PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
2.1.4. Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững mang một số đặc điểm sau:
Một là, quy hoạch vùng chăn nuôi lợn thịt tập trung. Hiện nay, chăn nuôi
lợn thịt ở Việt Nam vẫn chủ yếu phát triển ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, số lượng trang trại chăn ni quy mơ lớn rất ít. Chun mơn hóa và tập trung hóa trong sản xuất lợn thịt thương phẩm sẽ giúp người chăn nuôi dễ dàng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi, sản xuất lợn thương phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường, qua đó mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ chăn ni.
Các mơ hình chăn ni lợn thịt với quy mô nhỏ (vài ba con) thường thiếu bền vững. Nhiều hộ chăn nuôi ở quy mơ hộ gia đình theo kiểu “năng nhặt chặt bị”, tận dụng lượng thức ăn thừa trong sinh hoạt gia đình nên thường khơng quan
tâm đến cơng tác tiêm phịng hay phịng chống dịch bệnh theo quy định của cơ quan thú y. Nên thường khi xẩy ra dịch bệnh mức độ lây lan lớn gây thiệt hại cho hộ chăn ni.
Do đó, việc phát triển chăn ni lợn thịt tập trung là giải pháp bền vững để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong chăn ni, trên cơ sở đó kiểm sốt tốt tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi, đồng thời đảm bảo công tác vệ sinh mơi trường và an tồn thực phẩm.
Hai là, phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững cần nâng cao chất lượng con giống là điều kiện tiên quyết.
Thực tế sản xuất lợn giống ở Việt Nam hiện nay chưa được chú trọng phát triển, số lượng thì khơng đảm bảo, chất lượng cịn yếu kém. Trong thời điểm hiện nay, các hộ chăn nuôi chọn được con giống đạt yêu cầu về trọng lượng, dáng vóc đã là khó nói gì đến phẩm cấp, nguồn gốc lợn bố mẹ.
Giống là một trong những khâu quan trọng quyết định sự thành bại trong chăn ni, do đó cần phải có sự chọn lọc trong sản xuất để tạo đàn cái nền và đực giống tốt, thực hiện các giải pháp đảo đực giống giữa các vùng, quản lý giống lợn theo hình tháp gắn với từng vùng sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm; chọn lọc, cải tiến và nâng cao năng suất, chất lượng các giống lợn địa phương có nguồn gen quý; nhập nội các giống lợn cao sản mà trong nước chưa có hoặc cịn thiếu; xây dựng và sử dụng các công thức lai giống lợn phù hợp cho từng địa phương. Mở rộng mạng lưới và tiêu chuẩn hóa các cơ sở, chất lượng đực giống của hệ thống thụ tinh nhân tạo lợn, hạn chế việc nhân giống lợn. Cần tổ chức đánh giá bình tuyển, loại thải lợn đực giống kém chất lượng trong sản xuất.
Ba là, chủ động nguồn nguyên liệu trong chăn nuôi.
Nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn ni ở Việt Nam vẫn cịn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, chưa chủ động được nguyên liệu chế biến, giá thức ăn không ổn định đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả trong chăn nuôi của hộ.
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn ni ở Việt Nam đều có vốn đầu tư nước ngồi, cịn với các doanh nghiệp lớn trong nước tuy đã đạt tiêu chuẩn ISO nhưng lại chưa có quản lý chất lượng GMP (hệ thống đánh giá, quản lý, thông tin rủi ro trong dây chuyền sản xuất) dẫn đến tình trạng chất lượng thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp trong nước sản xuất ra chưa cao, khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn ni có vốn đầu tư nước
ngoài. Việc phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên liệu quan trọng như premix, chất phụ gia và các chất bổ sung khác khiến người chăn nuôi phải gánh chịu sự tăng giá của thức ăn chăn nuôi.
Một nguyên nhân khác dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi tăng là do ngành nông nghiệp chưa quy hoạch phát triển các nguồn nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho chế biến thức ăn chăn nuôi.
Do đó, việc chủ động nguồn nguyên liệu trong chăn nuôi để tạo ra một thị trường thức ăn chăn nuôi ổn định sẽ giúp người chăn nuôi không phải lo về vấn đề giá thức ăn tăng, để họ có thể n tâm tập trung chăn ni.
Thứ tư, chăn nuôi lợn thịt bền vững là chăn nuôi an tồn và thân thiện với mơi trường.
Một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh của thực phẩm xuất khẩu là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này chỉ thực hiện được khi có các mơ hình chăn nuôi quy mô lớn, tập trung, thân thiện với môi trường; khâu giết mổ, chế biến được quy hoạch khoa học, hiện đại. Vì vậy, chăn ni an tồn là hướng đi tất yếu.
Hiện nay, để xử lý vấn đề ơ nhiễm mơi trường trong chăn ni đã có rất nhiều cơng nghệ hiện đại. Tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng mơ hình mà người chăn ni sử dụng các biện pháp khác nhau. Trong đó, hai biện pháp được đánh giá là có nhiều ưu điểm là sử dụng cơng nghệ khí sinh học biogas và chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là biện pháp mang lại tác dụng lớn. Chất thải sau khi được đưa vào bể chứa được phân hủy hết, giảm mùi hơi, kí sinh trùng hầu như bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, việc sử dụng hầm biogas cịn có thể tái tạo lại được nguồn năng lượng sạch, phục vụ việc đun nấu, thắp sáng.