Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 106.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 58 - 59)

hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, khi sự nghiệp Đổi mới của đất nước có những bước phát triển đột phá, nhất là trong lĩnh vực kinh tế với những con số, chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra thì dường như trong lĩnh vực văn hóa - xã hội lại chưa có sự phát triển tương xứng, hài hịa. Vì thế, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng chủ trương: “Phát triển văn hóa, xã hội hài hịa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội... Tăng đầu tư của Nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa”70

. Bên cạnh đó, Đảng cũng lưu ý trong q trình phát triển văn hóa “vừa kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội”71.

Có thể nói, ngoại giao văn hóa là một trong ba nhiệm vụ của ngoại giao Việt Nam thời kỳ hội nhập (bao gồm ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa). Với tính mềm dẻo và linh hoạt, ngoại giao văn hóa vừa là ánh sáng tinh thần, vừa là biện pháp và mục tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam, nó bổ trợ hữu hiệu cho các trụ cột khác, tạo thành một chính thể chính sách đối ngoại hoàn chỉnh trong thời kỳ đổi mới. Nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm khẳng định cần đẩy mạnh ngoại giao văn hóa để thành một trụ cột cơ bản của ngoại giao. Ông cũng nêu rõ một trong những nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại chính là nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền đối ngoại và văn hóa đối ngoại như: “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thơng tin, văn hóa đối ngoại nhằm hỗ trợ đắc lực cho ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)