Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 49)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý – kinh tế

Thuận Thành là huyện thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 105o32’10” – 105o55’10’’ kinh độ Đông; 20o54’00’’ – 21o07’10’’ vĩ độ Bắc.

Diện tích tự nhiên của huyện được giới hạn bởi: + Phía Bắc giáp huyện Tiên Du và Quế Võ.

+ Phía Đông giáp huyện Gia Bình và huyện Lương Tài.

+ Phía Nam giáp huyện Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên) và huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương)

+ Phía Tây giáp huyện Gia Lâm của thành phố Hà Nội.

Huyện Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên là 11.783,41 ha, có Quốc lộ 38 nối liền thành phố Bắc Ninh (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Ninh) với Quốc lộ 5. Việc đầu tư xây dựng cầu Hồ và mở rộng nâng cấp Quốc lộ 38 đã trở thành tuyến đường chiến lược thông thương với Hải Dương, Hưng Yên và đặc biệt là thành phố Hải Phòng, nơi có cảng biển quốc tế và các khu công nghiệp tập trung.

Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 25 km theo hướng Tây Nam. Thuận Thành có 2 tuyến đường tỉnh lộ đi qua: TL282 tuyến Keo - Cao Đức, TL283 tuyến Hồ - Song Liễu, có sông Đuống nằm ở phía Bắc huyện, cùng mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn khá phát triển.

Với vị trí địa lý như trên Thuận Thành có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu

* Đặc điểm địa hình: Đặc điểm địa chất huyện Thuận Thành nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc- Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc.

Nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình chung toàn huyện khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như xây dựng hệ thống đường xá phục vụ cho dân sinh kinh tế.

* Khí hậu, thủy văn: Huyện Thuận Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm 23,3OC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9OC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8OC (tháng1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1OC.

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5

đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.

Nhìn chung Thuận Thành có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính, có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị cao và xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vự thấp trũng ảnh hưởng đến việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.

Thuận Thành có hệ thống sông, kênh, mương tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi. Sông Đuống là nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Thuận Thành và là ranh giới với huyện Quế Võ và huyện Tiên Du. Đoạn sông Đuống chảy qua phía Bắc huyện Thuận Thành từ xã Đình Tổ đến xã Mão Điền rồi chảy qua huyện Gia Bình dài khoảng 15km. Sông Đuống nối liền với sông Hồng và sông Thái Bình có tổng trữ lượng nước 31,6 tỷ m3 (gấp 3 lần tổng lượng nước của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam). Sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 2,8kg phù sa. Lượng phù sa khá lớn này đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện. Đây cũng là con sông cung cấp nguồn nước tưới cho hệ thống thủy nông Gia Thuận để tưới cho phần lớn diện tích lúa nước trong toàn huyện.

Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ khá dày tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất và đời sống. 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Huyện Thuận Thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 11.783,41 ha(Bảng 3.1). Tính đến năm 2015, diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 7.809,69 ha (66,28%), đất phi nông nghiệp 3.949,54 ha (33,52%). Trong đó, đất nông

nghiệp được phân ra làm 3 loại. Căn cứ vào mục đích sử dụng: Đất trồng cây hằng năm và cây lâu năm là 7.195,88 ha (61,7%); Đất nuôi trồng thuỷ sản là 593,93 ha (5,04%). Diện tích đất phi nông nghiệp được phân làm 3 loại: Đất thổ cư là 1.423,74 ha (12,08%); Đất chuyên dùng 1.890,82 ha (16,05%); Đất phi nông nghiệp khác 634,98 ha (5,39%). Đất chưa sử dụng 24,18 ha (0,21%). Diện tích đất nông nghiệp ở huyện Thuận Thành trong giai đoạn 2013 đến 2014 giảm 74,56 ha. Đến giai đoạn 2014 đến 2015 là tăng trở lại, cụ thể tăng 555,36 ha. Nguyên nhân sự tăng giảm thất thường này do tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2015 là 11.783,41 ha giảm so với kỳ kiểm kê năm 2010 là 7,6 ha (do phương pháp kiểm kê năm 2014) nên diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi. Cùng với đó là sự gia tăng nhanh của nhóm đất phi nông nghiệp, từ năm 2013 đến năm 2014 (tăng 89,65 ha). Nhưng đến 2015 diện tích đất phi nông nghiệp lại giảm do cách kiểm kê lại vào cuối năm 2014. Cơ cấu đất phi nông nghiệp tính đến năm 2015 của huyện Thuận Thành là 33,52% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Thuận Thành giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 Tổng diện tích tự nhiên 11.791,01 100 11.791,01 100 11.783,41 100 100 99,94 1. Đất nông nghiệp 7.328,89 62,16 7.254,33 61,52 7.809,69 66,28 98,98 107,66 1.1. Đất sản xuất NN 7.105,43 60,26 7.090,66 60,14 7.195,88 61,07 99,79 101,48 + Đất trồng cây hàng năm 6.960,36 59,03 6.945,28 58,9 7.038,5 59,73 99,78 101,34

+ Đất trồng cây lâu năm 145,07 1,23 145,38 1,23 157,38 1,34 100,21 108,25

1.2. Đất nuôi trồng thủy sản 223,46 1,9 163,67 1,39 593,93 5,04 73,24 362,88

2. Đất phi nông nghiệp 4.400,95 37,32 4.490,6 38,08 3.949,54 33,52 102,04 87,95

2.1. Đất thổ cư 1.419,97 12,04 1.420,75 12,05 1.423,74 12,08 100,05 100,21

2.2. Đất chuyên dung 2.378,29 20,17 2.216,2 18,8 1.890,82 16,05 93,18 85,32

2.3. Đất phi nông nghiệp khác 602,69 5,11 853,65 7,24 634,98 5,39 141,64 74,38

3. Đất chưa sử dụng 61,17 0,52 46,08 0,39 24,18 0,21 75,33 52,47

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Về dân số huyện Thuận Thành có 1 thị trấn (thị trấn Hồ) và 17 xã bao gồm: An Bình, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Gia Đông, Hà Mãn, Hoài Thượng, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Ninh xá, Song Hố, Song Liễu, Thanh Khương, Trạm Lộ, Trí Quả, Xuân Lâm.

Theo số liệu điều tra dân số năm 2015, toàn huyện có 144.615 nhân khẩu. Trong đó, nam chiếm 49,01%, nữ chiếm 50,99%, dân số sống ở nông thôn là 133.050 người, thành thị là 11.565 người.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2015 là 1,51% - Mật độ dân số khá cao đạt 1.226 người/1km2.

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện Thuận Thành mỗi năm tăng thêm khoảng 1.000 – 2.000 người, đến năm 2015 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 81.000 người, chiếm 56,01% tổng số dân, đây chủ yếu là lao động nông nghiệp và lao động phổ thông.

Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm giai đoạn 2010 – 2015: 5 năm qua toàn huyện đã đào tạo nghề cho 8.842 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 21,19% năm 2010 lên 32,5% năm 2015, đạt 77% chỉ tiêu Đại hội.

Bảng 3.2. Thống kê dân số và lao động

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) - Dân số 144.719 100 144.690 100 144.615 100

- Phân theo giới tính

+ Nam 67.859 46,89 69.780 48,23 70.883 49,02

+ Nữ 76.860 53,11 74.910 51,77 73.732 50,98

- Khu Vực

+ Thành thị 11.042 7,63 11.373 7,86 11.565 8,00

3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế và tình hình phát triển nông nghiệp huyện Thuận Thành

a. Cơ cấu kinh tế huyện Thuận Thành

Trong những năm tình hình phát triển kinh tế Thuận Thành đã có được những kết quả đáng chú ý. Tổng giá trị sản xuất có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2013 - 2015 (từ 2.861,385 triệu đồng lên 3.642,303 triệu đồng).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn huyện trong giai đoạn 2013 - 2015 của Thuận Thành cũng đạt được những kết quả khá khả quan. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thủy sản có xu hướng giảm (từ 20,29% năm 2013 xuống còn 19,37 năm 2015) thay vào đó là cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng nhanh. Tính đến năm 2015 ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện, tiếp đến là ngành thương mại, dịch vụ (Bảng 3.3).

Như vậy có thể thấy, tình hình kinh tế của huyện Thuận Thành đã có những kết quả đáng ghi nhận trong những năm vừa qua. Điều đó cũng phản ánh sự phát triển kinh tế chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện, kéo theo đó là mức sống và thu nhập của người dân địa phương ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Thuận Thành 3 năm (2013-2015)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) Số lượng (tr. đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (tr. đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (tr. đ) Tỷ lệ (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 Tổng giá trị sản xuất 2.861,385 100 3.251,844 100 3.642,303 100 113,65 112.01 1. Nông nghiệp - thuỷ sản 598,639 20,92 635,858 19,55 705,623 19,37 106,22 110,97 2. Công nghiệp - xây dựng 1.311,2 45,82 1.511,269 46,47 1.689,33 46,38 115,26 111,78 3. Thương mại - dịch vụ 951,546 33,25 1.104,717 33,97 1.247,35 34,25 116.10 112,91

b. Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Thuận Thành

Sản xuất nông nghiệp nói chung của huyện Thuận Thành chuyển dịch theo hướng mở rộng cây trồng có giá trị kinh tế như nhãn, vải, na.. Diện tích chuyển đổi theo hướng sản xuất đa canh ngày càng được đẩy mạnh.

Trồng trọt tiếp tục được phát triển ở mức tăng trưởng ổn định. Hình thành các cánh đồng sản xuất năng suất cao, tăng thu nhập cho người dân.

Huyện dã ập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện từng bước có hiệu quả các Chương trình, Đề án về phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Đề án Cây trồng hàng hoá (lúa chất lượng cao, đậu tương, dưa chuột) được mở rộng diện tích và nhân quy mô tập trung, bước đầu có hiệu quả kinh tế. Diện tích lúa chất lượng đã gieo trồng được 482,8ha, sản lượng 2.703,7 tấn. Sản lượng lúa cả năm đạt 82.612 tấn với diện tích gieo trồng đạt 14.143 ha. Diện tích cây vụ đông 2.337,9ha. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, toàn huyện có 75 trang trại, mức thu nhập bình quân 700 - 800 triệu đồng/năm/trang trại. Giá trị sản xuất trên ha đất canh tác đạt 75 triệu đồng.

Về Chăn nuôi:

Trong những năm qua ngành chăn nuôi của huyện đã được quan tâm, có xu hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng các loại gia súc, gia cầm. Theo số liệu thống kê về chăn nuôi năm 2015 thì quy mô, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể: Đến nay đàn trâu, đàn bò đạt 5.698 con, đàn gia cầm 727.500 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân 16.717 tấn. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, xử lý nhanh chóng, kịp thời khi có dịch xảy ra, không có dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Chăn nuôi lợn ở nước ta đã có từ lâu đời, trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn của cả nước nói chung và huyện Thuận Thành nói riêng phát triển mạnh. Đặc biệt trong thời gian hiện nay, chăn nuôi lợn thịt đang trở thành xu hướng mạnh mẽ trong các xã trên địa bàn huyện như xã Nghĩa Đạo, Gia Đông, Đình Tổ, Ninh Xá...

Căn cứ vào tình hình thực tế chăn nuôi lợn thịt của huyện Thuận Thành, nghiên cứu chọn điều tra 15 trang trại và 150 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện. Với các hộ chăn nuôi lợn được tiến hành điều tra ở 3 xã: Nghĩa Đạo, Gia Đông, Đình Tổ, là những xã đại diện trên địa bàn huyện về khả năng phát triển chăn nuôi lợn thịt trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới. Ở mỗi xã, nghiên cứu chọn các nhóm hộ với những mức độ quy mô chăn nuôi khác nhau: quy mô lớn, vừa, nhỏ đảm bảo tính đại diện cho các loại hình sản xuất.

Số lượng mẫu điều tra được tổng hợp tại bảng 3.4. Bảng 3.4 Số lượng mẫu điều tra

Chỉ tiêu Số lượng mẫu

1. Trang trại chăn nuôi lợn (quy mô chăn nuôi lợn thịt có

thường xuyên từ 100 con trở lên – không kể lợn sữa) 15

2. Hộ chăn nuôi lợn thịt 150

- Nhóm hộ quy mô lớn (số lượng lợn thịt thường xuyên từ

60 con trở lên/lứa) 35

- Nhóm hộ quy mô vừa (số lượng lợn thịt thường xuyên từ 30 – 60 con/lứa)

72 - Nhóm hộ quy mô nhỏ (số lượng lợn thịt dưới 30 con/lứa) 43

3. Cán bộ huyện và các xã nghiên cứu 16

Tổng 181

Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả (2015)

Số liệu thu thập các đơn vị chăn nuôi của huyện bằng phiếu điều tra. Những số liệu này dùng để phân tích về tình hình hiện trạng phát triển chăn nuôi, việc đầu tư sản xuất, kết quả, hiệu quả kinh tế, những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thông tin thứ cấp

+ Thu thập số liệu đã công bố từ sách, báo, tạp chí ở thư viện, tư liệu khoa, Cục Thống kê... về tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam và thế giới, về thị trường tiêu thụ thịt lợn trong phạm vi nghiên cứu đề tài.

+ Thu thập số liệu cơ bản về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện qua các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của Chi cục Thống kê, Phòng tài nguyên môi trường, Phòng nông nghiệp &PTNT và của UBND các xã đại diện nghiên cứu.

* Thu thập số liệu thông tin sơ cấp

Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về hiện tượng nghiên cứu bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)