Phi. Bài trả lời đăng trên Đặc san về quan hệ Việt Nam-Châu Phi, tháng 5/2003, Bộ Ngoại giao Việt Nam. http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cs_doingoai/pbld/ns04081814260714 [truy cập ngày 11/7/2015].
tế Việt Nam-Châu Phi “Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI” là động lực thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng tăng và quan hệ giữa Việt Nam-Châu Phi càng ngày càng phát triển vì hịa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
3.3. Triển vọng
3.3.1. Dự báo
Vai trị quan trọng của văn hóa ngày càng được thừa nhận rộng rãi hơn trên thế giới và ở Việt Nam. Sự kết hợp giữa nhận thức về vai trị quan trọng của văn hóa với nhận thức về sự cần thiết đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện của đất nước đã đưa ngoại giao văn hóa thực sự trở thành một trong ba trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam hiện nay. Vì thế, mục tiêu phát triển ngoại giao văn hóa của Việt Nam từ nay cho đến năm 2020 là đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, tăng cường xây dựng lòng tin với các quốc gia trên thế giới, đưa quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, qua đó nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội. Các hoạt động ngoại giao văn hóa cũng góp phần tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.
Với quan điểm phát triển ngoại giao văn hóa đến năm 2020 của Đảng ta như sau: Ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị là ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại Việt Nam. Ba trụ cột này gắn bó, tác động lẫn nhau, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Ngoại giao chính trị có vai trị định hướng, ngoại giao kinh tế là nền tảng vật chất và ngoại giao văn hóa là nền tảng tinh thần của hoạt động đối ngoại.
Ngoại giao văn hóa khơng phải là một lĩnh vực riêng, khơng có tổ chức bộ máy riêng mà là hoạt động và là nhiệm vụ chung của các tổ chức Đảng, cơ quan
nhà nước, các doanh nghiệp, các địa phương, mọi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.118
3.3.2. Tình hình thế giới từ nay cho đến năm 2020
Nhìn về tổng thể, hầu hết các đánh giá trong thời gian gần đây đều cho rằng đến năm 2020 Mỹ vẫn là một cường quốc mạnh nhất trên thế giới về nhiều mặt.
Thứ nhất, Mỹ vẫn đang dẫn trước các nước khác một khoảng cách lớn về kinh tế, quân sự, khoa học-công nghệ mà bất kỳ nước nào muốn đuổi kịp Mỹ cũng cần rất nhiều thời gian.
Về kinh tế, hiện nay Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất của thế giới. Tổng sản phẩm nội địa của Mỹ lớn gấp nhiều lần của bất kỳ một nước nào khác. Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ đạt 46.000USD (2007), của EU là 32.900USD, Nhật là 33.800USD và Trung Quốc là 2.500USD. USD vẫn là ngoại tệ chính trong dự trữ và thanh toán quốc tế, chiếm trên 60% giao dịch thương mại toàn cầu. Thống kê gần đây cho thấy nước Mỹ với 4% dân số thế giới nhưng tạo ra 23.5% GDP thế giới (61.000 tỉ USD), gấp 3 lần Nhật Bản và Trung Quốc, gấp 4 lần Đức là 3 nền kinh tế lớn tiếp theo và lớn hơn kinh tế 3 nước này cộng lại. [The World Factbook]
Về quân sự, chi cho quốc phòng Mỹ hiện nay là hơn 600 tỉ USD/năm, chiếm gần 50% chi phí qn sự tồn cầu, bằng chi phí quân sự của 14 nước đứng sau cộng lại.119 Dự kiến ngân sách quân sự Mỹ sẽ lên trên 1000 tỉ USD vào năm 2020, một số dự báo được công bố vào đầu năm 2009 của Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ cho rằng Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới về sức mạnh quân sự và khơng có bất kỳ quốc gia nào có thể cạnh tranh được vị trí này với Mỹ.120
Về khoa học-công nghệ, Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về ngân sách dành cho
118 “Phê duyệt chiến lược ngoại giao văn hóa đến 2020” http://www.vietnamplus.vn/phe-duyet-chien-luoc-ngoai-giao-van-hoa-den-2020/80720.vnp [truy cập ngày 1/12/2014]. giao-van-hoa-den-2020/80720.vnp [truy cập ngày 1/12/2014].