Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 41.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 59 - 61)

nhau và hợp tác hữu nghị với nhân dân các nước.”72 Theo ông Phạm Sanh Châu - Vụ trưởng Vụ đối ngoại và UNESCO thì nhiệm vụ chính của ngoại giao văn hóa là giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam ra thế giới. Thông qua các hoạt động văn hóa đối ngoại, bạn bè thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, từng bước tạo dựng được lòng tin của cả hai bên, đưa quan hệ đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững73

.

Trước mắt, Việt Nam ra sức tận dụng và tranh thủ thời cơ để tăng cường, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao văn hóa đưa Việt Nam ngày càng trở thành “điểm nhấn” trong các mối quan hệ, diễn đàn quốc tế và trở thành niềm tin của bạn bè các nước trên thế giới. Để làm được việc này, trước hết cần nhân lên tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đánh thức “tâm thức văn hóa” của người dân Việt trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, Việt Nam phải khơi dậy tâm hồn, tình cảm, làm cho mỗi người dân Việt Nam ln mang trong mình khát vọng mãnh liệt tình u Tổ quốc và lịng tự hào sâu sắc về lịch sử hào hùng của dân tộc, từ đó tích cực tham gia tun truyền, giới thiệu với bạn bè quốc tế về “Hình ảnh Việt Nam”. Hình ảnh đó chính là những giá trị văn hóa đã được kết tụ hàng ngàn năm; là truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước kiên cường, bất khuất; là con người yêu lao động; giàu lòng nhân ái và hiếu khách; là phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng; là nền chính trị ổn định và mơi trường hịa bình; là đất nước sinh ra Nguyễn Trãi và Nguyễn Du - hai Danh nhân văn hóa thế giới và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam74. Cùng với tham gia các hội nghị, diễn đàn khu vực và quốc tế, Việt Nam cũng chủ

72 Phạm Gia Khiêm, "Đẩy mạnh triển khai thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại Đại hội X của Đảng", Tạp chí Cộng sản online, ngày 17/7/2007. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tieu- Đảng", Tạp chí Cộng sản online, ngày 17/7/2007. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tieu- diem/2007/1611/Day-manh-trien-khai-thuc-hien-thang-loi-duong-loi-chinh-sach.aspx [truy cập ngày 14/7/2015] 73 "Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế" (2014), Báo Nhân dân điện tử, ngày 6/07/2014. http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_tintucsukien/item/23703102.html [truy cập ngày 3/5/2015]

74 Võ Văn Hải, "Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa trong hội nhập quốc tế", Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Đà Nẵng. http://dafo.danang.gov.vn/vn/1320-day-manh-ngoai-giao-van-hoa-trong-hoi-nhap-quoc-te.html [truy cập Nẵng. http://dafo.danang.gov.vn/vn/1320-day-manh-ngoai-giao-van-hoa-trong-hoi-nhap-quoc-te.html [truy cập ngày 5/6/2015]

trương tham gia các lễ hội, triển lãm du lịch, tuần văn hóa Việt Nam tại các nước, các khu vực trọng điểm trên thế giới, qua đó Việt Nam cần chú trọng “xuất khẩu văn hóa Việt” ở nước sở tại và mỗi cán bộ, nhân viên làm công tác ngoại giao phải phấn đấu trở thành “Sứ giả văn hóa Việt Nam” ở nước ngồi.75

Bên cạnh đó, Việt Nam phải xây dựng, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động ngoại giao văn hóa. Thực tế cho thấy, sự đa dạng, đa sắc màu của các nền văn hóa và nhất là cách thức tiếp cận, nhu cầu thưởng thức các giá trị văn hóa của nhân dân các nước trên thế giới hiện nay là hết sức dồi dào, phong phú. Điều đó, địi hỏi ngoại giao văn hóa của Việt Nam phải bảo đảm tính chuyên nghiệp từ con người, tổ chức, phương thức, hình thức trên cơ sở cách làm linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với từng quốc gia, từng địa bàn, khu vực trên thế giới.

Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa là “thời cơ vàng” để Việt Nam học hỏi được nhiều điều hay, tiếp thu được nhiều điều tốt, chọn lọc được những tinh hoa văn hóa của các quốc gia, dân tộc trên thế giới để làm giàu và phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam, thực hiện đúng phương châm “Đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới và đưa văn hóa thế giới đến Việt Nam”. Đối với Việt Nam hiện nay, tăng cường ngoại giao văn hóa là một trong những việc làm thiết thực để góp phần thực hiện thắng lợi “Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.”76 Mặt khác, thực hiện tốt các hoạt động ngoại giao văn hóa cịn tạo ra chất xúc tác thúc đẩy ngoại giao chính trị

75 Võ Văn Hải, "Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa trong hội nhập quốc tế", Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Đà Nẵng. http://dafo.danang.gov.vn/vn/1320-day-manh-ngoai-giao-van-hoa-trong-hoi-nhap-quoc-te.html [truy cập Nẵng. http://dafo.danang.gov.vn/vn/1320-day-manh-ngoai-giao-van-hoa-trong-hoi-nhap-quoc-te.html [truy cập ngày 5/6/2015]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)