một thành viên có trách nhiệm, trong đó chỉ rõ mục tiêu của các hoạt động của Việt Nam trong ASEAN là xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. Thông qua những định hướng đặt ra, Việt Nam phấn đấu cùng các nước trong ASEAN xây dựng một cộng đồng vững mạnh, có quan hệ chặt chẽ với các đối tác bên ngồi và có vai trị ngày càng quan trọng trong các cơ chế hợp tác ở khu vực; đồng thời khẳng định phương châm tham gia hợp tác ASEAN là chủ động, hợp tác và có trách nhiệm. Với định hướng này, việc tham gia và có trách nhiệm trong ASEAN trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, ngang với quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam.
Về triển khai các hoạt động đối ngoại, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu chủ trương: “Triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại”. Có thể thấy, khi hội nhập quốc tế mở ra các lĩnh vực thì việc triển khai các hoạt động đối ngoại tất yếu phải tồn diện và được thực hiện đồng bộ. Tính tồn diện của đối ngoại Việt Nam được quy định bởi sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong mọi hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt trong hoạt động đối ngoại; tính tồn diện trong mục tiêu của chính sách đối ngoại và sự đa dạng của các mối quan hệ đối ngoại trong q trình hội nhập.
2.2.2. Vai trị của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Có thể nói, nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa thống nhất, đa dạng. Việt Nam với hơn 50 dân tộc anh em trong tồn lãnh thổ đều có những giá trị và bản sắc văn hóa riêng. Các giá trị, sự đa dạng và các sắc thái riêng của mỗi vùng, miền, dân tộc bổ sung và hòa quyện với nhau làm phong phú thêm cho nền văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, q trình giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa bên ngồi cũng giúp Việt Nam thêm vào nền văn hóa của mình nhiều giá trị mới, tiên tiến, giúp Việt Nam tăng cường sự hiểu biết và hội nhập thành công với khu vực và thế giới. Như vậy, việc bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của dân tộc,
tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới để hội nhập với quốc tế là một nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài. Trong giai đoạn phát triển mới, gắn với cơng cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của tồn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trị quan trọng. Trong đó, giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu. Quá trình đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cùng với phát triển khoa học và cơng nghệ xã hội nhằm hội nhập với khu vực và quốc tế.
Nhận thức đầu tiên được ghi nhận qua quá trình phát triển tư duy của Đảng trong thời kỳ Đổi mới khi xem văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đối với nhận thức, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, theo ý kiến của nguyên Tổng giám đốc UNESCO: Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội, vì vậy, Việt Nam chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội. Đó cũng là con đường xây dựng con người mới, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh để đẩy lùi được các tiêu cực của xã hội, đẩy lùi được những tư tưởng, văn hóa khơng lành mạnh.60
Bước vào thời kỳ Đổi mới, văn hóa được chú trọng và được xem là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước và xã hội. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi yếu tố quyết định cho sự tăng
60 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.199-211. quốc gia, Hà Nội, tr.199-211.
trưởng kinh tế là trí tuệ, là thơng tin, là ý tưởng sáng tạo và đổi mới không ngừng thì một quốc gia trở thành giàu hay nghèo khơng chỉ nằm ở chỗ có nhiều hay ít lao động và tài nguyên thiên nhiên mà là khả năng quốc gia đó phát huy ở mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người. Đây được xem là đối tượng tạo ra văn hóa và cũng là đối tượng văn hóa hướng đến để tác động. Nhìn chung, tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành nên văn hóa, đó cũng có nghĩa là trong tri thức, khả năng sáng tạo trong mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Từ đó, cho thấy văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia càng bền vững sẽ tương đương như thế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của Đảng đã xác định “phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục đích của sự phát triển”. Đồng thời nêu rõ yêu cầu: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”61.
Để văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, Việt Nam chủ trương phát triển văn hóa phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế-xã hội như: (i) Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội với phát triển kinh tế. Xử lý tốt mối quan hệ kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. (ii) Khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội phải đồng thời xác định mục tiêu văn hóa, hướng tới xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Phải có chính sách kinh tế trong văn hóa để gắn văn hóa với các hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hóa. Xây dựng chính sách văn hóa trong kinh tế đưa các yếu tố văn hóa thâm nhập vào các hoạt động kinh tế-xã hội, xây dựng văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn minh