trang trại chăn nuôi thì số lượng chủ hộ có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất là 40% (6 chủ hộ), trình độ trung cấp có 4 chủ hộ, chiếm tỷ lệ 26,7%. Với nhóm hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình thì chủ hộ có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất: 40% với 60 chủ hộ, tiếp theo là trình độ trung học phổ thông có 50 hộ chiếm tỷ lệ 33,3%, trình độ tiểu học có 28 hộ, chiếm tỷ lệ 18,7%. Qua khảo sát nghiên cứu cho thấy, có mối liên hệ giữa quy mô chăn nuôi với trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chủ hộ, với những chủ hộ có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn cao thường có quy mô chăn nuôi lớn hơn. Điều này cho thấy, khi chủ hộ chăn nuôi là những người có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn cao thì thường là những người có sự tính toán giỏi trong sản xuất làm ăn và họ cũng là những người mạnh dạn trong đầu tư chăn nuôi.
- Về độ tuổi trung bình của chủ hộ: với các trang trại chăn nuôi thì độ tuổi trung bình của chủ hộ là 47,3 tuổi; còn với các hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình thì độ tuổi trung bình của chủ hộ là 45,4 tuổi. Trong các chủ hộ nghiên cứu khảo sát thì chủ hộ có tuổi cao nhất là 59 tuổi, chủ hộ có tuổi thấp nhất là 27 tuổi.
- Về số năm kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn: với các chủ trang trại, số năm kinh nghiệm bình quân của chủ trang trại là 13 năm, trong đó chủ trang trại có số năm chăn nuôi lợn nhiều nhất là 25 năm; còn với quy mô chăn nuôi hộ gia đình thì số năm chăn nuôi lợn bình quân của các hộ là hơn 9 năm.
Qua khảo sát những hộ chăn nuôi có quy mô vừa và nhỏ cho thấy thực tế những hộ này trong quá trình chăn nuôi cũng luôn cố gắng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để có thể tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi áp dụng vào quá trình chăn nuôi của hộ gia đình mình.
Bảng 4.7. Những thông tin cơ bản về hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Trang trại Nhóm hộ QMCN lớn QMCN vừa QMCN nhỏ Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng số hộ điều tra Hộ 15 100 35 23,3 72 48,0 43 28,7 1. Giới tính Nam Người 15 100 27 77,1 55 76,4 33 76,7 Nữ Người 0 0 8 22,9 17 23,6 10 23,3 2. Độ tuổi trung bình chủ hộ Tuổi 47,3 45,1 44,8 46,2 3. Trình độ văn hoá chủ hộ Trình độ tiểu học Người 0 0 2 5,7 11 15,3 15 34,9
Trình độ trung học cơ sở Người 3 20 5 14,3 32 44,4 23 53,5
Trình độ trung học phổ thông Người 6 40 22 62,9 25 34,7 3 7,0 4. Trình độ chuyên môn Trình độ trung cấp Người 4 26,7 6 17,1 4 5,6 2 4,7 Trình độ cao đẳng, ĐH Người 2 13,3 0 0 0 0 0 0 5. Số nhân khẩu bình quân/hộ Người 3,4 3,8 3,7 3,7
6. Số lao động trong độ tuổi
bình quân/hộ Người 2,5 2,7 2,6 2,8
7. Số năm kinh nghiệm trong
chăn nuôi lợn Năm 13 11 8 9
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2015)
Như vậy, qua phân tích tình hình cơ bản của các hộ đại diện điều tra nghiên cứu cho thấy các hộ đều có tiềm lực, khả năng để có thể phát triển chăn nuôi lợn thịt; tiềm lực về đất đai, về lao động, về kinh nghiệm sản xuất. Song để có thể phát triển đàn lợn thịt nhân rộng với quy mô lớn toàn huyện thì đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật và vốn đầu tư. Có kinh nghiệm mà không có vốn phát
triển sản xuất kinh doanh thì không được, hay có vốn sản xuất kinh doanh mà không có kỹ thuật thì cũng không được. Bên cạnh đó, chủ hộ cũng phải là người có trình độ văn hoá, có khả năng tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất thì mới có thể đưa ra những phương án sản xuất có hiệu quả. Những hộ có quy mô vừa và nhỏ cần phải học hỏi nhiều hơn nữa, trao đổi kinh nghiệm với các hộ điển hình để có thể từ đó phát triển chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn hơn.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra
a. Quy mô chăn nuôi lợn thịt
Chăn nuôi lợn thịt thực sự đã trở thành hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Thuận Thành những năm qua. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát cho thấy, tình hình chăn nuôi lợn trong những năm gần đây của huyện Thuận Thành quy mô còn nhỏ và manh mún, có nhiều hộ chăn nuôi mang tính tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt và lượng thức ăn thừa từ sinh hoạt hộ gia đình nên năng suất và chất lượng trong chăn nuôi chưa cao. Những hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ còn nhiều, nằm rải rác ở các thôn trong xã. Đa số các hộ gia đình đã và đang chăn nuôi lợn nhưng chưa hạch toán, chưa mạnh dạn đầu tư vào mở rộng sản xuất do vậy mà tốc độ tăng trọng trong chăn nuôi lợn thấp, tỷ lệ nạc chưa cao nên ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra của sản phẩm. Bên cạnh vấn đề mở rộng quy mô và đầu tư vào sản xuất là vấn đề về vốn, là kiến thức khoa học, kỹ thuật, là giống. Giống lợn chủ yếu là giống lai, cho năng suất và chất lượng thịt lợn chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để đánh giá đúng nhất về tình trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành, chúng tôi đi vào nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ thông qua quá trình điều tra thực tế.
Số liệu bảng 4.8 cho thấy quy mô chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra trong năm 2015, cụ thể:
- Với 15 trang trại nghiên cứu khảo sát có số lợn nuôi bình quân trong năm 2015 là 412 con/trang trại/năm. Với 150 hộ nghiên cứu khảo sát ở những quy mô chăn nuôi khác nhau thì ở quy mô chăn nuôi lớn có số lợn nuôi bình quân của hộ là 265 con/hộ/năm, hộ quy mô chăn nuôi vừa có số lợn nuôi bình quân của hộ là 143 con/hộ/năm, hộ quy mô chăn nuôi nhỏ có số lợn nuôi bình quân của hộ là 59 con/hộ/năm;
- Các trang trại và hộ chăn nuôi có số lứa nuôi bình quân trong năm là 3 lứa/năm, với thời gian nuôi là 11 tháng trong năm;
- Bình quân trọng lượng hơi xuất chuồng đối với các trang trại chăn nuôi là 95 kg/con, đối với hộ chăn nuôi quy mô lớn là 88 kg/con, hộ chăn nuôi quy mô vừa là 82 kg/con và hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là 78 kg/con. Khi quy mô chăn nuôi càng nhỏ thì trọng lượng lợn hơi xuất chuồng càng giảm.
Bảng 4.8. Quy mô chăn nuôi lợn thịt trong các hộ điều tra năm 2015
Chỉ tiêu ĐVT Trang trại Nhóm hộ chăn nuôi QMCN lớn QMCN vừa QMCN nhỏ 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 15 35 72 43 2. Bình quân số lợn
nuôi của hộ năm 2015 Con 412 265 143 59
3. Một số chỉ tiêu về lợn thịt
- Số lứa/năm Lứa 3 3 3 3
- Thời gian nuôi Tháng 11 11 11 11
- Bình quân trọng lượng xuất chuồng/con
Kg 95 88 82 78
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2015) Qua các chỉ tiêu phân tích ta thấy, cùng một thời gian nuôi, cùng một lứa nhưng trọng lượng xuất chuồng lại khác nhau. Các trang trại và những hộ ở quy mô chăn nuôi lớn khi xuất chuồng cho ra trọng lượng tăng trọng lớn hơn hộ 2 quy mô còn lại. Lý do giải thích cho việc này là vì những hộ quy mô chăn nuôi lớn có sự đầu tư lớn cho chuồng trại, cho thức ăn, cho kỹ thuật nên sản phẩm thịt lúc xuất sẽ cho kết quả hơn hẳn 2 loại hình chăn nuôi còn lại.
b. Phương thức chăn nuôi lợn thịt
Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy trên địa bàn huyện Thuận Thành hiện nay có 3 phương thức chăn nuôi, gồm: chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi tận dụng. Trong các phương thức chăn nuôi đó thì phương thức chăn nuôi bán công nghiệp vẫn là phương thức chăn nuôi chủ yếu của các nông hộ chăn nuôi lợn trong huyện; phương thức chăn nuôi công nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong đó chủ yếu tập trung ở các trang trại chăn nuôi và các
hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi lớn; phương thức chăn nuôi tận dụng được thực hiện ở 100% các hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi nhỏ. Điều này cho thấy tính chuyên mốn hóa trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành còn chưa cao (phương thức chăn nuôi ở nhiều hộ vẫn mang tính tận dụng và chưa qua đầu tư).
Bảng 4.9. Phương thức chăn nuôi lợn thịt ở các nhóm đối tượng khảo sát
Chỉ tiêu Số khảo
sát
Công nghiệp Bán công nghiệp Tận dụng
Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số 165 48 29,09 71 43,03 46 27,88
1. Trang trại chăn nuôi 15 15 100 0 0
2. Quy mô hộ gia đình 150
- QM lớn 35 33 94,29 2 5,71 0 0
- QM vừa 72 0 57 79,17 15 20,83
- QM nhỏ 43 0 12 27,91 31 72,09
Nguồn: số liệu điều tra của tác giả (2015)
4.1.2.3. Kết quả chăn nuôi lợn thịt các hộ điều tra
a. Chi phí chăn nuôi lợn thịt
Số liệu bảng 4.9 cho thấy chi phí chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra trong năm 2015, cụ thể:
- Đối với các trang trại chăn nuôi lợn thịt: có tổng chi phí chăn nuôi là 1.069,46 triệu đồng, trong đó chi phí trung gian chiếm 84,21% tổng chi phí, còn lại là các chi phí khác như khấu hao tài sản cố định, lao động gia đình và các chi phí khác như điện nước, lãi vay ngân hàng… chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong chi phí trung gian thì chi phí về thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất: 68,07% trong tổng chi phí, tiếp đó là chi phí về con giống chiếm tỷ lệ 28,41% trong tổng chi phí;
- Đối với các hộ quy mô chăn nuôi lớn có tổng chi phí chăn nuôi là 577,175 triệu đồng, trong đó chi phí trung gian chiếm tỷ lệ 86,06% tổng chi phí, còn lại là các chi phí khác. Trong chi phí trung gian thì chi phí về thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất: 71,82% tổng chi phí, tiếp theo là chi phí về con giống chiếm tỷ lệ 27,2% tổng chi phí;
- Đối với hộ quy mô chăn nuôi vừa có tổng chi phí chăn nuôi là 342,086 triệu đồng, trong đó chi phí trung gian chiếm tỷ lệ 87,31% tổng chi phí. Trong chi phí trung gian thì chi phí về thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất: 73,64% tổng chi phí, tiếp đến là chi phí về con giống chiếm tỷ lệ 25,41% tổng chi phí;
- Đối với hộ quy mô chăn nuôi nhỏ có tổng chi phí chăn nuôi là 123,45 triệu đồng, trong đó chi phí trung gian chiếm tỷ lệ cao nhất: 85,49% tổng chi phí. Trong chi phí trung gian thì chi phí về thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất 67,51% tổng chi phí, chi phí về con giống chiếm tỷ lệ 31,34% tổng chi phí.
Bảng 4.10 Chi phí chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra năm 2015
Các ĐV Chi phí Trang trại Hộ QML Hộ QMV Hộ QMN Số lượng (Tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đ) Cơ cấu (%)
I. Chi phí trung gian 900,583 84,21 496,736 86,06 298,68 87,31 105,546 85,49 1. Chi phí con giống 255,881 28,41 135,107 27,20 75,906 25,41 33,08 31,34 2. Chi phí thức ăn 613,007 68,07 356,744 71,82 219,96 73,64 71,256 67,51
3. Chi phí thú y 10,912 1,21 2,35 0,47 1,468 0,49 0,623 0,59
4. Chi dịch vụ 20,783 2,31 2,535 0,51 1,346 0,45 0,587 0,56
II. Khấu hao tài sản cố
định 15,123 1,41 0,769 0,13 0,415 0,12 0,171 0,14
III. Lao động gia đình 150,67 14,09 78,687 13,63 42,461 12,41 17,519 14,19 IV. Chi phí khác (điện,
nước, lãi vay ngân hàng nếu có…)
3,079 0,29 0,983 0,17 0,53 0,15 0,218 0,18
Tổng chi phí
(I+II+III+IV) 1069,455 100 577,175 100 342,086 100 123,454 100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2015) Như vậy, xét về quy mô chăn nuôi cho thấy mức độ đầu tư chi phí cho chăn nuôi lợn thịt ở các nhóm hộ khác nhau có mức đầu tư chi phí khác nhau. So sánh chi phí trung gian giữa các nhóm hộ chăn nuôi cho thấy nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn có chi phí trung gian cao nhất là 496,736 triệu đồng, nhóm hộ chăn nuôi quy mô vừa có chi phí trung gian thấp hơn là 298,68 triệu đồng và nhóm hộ
quy mô chăn nuôi nhỏ có chi phí trung gian thấp nhất là 105,55 triệu đồng. Về chi phí thức ăn ở 3 nhóm hộ này cho thấy, nhóm chăn nuôi quy mô vừa có chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao hơn 73,64% tổng chi phí trung gian, nhóm hộ quy mô chăn nuôi lớn có chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ 71,82% tổng chi phí trung gian, nhóm hộ quy mô chăn nuôi nhỏ có chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ 67,51% tổng chi phí trung gian. Trong đó qua nghiên cứu cho thấy, với nhóm hộ có quy mô chăn nuôi lớn sử dụng 100% là thức ăn công nghiệp, tỷ lệ này ở các nhóm hộ có quy mô chăn nuôi vừa chỉ chiếm khoảng 50% và hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chỉ chiếm từ 20 – 30%. Với lượng vốn đầu tư trong chăn nuôi có hạn và các nhóm hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ chủ yếu chăn nuôi theo phương thức tận dụng sử dụng các loại phụ phẩm và sản phẩm từ trồng trọt sản xuất ra phục vụ cho chăn nuôi do đó, tỷ lệ thức ăn khác như cám ngô, cám gạo, rau các loại… chiếm tỷ lệ cao.
Đối với hoạt động chăn nuôi theo quy mô trang trại, chi phí trung gian ở các trang trại đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt là 900,583 triệu đồng, cao gấp 1,8 lần chi phí trung gian của các hộ có quy mô chăn nuôi lớn, gấp 3 lần chi phí trung gian của các hộ có quy mô chăn nuôi vừa, cao gấp 8,5 lần chi phí trung gian của các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ.
Có sự khác nhau về chi phí giữa các hộ là do giữa các hộ có sự khác nhau về hình thức chăn nuôi, giống lợn và loại thức ăn sử dụng, sự khác nhau này là do điều kiện sản xuất và điều kiện kinh tế của hộ chăn nuôi.
b. Tình hình tiêu thụ lợn thịt
Tiêu thụ là quá trình cuối cùng của chu kỳ sản xuất, nó quyết định cả một quá trình chăn nuôi lợn trong các hộ và thị trường là nơi diễn ra quá trình đó. Huyện Thuận thành trong những năm đầu mới đưa lợn hướng nạc vào nuôi thí điểm để nâng cao chất lượng thịt cũng như thử nghiệm thị hiếu của người tiêu dùng vì qua điều tra chúng tôi thấy hiện nay nhu cầu về sản phẩm thịt lợn, nhất là thịt siêu nạc đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng và đánh giá cao. Tuy nhiên loại lợn này đòi hỏi phải đạt các tiêu chuẩn thuộc giống ngoại, khoẻ mạnh, không bị dịch bệnh hay các bệnh ngoài da, trọng lượng thịt hơi từ 85-95 kg/con. Nếu như hộ nông dân tiến hành chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật thì có thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Đây là điều kiện rất thuận lợi để mở rộng và phát triển chăn nuôi lợn thịt cũng như lợn hướng nạc trên địa bàn huyện.
Số liệu bảng 4.10 cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của các hộ điều tra trong năm 2015, cụ thể: