Theo Nguyễn Vũ Tùng (chủ biên) (2007), Khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 93 - 95)

Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam nhận thức rõ sự phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Nhật Bản có ý nghĩa hết sức quan trọng khơng chỉ về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và cả an ninh vì nó giúp nâng cao ảnh hưởng và tiếng nói của Việt Nam tại khu vực. Quan hệ hợp tác đa phương giữa Nhật Bản và Việt Nam không ngừng được tăng cường, bạn đã ủng hộ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (APEC, ASEM, ARF, ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO…) hai nước đã phối hợp chặt chẽ trong hoạt động tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

3.2.3. Phần còn lại của thế giới

Một trong những phương hướng đối ngoại rất quan trọng của Việt Nam là tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển như Ấn Độ, các nước độc lập dân tộc ở Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và Mỹ Latinh... các nước này có tiềm năng phát triển rất lớn và có vị trí ngày càng quan trọng trên trường quốc tế. Hầu hết các quốc gia này đều đã từng là thuộc địa như Việt Nam nên họ đã dành rất nhiều sự ủng hộ từ vật chất lẫn tinh thần đối với sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước ta. Việc Việt Nam chủ trương củng cố và mở rộng mối quan hệ với các quốc gia này nhằm giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, phối hợp và bảo vệ lẫn nhau trong quan hệ quốc tế.

Trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với Tổng thống Cộng hòa Ấn Độ Bà H.E. Smt. Pratibha Devisingh Patil (27/11/2009), Tổng thống khẳng định Ấn Độ luôn coi trọng vị thế và vai trò của Việt Nam ở khu vực và mong muốn tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược giữa hai nước, đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.115 Hai bên nhất trí phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương như Uỷ ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và văn hóa, Đối thoại an

115 "Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược với Ấn Độ", Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài. diện và đối tác chiến lược với Ấn Độ", Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài. http://www.vietnamembassy-finland.org/vnemb.vn/tin_hddn/ns081128104230 [truy cập ngày 29/4/2015].

ninh-Quốc phịng, giáo dục... Ngồi ra, hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm như: phối hợp và ủng hộ nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như hợp tác ASEAN-Ấn Độ, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEF) và hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc và Phong trào Không liên kế, Hợp tác sông Hằng và sông Mêkông (MGC), hợp tác Nam-Nam. Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ lẫn nhau ứng cử làm uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Việt Nam ứng cử nhiệm kỳ 2020-2021; Ấn Độ ứng cử nhiệm kỳ 2021-2022) phấn đấu vì hịa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời với hầu hết các nước Châu Phi, đến nay Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao với 51/54 nước Châu Phi. Quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Châu Phi đang phát triển khá tích cực. Kim ngạch thương mại tăng bình qn 45%/năm, từ 360 triệu USD năm 2003 lên hơn 2 tỷ USD năm 2009.116

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên: “Quan hệ Việt Nam-Châu Phi vượt lên trên các mối liên hệ đơn thuần dựa trên lợi ích”117. Với những điểm tương đồng về lịch sử, về độc lập dân tộc đã làm cho nhân dân ta và nhân dân Châu Phi thêm gắn bó. Gần 50 năm trước, chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam đã khích lệ nhân dân các dân tộc Châu Phi đứng lên chống ách đô hộ của thực dân, làm cho thập kỷ 60 của thế kỷ 20 trở thành thập kỷ Châu Phi với hơn 20 nước Châu Phi giành được độc lập, vì vậy, nhân dân Châu Phi luôn đứng bên cạnh Việt Nam, cùng với các thành viên của Phong trào Không liên kết để ủng hộ Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế. Với Hội thảo quốc

116 Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam-Châu Phi lần thứ II, Hà Nội ngày 17/8/2010, Bộ Ngoại giao Việt Nam. http://www.vietnamembassy- Nội ngày 17/8/2010, Bộ Ngoại giao Việt Nam. http://www.vietnamembassy- cambodia.org/vi/vnemb.at/nr070521165843/nr070521170351/news_object_view?newsPath=/vnemb.vn/tin_hddn/ ns100817145603 [truy cập ngày 22/6/2015].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)