Nguyễn Văn Dân (chủ biên) (2001), Những vấn đề của toàn cầu hóa kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 78.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 40 - 42)

đang phát triển. Tồn cầu hóa làm tăng tính phụ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước lớn về vốn, công nghệ và thị trường. Tồn cầu hóa kinh tế tác động trực tiếp vào các lĩnh vực như: chính trị, an ninh quốc gia, tạo ra nguy cơ đối với các nước đang phát triển bị lệ thuộc về kinh tế, từ đó sẽ dẫn đến bị lệ thuộc về chính trị, gây nguy hai về chủ quyền và an ninh quốc gia.

Mặc dù vậy, trong một xu thế phát triển khơng ngừng của lịch sử, tồn cầu hóa đã và đang lơi cuốn tất cả các nước, các tổ chức khu vực tăng cường hợp tác bên trong và mở rộng hợp tác bên ngoài nhằm phát triển lớn mạnh hơn. Như ở châu Âu, EU và NATO đều quyết định kết nạp thêm thành viên mới ở mức độ lớn nhất từ trước đến nay. Ở châu Phi, tổ chức Thống nhất châu Phi đã được chuyển hóa thành Liên minh châu Phi. Ở châu Mỹ, sự hợp tác giữa Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) cũng được tăng cường đáng kể. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng tiếp tục lớn mạnh với sự gia nhập với những quốc gia trên thế giới, trong đó đáng kể nhất là sự gia nhập của một trong những cường quốc trên thế giới là Trung Quốc.

Thứ năm, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có bước phát triển

nhảy vọt đạt được những thành tựu to lớn, đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế đương đại, các phát minh khoa học, nghiên cứu triển khai và ứng dụng ngày càng được rút ngắn để ứng dụng vào đời sống nhân loại.43

Cách mạng khoa học và công nghệ là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhảy vọt, trực tiếp và gián tiếp dẫn đến những biến đổi khó lường về kinh tế-xã hội, văn hóa, tư tưởng, lối sống và cả kiến trúc thượng tầng chính trị của xã hội. Nó buộc các quốc gia thuộc các hệ thống xã hội khác nhau và cả cộng đồng thế giới phải thay đổi cơ chế quản lý, phải cải cách hành chính, từ bỏ cơ chế, mơ hình quản lý khơng thích hợp.

43 Nguyễn Thị Quế - Nguyễn Hoàng Giáp (đồng chủ biên), Việt Nam gia nhập Asean từ năm 1995 đến nay: Thành

Khoa học, công nghệ, tri thức là tài sản của cả lồi người khơng của riêng giai cấp, dân tộc nào, song những thành tựu của cách mạng khoa học và cơng nghệ lại do các tập đồn tư bản lớn và các nước tư bản phát triển chi phối. Chủ nghĩa tư bản đã sử dụng những thành tựu ấy để củng cố, tăng cường địa vị thống trị của mình trên thế giới.

2.1.2. Bối cảnh khu vực

Xu hướng chuyển dịch trọng tâm địa-chính trị từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam cũng như dịch chuyển sức mạnh kinh tế trên thế giới khiến khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở thành địa bàn ưu tiên trong chiến lược đối ngoại của các nước lớn.44

Các nước lớn đã và đang có những điều chỉnh chính sách theo hướng coi trọng châu Á-Thái Bình Dương hơn trong thứ bậc đối ngoại ưu tiên của mình. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Đơng Nam Á phát triển đầy năng động được cả thế giới quan tâm, đánh giá cao và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Những năm gần đây còn vượt Mỹ, EU về tăng trưởng GDP và đạt những thành tựu đầy ấn tượng, dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, xuất khẩu đạt 2000 tỷ USD/năm, chiếm 20% xuất khẩu của thế giới, thương mại chiếm 25% thương mại thế giới, bằng các nước EU, và vượt các nước NAFTA.45

Những thành công của châu Á về tăng trưởng kinh tế cùng với những thế mạnh về vốn, dự trữ ngoại tệ, lao động trẻ, tính năng động, nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản đã nâng cao vị thế của châu Á-Thái Bình Dương so với các khu vực khác. Song tại đây vẫn luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, biên giới, lãnh thổ, tranh chấp chủ quyền biển đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước.

44 Phạm Bình Minh, “Ngoại giao Việt Nam năm 2012: Vượt qua thách thức, vững bước hội nhập Quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (92), 3/2013, tr. 5-16. chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (92), 3/2013, tr. 5-16.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)