Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia-Sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 61 - 63)

và ngoại giao kinh tế không ngừng phát triển, xây dựng cơng cụ quảng bá mạnh mẽ nền văn hóa Việt Nam, nhất là quảng bá các giá trị di sản văn hóa của dân tộc ta đến với bạn bè quốc tế.

Về cơ bản, ngoại giao văn hóa là sự nghiệp của tồn Đảng, toàn dân, muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này, Việt Nam phải chú trọng, tăng cường “khai thông” nhận thức, tư tưởng cho toàn xã hội về vai trò to lớn của ngoại giao văn hóa trong thời đại tồn cầu hóa. Trước thực tế đó, cần làm cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp có nhận thức là: Ngoại giao Chính trị giữ vai trị định hướng, Ngoại giao Kinh tế là nền tảng vật chất và Ngoại giao Văn hóa chính là nền tảng tinh thần của hoạt động đối ngoại. Đây là “thế chân kiềng” mà thiếu một trong ba yếu tố đó sẽ trở thành lực cản cho cơng tác ngoại giao nói chung, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước nói riêng77.

2.3. Q trình triển khai Ngoại giao văn hóa với tư cách là Sức mạnh mềm của Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đến nay của Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đến nay

Có thể nói, ngoại giao và văn hóa là hai lĩnh vực gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó văn hóa vừa là nền tảng, vừa là cơng cụ, mục tiêu cho các hoạt động ngoại giao. Từ nhận thức đó, có thể hiểu ngoại giao văn hóa có thể hiểu là sự vận dụng, phát huy văn hóa để làm tốt công tác ngoại giao, cũng là sử dụng ngoại giao để tơn vinh văn hóa.

2.3.1. Các hướng triển khai chính của Ngoại giao văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đến nay

Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế được xem là “Sức mạnh mềm”, vốn giữ một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia, góp phần bảo vệ an ninh, phục vụ phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Nhiều quốc gia cịn xem ngoại giao văn hóa là một trụ cột

77 Võ Văn Hải, "Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa trong hội nhập quốc tế", Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Đà Nẵng. http://dafo.danang.gov.vn/vn/1320-day-manh-ngoai-giao-van-hoa-trong-hoi-nhap-quoc-te.html [truy cập Nẵng. http://dafo.danang.gov.vn/vn/1320-day-manh-ngoai-giao-van-hoa-trong-hoi-nhap-quoc-te.html [truy cập ngày 5/6/2015]

“then chốt của ngoại giao nhà nước”78

trong thế kỷ XXI . Như vậy, ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị là trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, hiện đại của Việt Nam, ba trụ cột này gắn bó, tác động lẫn nhau, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Ngoại giao chính trị có vai trị định hướng, ngoại giao kinh tế là nền tảng vật chất và ngoại giao văn hóa là nền tảng tinh thần của hoạt động đối ngoại.79

Bước vào thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến chuyển mới, trong đó thế và lực của Việt Nam đã có nhiều thay quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trong quá trình này, việc xây dựng chính sách và đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam rất cần thiết. Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và sự chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp phát triển đất nước của Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác ngoại giao văn hóa đang được đặt ra ngày càng cấp bách hơn. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, giữa đối ngoại với quốc phịng, an ninh.”80 Cụ thể hóa quan điểm này, ngày 14/2/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định về việc ban hành Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về ngoại giao văn hóa.

Có thể nói, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác ngoại giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)