đảng, hợp lòng dân”. Nghị quyết đặt ra chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa với 5 quan điểm, 10 nhiệm vụ, 4 giải pháp lớn. Trong đó, việc mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa là một nhiệm vụ đã được nhấn mạnh trong Nghị quyết “Làm tốt việc giới thiệu văn hóa đất nước và con người Việt nam với thế giới; tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài. Phổ biến những kinh nghiệm tốt xây dựng và phát triển văn hóa của các nước. Ngăn ngừa sự thâm nhập các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy.”67

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)