Khái quát về phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện Thuận Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 72)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận

4.1.1. Khái quát về phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện Thuận Thành

4.1.1.1. Chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành

Những năm gần đây, cùng với các chính sách phát triển chăn ni lợn nói chung và chăn ni lợn thịt nói riêng của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bắc Ninh cũng có những quan tâm nhất định đối với lĩnh vực này. Những chủ trương chính sách phát triển chăn ni của tỉnh Bắc Ninh đã góp phần thúc đẩy q trình phát triển chăn ni lợn nói chung, đặc biệt là chăn ni lợn thịt trên địa bàn các huyện thị trong tỉnh thời gian qua, trong đó có huyện Thuận Thành. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, tỉnh Bắc Ninh chưa có một chính sách đặc thù nào dành riêng cho phát triển chăn ni lợn thịt, do đó, chăn ni lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung chưa thật sự tạo ra được những bước đột phá.

Bảng 4.1. Tổng hợp một số chính sách liên quan đến phát triển chăn ni lợn thịt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tên chính sách Nội dung I. Chính sách của Nhà nước

1. Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính Trị

Nghị quyết về vấn đề phát triển nông nghiệp nông thơn khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác xã và trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, chú trọng khâu giống và công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi; Thực hiện các biện pháp để nâng cao năng suất và hạ giá thành, đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp

2. Nghị quyết số 03/2000/NQ- CP ngày 02/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ

Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân, hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ cơng nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mơ sản xuất hàng hố và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong

Tên chính sách Nội dung

cơ chế thị trường 3. Quyết định số 394/QĐ-TTg

ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ

Về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới mở rộng cơ sở giết mổ chế biến: Các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến phù hợp với quy hoạch của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh mơi trường theo quy định của pháp luật hiện hành về thú y, vệ sinh an tồn thực phẩm, mơi trường 4. Quyết định số 10/2008/QĐ-

TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ

Về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020

5. Quyết định số

2194/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/12/2009

Đề án phát triển giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi thủy sản đến năm 2020

II. Chính sách của địa phương

1. Quyết định số: 318/2014/QĐ- UBND ngày 08 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh

Về việc ban hành “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”

- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đồng thời được hưởng chính sách đặc thù của tỉnh

2. Quyết định số: 31/2015/QĐ- UBND ngày 28 tháng 8 năm 2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh

Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2014 – 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

3. Quyết định số 1364/QĐ- UBND ngày 02 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh

Quyết định về việc phê duyệt đề án phát triển chăn ni trang trại ngồi khu dân cư theo hướng an toàn sinh học gắn với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2011 – 2015.

4.1.1.2. Tình hình phát triển số lượng các đơn vị chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đây là một trong những hướng phát triển mũi nhọn của huyện Thuận Thành trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp. Đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn, thú y và các phương thức chăn nuôi mới được áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt. Các trang trại chăn nuôi lợn thịt với quy mơ vừa và nhỏ dần được hình thành, các hộ chăn ni cá thể cũng tăng dần về số lượng đầu con chăn nuôi.

Số liệu bảng 4.1 cho thấy tình hình phát triển số lượng các đơn vị chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Thuận Thành giai đoạn 2013 – 2015, cụ thể:

- Về trang trại chăn nuôi lợn thịt (tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT- BNN-TCTK ngày 23 tháng 6 năm 2000 về việc hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại có quy định về quy mơ sản xuất đối với trang trại chăn ni lợn thịt phải có thường xuyên từ 100 con trở lên – không kể lợn sữa): năm 2013 toàn huyện Thuận Thành có 9 trang trại chăn ni lợn thịt, đến năm 2015 số lượng này là 15 trang trại chăn nuôi lợn thịt (trong tổng số 19 trang trại trên địa bàn toàn huyện Thuận Thành), tăng thêm 6 trang trại, bình quân trong 3 năm số lượng trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện tăng 29,3%/năm.

- Về hộ chăn nuôi lợn thịt: trong 3 năm, số lượng hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện liên tục tăng với tốc độ tăng bình qn 13,8%/năm, trong đó: hộ có quy mơ lớn có tốc độ tăng bình qn 14,9%/năm, hộ có quy mơ vừa có tốc độ tăng bình qn 7,3%/năm và hộ có quy mơ nhỏ có tốc độ tăng bình quân 25,7%/năm. Đến hết năm 2015, tồn huyện Thuận Thành có tổng số 838 hộ chăn ni lợn thịt, trong đó có 252 hộ chăn ni lợn thịt có quy mơ lớn, chiếm tỷ lệ 30%, hộ chăn ni lợn thịt có quy mơ vừa có 360 hộ, chiếm tỷ lệ 43% và hộ chăn ni lợn thịt có quy mơ nhỏ có 226 hộ, chiếm tỷ lệ 27% trong tổng số hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành.

Bảng 4.2. Tình hình phát triển số lượng các đơn vị chăn ni lợn trên địa bàn huyện Thuận Thành (2013 – 2015) Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2013 2014 2015 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ

1. Trang trại chăn nuôi lợn Trang trại 9 11 15 122,2 136,4 129,3 2. Hộ chăn nuôi lợn thịt Hộ 647 717 838 110,8 116,9 113,8

- Hộ QM lớn Hộ 191 215 252 112,6 117,2 114,9

- Hộ QM vừa Hộ 313 325 360 103,8 110,8 107,3

- Hộ QM nhỏ Hộ 143 77 226 123,8 127,7 125,7 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành (2013 - 2015)

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành năm 2015

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành (2015) Như vậy, qua số liệu trên cho thấy, số lượng các cơ sở chăn nuôi lợn thịt (bao gồm các trang trại và hộ chăn nuôi) trên địa bàn huyện Thuận Thành trong những năm gần đây có xu hướng tăng qua các năm, riêng đối với quy mơ chăn ni hộ gia đình, hộ có quy mơ chăn ni lớn có xu hướng chiếm thị phần ngày một nhiều hơn.

4.1.1.3. Thực trạng phát triển đàn lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành

Trong những năm qua, phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành đã nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương tạo động lực cho người chăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi. Số lượng đàn lợn thịt trên địa bàn huyện liên tục tăng qua các năm (chi tiết tại bảng 4.2).

- Tại các trang trại chăn nuôi lợn: với 15 trang trại chăn nuôi lợn thịt trong năm 2015 có tổng số đầu con là 5.825 con, tăng 1.730 con so với năm 2013, bình quân mỗi năm tăng 19,3%/năm về số lượng đầu con; trong đó trang trại lớn nhất có quy mơ chăn ni là 400 con/năm.

- Tại các hộ chăn nuôi lợn thịt: năm 2013 với 647 hộ chăn ni có số lượng đầu con là 102.375 con, bình qn mỗi hộ có số lượng đầu con là 158 con/năm, đến năm 2015 số lượng đầu con trong toàn huyện là 156.632 con trên tổng số 838 hộ chăn ni lợn thịt, bình qn mỗi hộ có số lượng đầu con là 187 con/năm. So với năm 2013, đến năm 2015 số lượng đầu con tăng thêm là 54.257 con, bình quân mỗi năm tăng 23,7%/năm.

Bảng 4.3. Tình hình phát triển về số đầu lợn thịt chăn nuôi theo từng loại quy mô sản xuất

ĐVT: con Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%) 2013 2014 2015 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ

1. Trang trại chăn nuôi lợn 4.095 4.920 5.825 120,1 118,4 119,3 2. Chăn ni quy mơ hộ

gia đình 102.375 124.663 156.632 121,8 125,6 123,7

- Hộ QM lớn 52.143 61.705 74.970 118,3 121,5 119,9

- Hộ QM vừa 42.725 51.188 64.260 119,8 125,5 122,7

- Hộ QM nhỏ 7.508 11.771 17.402 156,8 147,8 152,3

Tổng 106.470 129.583 162.457 121,7 125,4 123,5

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu số lượng đàn lợn thịt chăn ni theo quy mơ hộ gia đình năm 2015

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành (2015) Như vậy, qua số liệu cho thấy, trong những năm gần đây, các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành đang dần mở rộng quy mô chăn nuôi, số lượng đầu con liên tục tăng qua các năm, điều này cho thấy, hoạt động chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

4.1.1.4. Phát triển các hình thức chăn ni lợn thịt a. Về hình thức chăn ni

* Chăn ni trong các hộ gia đình

Chăn ni lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành phát triển theo mơ hình nơng hộ nhỏ lẻ là chủ yếu. Thực tế cho thấy, chăn ni theo mơ hình hộ nhỏ lẻ là kém hiệu quả nên đang có xu hướng giảm chuyển dần sang hình thức chăn ni quy mô lớn và chăn ni tập trung theo mơ hình trang trại.

* Chăn ni trang trại

Chăn ni dần phát triển theo mơ hình trang trại tập trung, gia trại thay thế dần chăn ni nhỏ lẻ hộ gia đình. Tuy nhiên, sự phát triển của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Thuận Thành hiện nay chưa theo quy hoạch phát triển tổng thể, tình trạng phát triển tự phát vẫn cịn diễn ra ở nhiều xã trên địa bàn huyện.

phải là hình thức chăn ni lợn thịt chủ yếu của huyện Thuận Thành. Nguyên nhân chủ yếu là do: (i) yêu cầu vốn đầu tư của các chủ trang trại lớn trong khi tiềm lực về vốn của các chủ trang trại còn hạn chế, (ii) vấn đề môi trường xung quanh các khu vực chăn ni bị ảnh hưởng nặng nề cần phải có các biện pháp bảo vệ môi trường khi mở các trang trại chăn nuôi lợn tập trung, (iii) kiến thức và kinh nghiệm trong chăn nuôi quy mô trang trại tập trung của người dân/các chủ trang trại còn chưa đáp ứng được so với yêu cầu của thực tiễn chăn nuôi.

b. Về phương thức chăn nuôi

* Chăn nuôi theo phương thức cơng nghiệp

Đây là hình thức chăn ni với quy mơ đàn lớn, cho ăn thức ăn hồn tồn cơng nghiệp, chăn ni theo quy trình khoa học kỹ thuật chính vì thế mà hình thức này thường mang hiệu quả kinh tế cao, tỷ lệ thịt nạc cao. Tuy nhiên, để phát triển hình thức này yêu cầu về vốn lớn cho việc xây dựng chuồng trại kiên cố, nhập con giống tốt, thức ăn công nghiệp, thuê bác sĩ thú y theo dõi tình hình dịch bệnh. Hình thức đang áp dụng chăn nuôi trên địa bàn huyện nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp và chỉ áp dụng cho những hộ có điều kiện tốt về kinh tế.

* Chăn ni theo phương thức bán cơng nghiệp

Hình thức chăn ni này hiện nay đang được các hộ chăn ni áp dụng. Đây là hình thức chăn ni cho ăn thức ăn cơng nghiệp 1 nửa, một nửa thức ăn gia đình tự chế biến. Hình thức chăn ni này áp dụng cho gia đình có điều kiện kinh tế khá, vốn đầu tư thấp hơn hình thức chăn ni trên, nhưng năng suất sản phẩm khơng cao nên chưa có hiệu quả tốt.

* Chăn nuôi theo phương thức tận dụng

Đây là hình thức chăn ni tận dụng các phế phụ phẩm trong trồng trọt cũng như cám gạo, cơm thừa canh cặn trong hộ gia đình đồng thời tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nơng thơn để có thêm thu nhập cho gia đình. Chăn ni theo phương thức này áp dụng cho những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Thơng thường hình thức này khơng đem lại hiệu quả kinh tế cao và thu nhập thấp.

Qua thực trạng phát triển chăn nuôi lợn của huyện ta thấy quy mô và phương thức chăn ni lợn của huyện có hướng phát triển tích cực, nhưng phần lớn các hộ dân trên địa bàn huyện vẫn chăn nuôi lợn nhỏ lẻ theo phương thức tận dụng với phương thức chăn nuôi bấp bênh, rủi ro dịch bệnh cao tính ổn định chăn ni kém, vì vậy để ngành chăn ni lợn nhất là ngành chăn ni lợn thịt phát

triển bền vững thì các cấp các ngành cuả huyện cần tích cực hơn cơng tác tuyên truyền vận động các hộ nông dân thực hiện về chủ trương đường lối, chính sách của đảng về phát triển chăn ni lợn thịt, góp phần ổn định về phát triển kinh tế, an ninh chính trị đời sống, đảm bảo sức khỏe cho người nông dân.

4.1.1.5 Tình hình tiêu thụ thịt lợn qua các năm

Lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành được tiêu thụ chủ yếu trong huyện và trong tỉnh. Số liệu bảng 4.4 cho thấy sản lượng thịt hơi tiêu thụ theo vùng địa lý, cụ thể:

- Tiêu thụ trong huyện Thuận Thành chiếm tỷ lệ 57,31% sản lượng thịt hơi xuất bán trong năm 2013, đến năm 2015 tỷ lệ này là 60,51% sản lượng thịt hơi xuất bán trong tồn huyện; bình qn mỗi năm sản lượng thịt hơi tiêu thụ trong địa bàn huyện Thuận Thành tăng 29,3%/năm;

- Tiêu thụ ở các huyện thị xã khác trong tỉnh chiếm tỷ lệ 41,81% trong năm 2013 và đến năm 2015 tỷ lệ này là 38,71% sản lượng thịt hơi xuất bán trong huyện;

- Tiêu thụ sang các tỉnh lân cận chiếm tỷ lệ rất nhỏ, ở mức 0,88% trong năm 2013 và 0,78% sản lượng thịt hơi xuất bán trong năm 2015.

Bảng 4.4. Sản lượng lợn thịt hơi tiêu thụ theo vùng địa lý

Nơi tiêu thụ

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ Tổng số 8.624,07 100 10.755,39 100 13.646 100 124,7 126,9 125,8 1. Trong huyện 4.942,45 57,31 6.256,24 58,17 8.257,15 60,51 126,6 132,0 129,3 2. Trong tỉnh 3.605,87 41,81 4.393,43 40,85 5.282,34 38,71 121,8 120,2 121,0 3. Tỉnh lân cận 75,75 0,88 105,72 0,98 106,9 0,78 139,6 101,1 120,3

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành (2013 - 2015)

4.1.1.6. Tình hình sử dụng lao động trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Thuận Thành

Trong tổng số lao động của huyện thì chiếm tỷ lệ cao vẫn là lao động nơng nghiệp. Trong đó, lao động cho trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất. Lao động trong chăn nuôi cũng cao do một phần lao động trồng trọt nằm trong đó, bởi vì lao động chăn ni và lao động trồng trọt không tách rời nhau. Trên địa bàn huyện, hầu như hộ trồng trọt đều chăn nuôi để tận dụng phụ phẩm từ trồng trọt và tận

dụng lao động. Cũng như vậy, lao động trong chăn nuôi lợn thịt cũng không tách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)