Mỹ, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Việt Nam đã tạo lập được quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn. Nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam có khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn của Mỹ, đồng thời có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến của các đối tác Mỹ để phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, Mỹ đã trở thành một trong mười đối tác đầu tư và thương mại lớn nhất của Việt Nam, cạnh tranh với các đối tác lớn tại đây.
Một trong những nỗ lực của Việt Nam cải thiện và phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, kinh nghiệm lịch sử đã chỉ rõ sự phát triển của nước ta phụ thuộc rất nhiều vào việc có xử lý thoả đáng hay không mối quan hệ với nước láng giềng to lớn này. Sau khi bình thường hóa, quan hệ Việt-Trung được cải thiện, phát triển nhanh chóng và tồn diện từ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, giáo dục đào tạo đến quân sự… Với phương châm 16 chữ: “Láng giềng
hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” sau đó được
bổ sung thêm “4 tốt” là “láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt”, kể
từ đó quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. Việt Nam có lợi ích rất lớn trong việc duy trì và phát triển quan hệ ổn định, hữu nghị và toàn diện với Trung Quốc để tạo mơi trường an ninh bên ngồi thuận lợi và tạo thế trong quan hệ của Việt Nam với các đối tác khác trong khu vực và trên thế giới. Trong bài phát biểu tại Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào khẳng định: “Trung Quốc làm hết sức mình cùng Việt Nam khơng ngừng mở cục
diện mới cho quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung-Việt đời đời bền vững, vì lợi ích của hai dân tộc, góp phần xây dựng một thế giới hài hịa, hịa
bình lâu dài và cùng phồn vinh.”113
Trong quan hệ với Nga, dù có những thay đổi về thể chế chính trị của nước