KẾT QUẢ, TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 80 - 81)

94 Trương Tấn Sang (2011), “Công tác đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của tồn dân”,

KẾT QUẢ, TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM

HÓA TẠI VIỆT NAM

3.1. Kết quả

3.1.1. Thành tựu

Với những bước đi tích cực, chủ động của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Đại hội IX đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã không ngừng được củng cố và phát triển, vị thế của ta ngày càng được nâng cao. Chưa bao giờ sự giao lưu và hợp tác quốc tế của Việt Nam lại diễn ra sôi động và ngày càng phong phú, chuyên nghiệp và hiệu quả như hiện nay.

Từ chỗ bị bao vây cấm vận, đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 nước, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ100. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị lớn trên thế giới. Việt Nam đã tạo được khuôn khổ quan hệ hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước láng giềng và khu vực. Ngồi việc tham gia tích cực vào sự hợp tác với ASEAN như làm tốt vai trò điều phối viên ASEM, tổ chức thành công SEA GAMES 22, đăng cai Hội nghị cấp cao ASEM…

Gần 20 năm đồng hành với các nước trong ASEAN, Việt Nam đã nhận được nhiều sự hợp tác, trợ giúp của các nước thành viên cũng như của tồn khối. Thơng qua đó, Việt Nam đã mở rộng và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác của các nước láng giềng trong khu vực, tạo dựng được mơi trường hịa bình và ổn định có ý nghĩa chiến lược đối với các mục tiêu an ninh và phát triển của đất

100 Phạm Gia Khiêm, "Ngoại giao Việt Nam - 65 năm đồng hành cùng đất nước", ngày 27/8/2010. http://www.vietnamplus.vn/ngoai-giao-viet-65-nam-dong-hanh-cung-dat-nuoc/60077.vnp [truy cập ngày http://www.vietnamplus.vn/ngoai-giao-viet-65-nam-dong-hanh-cung-dat-nuoc/60077.vnp [truy cập ngày 11/7/2015].

nước. Hợp tác kinh tế-thương mại với các nước ASEAN đã đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tính đến năm 2010, thương mại hai chiều đạt 26,7 tỉ USD, chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và tăng gấp 3 lần so với tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với bên ngoài giai đoạn trước 1995 khi Việt Nam chưa gia nhập ASEAN. Hiện các nhà đầu tư ASEAN đang triển khai 1449 dự án tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký tích lũy đạt 44 tỉ USD. ASEAN trở thành đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng thương mại bình quân 15-16%/năm...101 Tương lai phát triển của Việt Nam sẽ gắn bó chặt chẽ với khu vực, với ASEAN và với các quốc gia láng giềng trong ASEAN, hợp tác với ASEAN sẽ là một trong những trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam.

Việt Nam đã chủ động đưa ra nhiều đề nghị nhằm thúc đẩy sự đoàn kết hợp tác và phát triển của toàn khối, chủ động thúc đẩy các mặt hợp tác khác, kể cả hợp tác an ninh và quân sự với một số nước như Thái Lan, Myanmar, Brunei, đẩy mạnh hợp tác lao động với Malaisia, Indonesia. Quan hệ đặc biệt và hợp tác tồn diện với Lào khơng ngừng được củng cố, mở rộng và phát triển trên mọi lĩnh vực. Quan hệ với Campuchia được nâng cao, hai nước đã triển khai thực hiện nhiều dự án hợp tác cùng có lợi. Với Trung Quốc được bình thường hóa hịan tồn và nâng lên tầm cao mới theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị,

hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” đang từng bước biến

thành hiện thực qua các chuyến thăm cấp cao và giao lưu văn hóa của cả hai bên.102 Sau khi bình thường hóa quan hệ, mối quan hệ hợp tác về văn hóa giữa Việt Nam-Trung Quốc ngày càng phát triển. Hai nước đã ký nhiều Hiệp định, kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)