Chi phí chăn ni lợn thịt ở các hộ điều tra năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 81)

Các ĐV Chi phí Trang trại Hộ QML Hộ QMV Hộ QMN Số lượng (Tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đ) Cơ cấu (%)

I. Chi phí trung gian 900,583 84,21 496,736 86,06 298,68 87,31 105,546 85,49 1. Chi phí con giống 255,881 28,41 135,107 27,20 75,906 25,41 33,08 31,34 2. Chi phí thức ăn 613,007 68,07 356,744 71,82 219,96 73,64 71,256 67,51

3. Chi phí thú y 10,912 1,21 2,35 0,47 1,468 0,49 0,623 0,59

4. Chi dịch vụ 20,783 2,31 2,535 0,51 1,346 0,45 0,587 0,56

II. Khấu hao tài sản cố

định 15,123 1,41 0,769 0,13 0,415 0,12 0,171 0,14

III. Lao động gia đình 150,67 14,09 78,687 13,63 42,461 12,41 17,519 14,19 IV. Chi phí khác (điện,

nước, lãi vay ngân hàng nếu có…)

3,079 0,29 0,983 0,17 0,53 0,15 0,218 0,18

Tổng chi phí

(I+II+III+IV) 1069,455 100 577,175 100 342,086 100 123,454 100

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2015) Như vậy, xét về quy mô chăn nuôi cho thấy mức độ đầu tư chi phí cho chăn ni lợn thịt ở các nhóm hộ khác nhau có mức đầu tư chi phí khác nhau. So sánh chi phí trung gian giữa các nhóm hộ chăn ni cho thấy nhóm hộ chăn ni quy mơ lớn có chi phí trung gian cao nhất là 496,736 triệu đồng, nhóm hộ chăn ni quy mơ vừa có chi phí trung gian thấp hơn là 298,68 triệu đồng và nhóm hộ

quy mơ chăn ni nhỏ có chi phí trung gian thấp nhất là 105,55 triệu đồng. Về chi phí thức ăn ở 3 nhóm hộ này cho thấy, nhóm chăn ni quy mơ vừa có chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao hơn 73,64% tổng chi phí trung gian, nhóm hộ quy mơ chăn ni lớn có chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ 71,82% tổng chi phí trung gian, nhóm hộ quy mơ chăn ni nhỏ có chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ 67,51% tổng chi phí trung gian. Trong đó qua nghiên cứu cho thấy, với nhóm hộ có quy mơ chăn nuôi lớn sử dụng 100% là thức ăn công nghiệp, tỷ lệ này ở các nhóm hộ có quy mô chăn nuôi vừa chỉ chiếm khoảng 50% và hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chỉ chiếm từ 20 – 30%. Với lượng vốn đầu tư trong chăn ni có hạn và các nhóm hộ có quy mơ chăn ni nhỏ chủ yếu chăn nuôi theo phương thức tận dụng sử dụng các loại phụ phẩm và sản phẩm từ trồng trọt sản xuất ra phục vụ cho chăn ni do đó, tỷ lệ thức ăn khác như cám ngơ, cám gạo, rau các loại… chiếm tỷ lệ cao.

Đối với hoạt động chăn nuôi theo quy mô trang trại, chi phí trung gian ở các trang trại đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt là 900,583 triệu đồng, cao gấp 1,8 lần chi phí trung gian của các hộ có quy mơ chăn ni lớn, gấp 3 lần chi phí trung gian của các hộ có quy mơ chăn ni vừa, cao gấp 8,5 lần chi phí trung gian của các hộ có quy mơ chăn ni nhỏ.

Có sự khác nhau về chi phí giữa các hộ là do giữa các hộ có sự khác nhau về hình thức chăn ni, giống lợn và loại thức ăn sử dụng, sự khác nhau này là do điều kiện sản xuất và điều kiện kinh tế của hộ chăn ni.

b. Tình hình tiêu thụ lợn thịt

Tiêu thụ là quá trình cuối cùng của chu kỳ sản xuất, nó quyết định cả một q trình chăn ni lợn trong các hộ và thị trường là nơi diễn ra q trình đó. Huyện Thuận thành trong những năm đầu mới đưa lợn hướng nạc vào ni thí điểm để nâng cao chất lượng thịt cũng như thử nghiệm thị hiếu của người tiêu dùng vì qua điều tra chúng tơi thấy hiện nay nhu cầu về sản phẩm thịt lợn, nhất là thịt siêu nạc đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng và đánh giá cao. Tuy nhiên loại lợn này đòi hỏi phải đạt các tiêu chuẩn thuộc giống ngoại, khoẻ mạnh, không bị dịch bệnh hay các bệnh ngoài da, trọng lượng thịt hơi từ 85-95 kg/con. Nếu như hộ nơng dân tiến hành chăn ni theo đúng quy trình kỹ thuật thì có thể đáp ứng được các u cầu đặt ra. Đây là điều kiện rất thuận lợi để mở rộng và phát triển chăn nuôi lợn thịt cũng như lợn hướng nạc trên địa bàn huyện.

Số liệu bảng 4.10 cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của các hộ điều tra trong năm 2015, cụ thể:

- Về tổng trọng lượng thịt hơi xuất chuồng trong một lứa đối với các trang trại là 11,536 tấn, trong đó tất cả đều được bán trực tiếp cho các trung tâm tiêu thụ; đối với hộ quy mơ chăn ni lớn có trọng lượng thịt hơi xuất chuồng là 6,625 tấn và tất cả cũng đều được xuất bán trực tiếp cho các trung tâm tiêu thụ; đối với hộ có quy mơ chăn ni vừa có tổng trọng lượng hơi xuất bán là 3,48 tấn, trong đó 88,17% trong số này được bán trực tiếp cho các trung tâm tiêu thụ, 11,83% được bán qua trung gian; đối với các hộ có quy mơ chăn ni nhỏ có tổng trọng lượng thịt hơi xuất chuồng là 1,337 tấn, trong đó 51,45% được bán qua trung gian và 48,55% được bán cho tư nhân giết mổ.

- Về giá cả bán ra thì trong những năm gần đây có nhiều biến động, có thời điểm giá lợn thịt tăng cao nhưng cũng có những thời điểm giá lợn thịt xuống rất thấp. Trong năm 2015, giá tiêu thụ lợn thịt đối với các trang trại là 42.000 đồng/kg hơi, giá bán đối với các hộ có quy mơ chăn ni lớn và vừa là 40.000 đồng/kg hơi xuất bán; đối với các hộ có quy mơ chăn ni nhỏ giá bán có thấp hơn ở mức là 38.000 đồng/kg hơi thịt xuất bán, các hộ chăn nuôi quy mơ nhỏ thường khơng có khả năng tự liên hệ nên họ phải bán thông qua các lái buôn trung gian nên giá bán thường thấp hơn so với các hộ khác khoảng 2.000 đồng/kg hơi xuất bán.

Năm 2015 là năm mà vẫn bị ảnh hưởng lạm phát và tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc nói chung và dịch bệnh trên đàn lợn nói riêng diễn biến phức tạp, giá thức ăn cao, phát triển đàn lợn không ổn định nên 6 tháng đầu năm giá thức ăn chăn nuôi cao, giá lợn hơi xuống thấp, 6 tháng cuối năm nhất là vào gần tháng giáp tết giá thịt lợn hơi lên quá cao, do nhu cầu vào tháng giáp tết, cung không đáp ứng cầu, nên người chăn nuôi rất phấn khởi, nhưng cũng rất nguy hiểm nếu như nhà nước khơng có chính sách trong chăn ni, dẫn đến chăn ni phát triển ồ ạt gây hiện tượng cung lớn hơn cầu giá bán đầu ra thấp, dễ dẫn đến tư thương ép giá người chăn nuôi lại bị thiệt hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)