Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 121.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 89 - 91)

Hà Nội, tr. 121.

109 Nguyễn Thị Quế - Nguyễn Hoàng Giáp (Đồng chủ biên) (2012), “Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995 đến

Với các nước thành viên ASEAN đều đánh giá cao vị trí và vai trị của Việt Nam, coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam, các nước đều đánh giá cao tiềm năng to lớn về kinh tế của Việt Nam với một đất nước gồm trên 90 triệu dân, có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ trung bình trên 7% trong hơn 20 năm qua, có khả năng tiếp tục duy trì đà phát triển nhanh trong những năm tới; đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới; đánh giá cao vị thế của Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng ở khu vực và đều cần tranh thủ Việt Nam cho mục tiêu chiến lược của họ. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đi đến thoả thuận khuôn khổ quan hệ đối tác nhưng cũng có khơng ít các trường hợp phía đối tác chủ động đề xuất thiết lập khuôn khổ quan hệ với Việt Nam. Sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN đã diễn ra khá thuận lợi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Di Niên khẳng định: Trong q trình hội nhập, Việt Nam ln “góp phần quan trọng vào việc giữ vững hướng đi, các nguyên tắc của ASEAN, các giá trị ASEAN; giữ được cách tiếp cận năng động, tỉnh táo và cân bằng, tiếp tục quan tâm thích đáng đến việc thưc hiện các mục tiêu ưu tiên của ASEAN, nhất là về tăng cường liên kết và thu hẹp khoảng cách phát triển.”110

Bên cạnh việc chú trọng hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao và kinh tế, Việt Nam cịn tham gia tích cực vào các hoạt động giao lưu văn hóa với các nước ASEAN. Việt Nam đã tổ chức thành công SEA GAME 22 vào cuối năm 2003. Đây là một sự kiện thể thao-văn hóa có giá trị lớn trong việc tăng cường tình đồn kết, hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực. Qua việc tổ chức thành công sự kiện này, Việt Nam một lần nữa khẳng định vai trị đầu tàu và uy tín của mình đối với các hoạt động giao lưu văn hóa lớn trong khu vực. Hiện nay, Việt Nam tiếp tục tham gia vào các dự án văn hóa- thơng tin, thực hiện Tun bố ASEAN về Di sản văn hóa, đây là một văn kiện quan trọng xác lập cơ chế hợp tác chung giữa các nước thành viên trong công tác

110 Nguyễn Dy Niên, "Trả lời phỏng vấn về Hội nghị AMM 36 và các hội nghị liên quan", Tuần báo Quốc tế, số 25 ngày 19/6-25/6/2003. 25 ngày 19/6-25/6/2003.

bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của khu vực. Việt Nam cũng đã tổ chức thành cơng Tuần văn hóa ASEAN lần 2 (2004) tại Quảng Ninh được dư luận trong nước và khu vực đánh giá cao.111

3.2.2. Với các nước lớn

Trong quan hệ với các nước lớn, Đảng và Nhà nước ta ưu tiên cho việc mở rộng quan hệ kinh tế, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tranh thủ thêm vốn, cơng nghệ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo lợi ích đan xen với các đối tác. Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhận xét về đổi mới quan hệ của Việt Nam: “ Từ chỗ các hoạt động đối ngoại thiên về bảo vệ các lợi ích chính đáng của dân tộc chuyển sang trạng thái vừa giữ vững mục tiêu, vừa phát huy, đề cao vai trị, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, tham gia một cách chủ động vào các diễn đàn khu vực và quốc tế”.112 Thực hiện triển khai hoạt động đối ngoại của nước ta hơn một thập niên qua ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của chiến lược này.

Việt Nam đã chủ động thúc đẩy q trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, đây là một bước đi cần thiết để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, thực hiện chủ trương cân bằng quan hệ với các nước lớn. Việc bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên, nhất là khi Việt Nam muốn mở rộng các mối quan hệ, sẵn sàng hội nhập, củng cố an ninh và tăng cường vị trí quốc tế. Tháng 12-2001, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết, hịan tất tiến trình bình thường hóa. Đây là q trình trãi qua nhiều khó khăn, phức tạp và thực sự là một cuộc đấu tranh ngoại giao không kém phần cam go, thể hiện rõ hai mặt vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ của hai nước. Với việc bình thường hóa quan hệ Việt-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)