PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
2.1.2. Một số đặc tính sinh học của lợn thịt
Từ xa xưa lợn là loài sống thành bầy đàn và thường sống trong rừng. Chúng trú ẩn trong bụi cỏ hay ở đầm lầy và ở trong các hang mà do chính nó đào hay hang đã được bỏ không bởi các động vật khác. Lợn là loại động vật rất thích đằm mình trong các bãi lầy. Nó thường rất nhanh nhẹn vào ban đêm. Lợn có phổ thức ăn rộng, khẩu phần của nó bao gồm nấm, lá cây, củ, quả, ốc, các thú có xương sống nhỏ, trứng và các xác chết. Nó dùng các cơ, mủi linh động và chân chắc chắn để đào bới và tìm kiếm thức ăn. Kể cả khi được thuần dưỡng trở thành vật nuôi lợn vẫn mang các đặc tính sinh học sau đây:
+ Lợn có khả năng sản xuất cao: Một con lợn nái có thể dể dàng sản xuất 8 đến 12 lợn con/lứa sau khoảng thời gian có chữa là 114 ngày và trong điều kiện chăm sóc ni dưỡng tốt thì có thể có hai lứa/năm. Khả năng sản xuất thịt cũng khá cao.
+ Lợn là động vật ăn tạp và chịu đựng kham khổ tốt: Lợn trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp với nhiều loại thức ăn khác nhau, tuy nhiên lợn con có phạm vi thức ăn hẹp hơn. Một số giống có thể thích hợp với khẩu phần ăn có chất lượng thấp và nhiều xơ. Những giống như thế này có vai trị quan trọng trong các hệ thống chăn nuôi quảng canh. Điều này đã được chứng minh trong thực tế ở một số quốc gia mà ở đó người ta sử dụng rau xanh nhiều và bổ sung một lượng nhỏ protein để nuôi lợn. Với phương thức này người chăn nuôi đã làm giảm năng lượng đầu vào và nâng cao hiệu quả sản xuất của lợn nái. Tuy nhiên, trong các hệ thống chăn nuôi hiện đại những thuận lợi này khơng cịn được ứng dụng nữa. Lợn thương phẩm được cung cấp thức ăn một cách cân đối, có chất lượng cao. Khẩu phần ăn có tỷ lệ xơ cao, thấp protein sẽ làm hạn chế quá trình sinh trưởng của lợn. Trong trường hợp này lợn sẽ tồn tại và phát triển nhưng với tốc độ tăng trọng thấp và hiệu quả sản xuất sẽ không cao.
+ Thịt lợn có chất lượng thơm ngon và tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ mỡ cao trong thân thịt lợn có thể sản xuất một lượng mỡ đáng kể. Mỡ là một nguồn dự trữ năng lượng lớn. Mỡ còn giúp cho thịt có mùi và vị ngon hơn. Mặc dù mỡ ít phơ biến trong khẩu phần ăn của con người trong các xã hội hiện đại, nhung thịt lợn vốn là loại thực phẩm có giá cao và vốn được xem là có giá trị cao hơn so với thịt nạc hay thịt cơ. Lợn có rất nhiều đóng góp có giá trị cho đời sống của con người. Hầu hết thân thịt lợn đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn cho con người, da của lợn có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc da, làm áo lơng hay có
thể được đùng để làm bàn chải, bút vẽ… Sự phát triến cúa cơng nghệ chế biến hơng khói, lên men đã tạo nên một số lượng sản phẩm rất đa dạng từ heo, các công nghệ này đã giúp cho quá trình bảo quản, nâng cao tinh đa dạng hương vị và nâng cao phẩm chất khẩu phần ăn cho con người.
2.1.3. Vị trí của phát triển chăn ni lợn thịt bền vững
Chăn ni lợn thịt có vị trí hàng đầu trong ngành chăn ni nước ta. Sự hình thành sớm nghề ni lợn thịt cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề ni lợn thịt có vị trí hàng đầu. Khơng những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là một loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng (người già, trẻ, nam hoặc nữ). Nói cách khác, thịt lợn được coi là “nhẹ mùi” và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật của thịt lợn. Do đó, thịt lợn là món ăn ưa thích và hợp khẩu vị với mọi người. Tuy nhiên, để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là trong q trình chọn giống và ni dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải ln ln khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học.
Chăn ni lợn thịt phải có hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng sản phẩm tốt, được người tiêu dùng tin cậy. Do vậy, việc chăm sóc, ni dưỡng và quản lý đàn lợn thịt phải đảm bảo cho chúng sinh trưởng, phát dục bình thường, có tốc độ tăng trọng nhanh, có sức đề kháng tốt. Muốn vậy, người chăn ni lợn phải nắm chắc kỹ thuật chăn ni lợn thịt, phịng trừ dịch bệnh và tiếp cận tốt với thị trường.
* Vai trị của phát triển chăn ni lợn thịt bền vững + Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu xã hội
Thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng nhất khơng chỉ ở nước ta mà cịn cả trên thế giới ( Vũ Đình Tơn, 2009). Các sản phẩm chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa là sản phẩm có hàm lượng protein cao, nó rất cần cho đời sống con người, làm tăng thể lực, tăng sức làm việc cho con người. Trong điều kiện nước ta, lao động thủ công là chủ yếu, mức sống thấp, sản phẩm trồng trọt còn chiếm chủ yếu trong các bữa ăn. Khi xu thế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, dân số ngày càng đơng thì phát triển chăn ni lợn thịt là một lựa chọ quan trọng để đáp ứng nhu cầu protein cho xã hội (Vũ Đình Tơn, 2009). Như vậy, đẩy mạnh
phát triển ngành chăn nuôi nhằm tạo nguồn thực phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con người là hết sức cần thiết.
+ Cung cấp phân bón cho sản xuất
Giống như các gia súc và gia cầm khác, lợn đóng góp một nguồn phân bón đáng kể được dẫn một cách trực tiếp từ trại ni lợn ra đồng để vừa có chức năng tưới tiêu và chức năng nâng cao độ màu mỡ cho đất. Chăn nuôi lợn thịt không chỉ để cung cấp nguồn thực phẩm cho xã hội mà còn cung cấp một lượng phân bón rất quan trọng cho cây trồng (Vũ Đình Tơn, 2009). Trên các diện tích đất canh tác, hàng năm cây trồng lấy đi một phần các chất dinh dưỡng trong đất. Nếu đất đai khơng được bồi dưỡng thường xun thì độ phì của đất ngày càng giảm nên cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất. Mặt khác, nếu chúng ta chỉ sử dụng các chất vơ cơ để bón cho đất thì sẽ làm giảm mật độ tơi xốp của đất, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và khả năng cho sản phẩm của cây trồng, làm giảm năng suất các vụ, năm sau. Do đó sử dụng phân hữu cơ sẽ cung cấp chất mùn cho đất có tác dụng cải tạo đất lâu dài.
+ Phát triển chăn ni lợn thịt góp phần cung cấp nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chế biến
Chăn nuôi lợn thịt cung cấp nhiều loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: thịt, da, xương. Các sản phẩm chăn nuôi thịt qua chế biến là các hàng hóa xuất khẩu có giá trị. Số lượng ngoại tệ thu về thong qua quá trình xuất khẩu lợn thịt sẽ góp phần tạo nguồn tích lũy ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Trong ngành cơng nghiệp chế biến, các doanh nghiệp ở những nước phát triển như Mỹ, Canada đã sớm nhìn nhận sự thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và cơng nghệ của ngành chế biến thực phẩm, trong đó có lợn thịt ở những nước đang phát triển sẽ là cơ hội lớn để họ tham gia (Trần Đình Thao, 2013).
+ Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt sẽ tận dụng các sản phẩm phụ của trồng trọt, của công nghiệp chế biến.
Trong trồng trọt, sản phẩm phụ rất lớn, nó là nguồn thức ăn to lớn phục vụ cho chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt cho phép tận dụng hết các sản phẩm phụ trong nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tạo ra các sản phẩm chăn ni có giá trị cho xã hội (Vũ đình Tơn, 2009).
+ Phát triển chăn nuôi lợn thịt góp phần tăng thu nhập cho người lao động
Ngồi thu nhập từ trồng trọt thì chăn ni sẽ giúp người nông dân tăng thu nhập của mình, bởi chăn ni khơng phụ thuộc vào mùa vụ, có thể thực hiện quanh năm, xen cùng trồng trọt và các ngành khác mà vẫn đạt năng suất và hiệu quả cao. Tuy nhiên, người chăn ni lợn sẽ khơng mấy có lãi với hình thức chăn ni quy mơ nhỏ, tận dụng do chi phí sản xuất cao nơng dân khơng thể có thu nhập cao (Nguyễn Đình Chính, 2004).
+ Phát triển ngành chăn ni góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc
Việc sử dụng tốt các yếu tố cơ bản của sản xuất nơng nghiệp cùng việc kết hợp gắn bó chặt chẽ của các ngành trong nông nghiệp là điều quyết định cho sản xuất nông nghiệp phát triển tốt. Thực tế cho thấy, các vùng có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế mới chỉ chú ý đến phát triển trồng trọt, chăn ni chỉ mang tính nhỏ lẻ, tự cung cấp nhu cầu của bản thân họ, cịn thừa mới đem bán hoặc ni để kinh doanh nhưng quy mô nhỏ và phân tán. Như vậy sẽ gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực. Phát triển chăn nuôi tạo nên sự phát triển cân bằng trong nông nghiệp, làm cho nơng nghiệp phát triển tồn diện, vững chắc. Sự phát triển các ngành nông sản đảm bảo sức cạnh tranh không chỉ trong sản xuất mà cả trong phân phối, bán lẻ với chi phí giao dịch thấp nhất giá rẻ, cung ứng kịp thời và ổn định (Lê Quốc Doanh, 2005).
2.1.4. Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững mang một số đặc điểm sau:
Một là, quy hoạch vùng chăn nuôi lợn thịt tập trung. Hiện nay, chăn nuôi
lợn thịt ở Việt Nam vẫn chủ yếu phát triển ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, số lượng trang trại chăn ni quy mơ lớn rất ít. Chun mơn hóa và tập trung hóa trong sản xuất lợn thịt thương phẩm sẽ giúp người chăn nuôi dễ dàng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi, sản xuất lợn thương phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường, qua đó mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ chăn ni.
Các mơ hình chăn ni lợn thịt với quy mô nhỏ (vài ba con) thường thiếu bền vững. Nhiều hộ chăn nuôi ở quy mơ hộ gia đình theo kiểu “năng nhặt chặt bị”, tận dụng lượng thức ăn thừa trong sinh hoạt gia đình nên thường khơng quan
tâm đến cơng tác tiêm phịng hay phịng chống dịch bệnh theo quy định của cơ quan thú y. Nên thường khi xẩy ra dịch bệnh mức độ lây lan lớn gây thiệt hại cho hộ chăn nuôi.
Do đó, việc phát triển chăn ni lợn thịt tập trung là giải pháp bền vững để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong chăn ni, trên cơ sở đó kiểm sốt tốt tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi, đồng thời đảm bảo công tác vệ sinh mơi trường và an tồn thực phẩm.
Hai là, phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững cần nâng cao chất lượng con giống là điều kiện tiên quyết.
Thực tế sản xuất lợn giống ở Việt Nam hiện nay chưa được chú trọng phát triển, số lượng thì khơng đảm bảo, chất lượng cịn yếu kém. Trong thời điểm hiện nay, các hộ chăn nuôi chọn được con giống đạt yêu cầu về trọng lượng, dáng vóc đã là khó nói gì đến phẩm cấp, nguồn gốc lợn bố mẹ.
Giống là một trong những khâu quan trọng quyết định sự thành bại trong chăn ni, do đó cần phải có sự chọn lọc trong sản xuất để tạo đàn cái nền và đực giống tốt, thực hiện các giải pháp đảo đực giống giữa các vùng, quản lý giống lợn theo hình tháp gắn với từng vùng sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm; chọn lọc, cải tiến và nâng cao năng suất, chất lượng các giống lợn địa phương có nguồn gen quý; nhập nội các giống lợn cao sản mà trong nước chưa có hoặc cịn thiếu; xây dựng và sử dụng các công thức lai giống lợn phù hợp cho từng địa phương. Mở rộng mạng lưới và tiêu chuẩn hóa các cơ sở, chất lượng đực giống của hệ thống thụ tinh nhân tạo lợn, hạn chế việc nhân giống lợn. Cần tổ chức đánh giá bình tuyển, loại thải lợn đực giống kém chất lượng trong sản xuất.
Ba là, chủ động nguồn nguyên liệu trong chăn nuôi.
Nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn ni ở Việt Nam vẫn cịn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, chưa chủ động được nguyên liệu chế biến, giá thức ăn không ổn định đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả trong chăn nuôi của hộ.
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn ni ở Việt Nam đều có vốn đầu tư nước ngồi, cịn với các doanh nghiệp lớn trong nước tuy đã đạt tiêu chuẩn ISO nhưng lại chưa có quản lý chất lượng GMP (hệ thống đánh giá, quản lý, thông tin rủi ro trong dây chuyền sản xuất) dẫn đến tình trạng chất lượng thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp trong nước sản xuất ra chưa cao, khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn ni có vốn đầu tư nước
ngoài. Việc phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên liệu quan trọng như premix, chất phụ gia và các chất bổ sung khác khiến người chăn nuôi phải gánh chịu sự tăng giá của thức ăn chăn nuôi.
Một nguyên nhân khác dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi tăng là do ngành nông nghiệp chưa quy hoạch phát triển các nguồn nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho chế biến thức ăn chăn ni.
Do đó, việc chủ động nguồn nguyên liệu trong chăn nuôi để tạo ra một thị trường thức ăn chăn nuôi ổn định sẽ giúp người chăn nuôi không phải lo về vấn đề giá thức ăn tăng, để họ có thể yên tâm tập trung chăn nuôi.
Thứ tư, chăn nuôi lợn thịt bền vững là chăn ni an tồn và thân thiện với môi trường.
Một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh của thực phẩm xuất khẩu là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này chỉ thực hiện được khi có các mơ hình chăn ni quy mô lớn, tập trung, thân thiện với môi trường; khâu giết mổ, chế biến được quy hoạch khoa học, hiện đại. Vì vậy, chăn ni an tồn là hướng đi tất yếu.
Hiện nay, để xử lý vấn đề ơ nhiễm mơi trường trong chăn ni đã có rất nhiều cơng nghệ hiện đại. Tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng mơ hình mà người chăn ni sử dụng các biện pháp khác nhau. Trong đó, hai biện pháp được đánh giá là có nhiều ưu điểm là sử dụng cơng nghệ khí sinh học biogas và chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là biện pháp mang lại tác dụng lớn. Chất thải sau khi được đưa vào bể chứa được phân hủy hết, giảm mùi hơi, kí sinh trùng hầu như bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, việc sử dụng hầm biogas cịn có thể tái tạo lại được nguồn năng lượng sạch, phục vụ việc đun nấu, thắp sáng.
2.1.5. Nội dung phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
2.1.5.1. Phát triển bền vững về kinh tế
Phát triển kinh tế chính là làm cho nền kinh tế tăng lên về quy mô theo thời gian và gia tăng về mặt chất lượng, là cơ sở tạo nên sự phồn thịnh chung của xã hội. Tăng trưởng kinh tế bền vững được xác định bằng lượng hàng hóa cực đại có thể tiêu thụ mà không làm giảm đi giá trị của tài sản vốn. Như vậy, phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đồng thời chất lượng tăng trưởng phải được thể hiện ở hiệu