ở các hộ điều tra ĐVT: Tỷ lệ % Chỉ tiêu Trang trại chăn nuôi Hộ chăn nuôi QMCN lớn QMCN vừa QMCN nhỏ Số hộ điều tra (hộ) 15 35 72 43 1. Sử dụng hầm Biogas 86,67 60,00 12,50 0
2. Chứa trong hố phân không có nắp đậy
0 8,57 20,83 20,93
3. Thải ra ao cá 13,33 20,00 27,78 23,26
4. Thải trực tiếp ra rãnh nước, ruộng
0 8,57 25,00 30,23
5. Khác 0 2,86 13,89 25,58
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2015) Như vậy, với các hộ chăn nuôi quy mô lớn và các trang trại có tiềm lực về vốn đã quan tâm đầu tư hầm biogas để xử lý chất thải với tỷ lệ cao, với các hộ chăn nuôi vừa và nhất là các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ do không có vốn đầu tư nên chất thải chưa được xử lý. Phát triển chăn nuôi sẽ tạo ra lượng chất thải lớn do đó để tăng quy mô chăn nuôi lợn thịt nhưng vẫn đảm bảo môi trường, đảm bảo sức khỏe của người dân cần tuyên truyền, thì cơ chế chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi đầu tư xây dựng hầm biogas để xử lý môi trường là cần thiết.
Giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm trong quá trình chăn nuôi lợn thịt đã được chính quyền địa phương cũng như các hộ chăn nuôi quan tâm, xử lý kịp thời. Tuy nhiên do các hộ chăn nuôi còn hạn chế về trình độ kỹ thuật cũng như ứng dụng các công nghệ vào quá trình xử lý chăn nuôi nên việc giảm thiểu ô nhiễm do chăn nuôi lợn thịt còn chưa đạt hiệu quả cao. Thực tế không ít các hộ trên địa bàn thải trực tiếp chất thải từ chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng đến hoạt động của người dân xung quanh. Công tác khuyến nông, tập huấn, hội thảo cho người chăn nuôi về lợn thịt về nội dung xử lý chất thải còn ít dẫn đến tình trạng hộ chăn nuôi ít quan tâm đến xử lý chất thải chăn nuôi lợn thịt còn cao, ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện.
CHĂN NUÔI LỢN THỊT BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 4.2.1. Nhân tố khách quan
a. Chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi
Để phát triển chăn nuôi lợn thịt, các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương đã đưa ra và thực hiện các chủ trương, chính sách như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giống, quy trình sản xuất, kỹ thuật chăn nuôi.... Cụ thể như sau:
- Các chủ trương, chính sách của Trung ương
Nhận thấy vị trí quan trọng của ngành chăn nuôi lợn trong cơ cấu kinh tế đất nước, ngay trong những năm sau đổi mới, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển chăn nuôi lợn nói chung được đưa vào thực tiễn sản xuất; từ chỉ thị 100 của Ban bí thư về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp đến Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn. Cụ thể đối với phát triển chăn nuôi; người nông dân đã chuyển từ việc số lượng ít sang hướng chăn nuôi trang trại, gia trại.
Nghị quyết về vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác xã và trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, chú trọng khâu giống và công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi; Thực hiện các biện pháp để nâng cao năng suất và hạ giá thành, đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp (Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính Trị).
- Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường (Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ).
- Về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới mở rộng cơ sở giết mổ chế biến: Các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến phù hợp với quy hoạch của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định
của pháp luật hiện hành về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường (Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ).
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; Đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp.
Những năm gần đây quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra là từng bước hoàn thiện những chủ trương chính sách nhằm phát triển chăn nuôi đặc biệt là chú ý đến chăn nuôi lợn một ngành sản xuất truyền thống và chiếm tỷ trọng cao trong chăn nuôi. Về vấn đề này đã được thể hiện rõ trong các Thông tư, Nghị định, Quyết định của Chính phủ như: Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/01/2008 về việc phê duyệt chiến lược chăn nuôi quốc gia đến năm 2020; Quyết định số 2194/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/12/2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi thủy sản đến năm 2020; Quyết định số 166/2001/QĐ-TTg về việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông dân. Nội dung của Quyết định này chủ yếu là tạo điều kiện cho nông dân trong vấn đề đầu vào như ưu đãi vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông...đối với doanh nghiệp nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế vào cuộc với người dân trong việc chăn nuôi, thu gom, chế biến và xuất khẩu. Song song với việc đó, Bộ thương mại cũng tìm cách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xuất khẩu thịt lợn duy trì thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, tiếp tục tìm kiếm thị trường mới.
- Chủ trương, chính sách của địa phương
Các tổ chức, cá nhân đầu tư cho phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện được hưởng các chính sách hiện hành của Nhà nước. Đối với các chính sách chưa có trong các chương trình mục tiêu quốc gia thì được hỗ trợ từ nguồn
ngân sách của tỉnh, huyện và các chương trình mục tiêu khác, như sau: Hỗ trợ về công tác thú y, hỗ trợ một phần kinh phí mua con giống, hỗ trợ lãi xuất ngân hàng vay mua con giống, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khu chăn nuôi tập chung xa khu dân cư, hỗ trợ xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung… được thể hiện ở các quyết định: Quyết định số 1497/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh “Về việc tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015 và ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015”; Quyết định số 1979/QĐ-UBND, ngày 23/11/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh “Về việc phê duyệt Đề án phát triển sẩn xuất giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020”; Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 10/10/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Thành khóa XXIV về Chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2011 – 2015.
Tổng quan các chính sách chủ yếu ở trên cho thấy các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã có sự quan tâm, chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách cho phát triển chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bền vững nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
* Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng cơ sở nông nghiệp là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững. Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng sẽ cản trở sự phát triển của chăn nuôi lợn thịt trên các phương diện như: Sự cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế, việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hạn chế việc tiếp cận thông tin và thị trường của các hộ gia đình.
Hiện nay trên địa bàn huyện, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng đang từng bước được hoàn thiện. Hệ thống giao thông đường huyện đã được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho quá trình vận chuyển lưu thông sản phẩm chăn nuôi.
Việc phát triển một cách tự phát thiếu quy hoạch của một số hộ trong chăn nuôi đã gây trở ngại tới quá trình phát triển chăn nuôi lợn và gây ảnh hưởng tới kết quả của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện.
hội, tuy nhiên theo đánh giá của các hộ gia đình thì về cơ sở hạ tầng để phục vụ cho quá trình chăn nuôi thì vẫn còn một số bất cập: Hệ thống điện đôi khi vẫn còn chưa ổn định để phục vụ tốt cho lĩnh vực chăn nuôi, hệ thống thủy lợi còn yếu kém và chưa phát huy hết tiềm năng, hệ thống giao thông thôn xóm nhỏ và nhiều đoạn chất lượng đường làng ngõ xóm vẫn còn kém.... Vì vậy, cần có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hợp lý, đồng thời chính quyền xã cần kết hợp với các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn để tìm ra hướng đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện thực tế để phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững một cách hiệu quả nhất.
Trong nhiều năm, đã có nhiều chương trình, chính sách của Trung ương về phát triển chăn nuôi lợn như chính sách về đất đai, chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi vay vốn ưu đãi, hỗ trợ về con giống và xây dựng chuồng trại…. Các chính sách đã tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện Thuận thành.
Tuy nhiên, mục tiêu và kết quả của các chính sách chưa đạt được như mong muốn và chưa có tính lâu dài, ổn định; Chính sách ban hành chưa kịp thời và thủ tục còn rườm rà; Việc bạn hành chính sách với việc thực hiện chính sách đối với hộ chăn nuôi còn là khoảng cách xa…. Như vậy, huyện Thuận Thành đã thực hiện nhiều chính sách đối với ngành chăn nuôi lợn. Thông qua thực hiện đã đem lại những kết quả, góp phần cho sự phát triển chung của huyện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập trong việc triển khai thực hiện chính sách như: Ban hành chính sách chưa đồng bộ, chưa có tính ổn định lâu dài; Người chăn nuôi không có thông tin kịp thời để tiếp cận chính sách; Nguồn vốn để thực thi các chính sách còn khó khăn, hạn chế… từ đó đã làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện.
b. Điều kiện tự nhiên
Chăn nuôi lợn thịt chịu ảnh hưởng khá nhiều của thời tiết khí hậu. Thực tế cho thấy, tại những nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi sẽ hạn chế được những bất lợi rủi ro do thiên nhiên gây ra. Huyện Thuận Thành nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều mùa đông lạnh, ít mưa thích hợp để chăn nuôi lợn. Ngoài ra, địa hình của huyện Thuận Thành cũng khá bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các ngành kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi lợn thịt nói riêng.
triển của kinh tế hộ chăn nuôi lợn thịt. Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi như gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn sẽ có điều kiện phát triển hơn.
Đất đai cho phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Thuận Thành khá dồi dào. Theo báo cáo của Phòng tài nguyên môi trường năm 2015, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 61,17 ha là một lợi thế để mở rộng quy mô chăn nuôi. Do đó, cần giảm diện tích đất chưa sử dụng, tăng diện tích đất nông nghiệp, quy hoạch mở rộng chăn nuôi đất chuyên dùng và đẩt ở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi lợn.
c. Sự phát triển kỹ thuật và tiến bộ mới trong chăn nuôi lợn thịt * Tình hình sử dụng chuồng trại chăn nuôi của các hộ điều tra
Chuồng trại là một trong những biện pháp kỹ thuật chăn nuôi ảnh hưởng lớn tới năng suất chăn nuôi lợn do vậy chuồng trại phải được thiết kế phù hợp đảm bảo sức khoẻ cho đàn lợn và tránh được dịch bệnh.
Chuồng trại phải được xây dựng khu cao ráo, yên tĩnh, dễ thoát nước, không có mưa và không gần mầm bệnh. Hướng chuồng phải đi đôi với che nắng mưa, tránh giá rét, gió lùa để đảm bảo nhiệt độ chuồng: Thoáng mát về mùa hè, ấm mùa đông, đủ ánh sáng cần thiết cho đàn lợn.
Kiểu chuồng hướng công nghiệp nền được lát xi măng khô ráo, có độ dốc để toàn bộ lượng phân và nước tiểu được đưa xuống bể chứa (bể bioga) khi hộ vệ sinh chuồng trại. Chuồng dành cho lợn nái thì xây theo kiểu chuồng lồng với khung sắt vừa tiết kiệm được diện tích vừa phù hợp với sinh lý của lợn. Kiểu chuồng này diện tích nhỏ khiến lợn nái ngại vận động ít hơn giảm tiêu thụ năng lượng, tăng trọng nhanh hơn. Kiểu chuồng hướng công nghiệp bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm, thuận lợi khi cho lợn ăn, uống nước và vệ sinh chuồng trại không những thế còn tránh được các loại bệnh.
Về chuồng trại, hầu hết các hộ có quy mô chăn nuôi lớn và một số hộ quy mô vừa đã chú ý xây dựng và cải tạo chuồng nuôi ở các mức độ khác nhau nhằm cải tạo tiểu khí hậu chuồng và điều kiện môi trường ở các mức độ khác nhau (Chuồng nuôi cải tiến), tuy nhiên ở những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, do bị hạn chế vấn đề về vốn và kinh nghiệm nên họ không dám mạnh dạn đầu tư cho xây chuồng trại, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn sự phát triển của đàn lợn thịt và vấn đề bảo đảm vệ sinh phòng dịch bệnh cho đàn lợn.